Khác với cách đây 3 năm, Trung Quốc không còn khả năng “thần kỳ” có thể giúp vực dậy nền kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng như hiện nay.
Mùa thu năm 2008, cả phương Tây đã nhìn Trung Quốc với con mắt ngạc nhiên và thán phục khi chính phủ nước này quyết định bơm khoản tiền khổng lồ trị giá 586 tỷ USD để vực dậy nền kinh tế trong nước. Kết quả là Trung Quốc đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu một cách ngoạn mục, châu Âu và Mỹ cũng vì thế được lợi vì nguồn cầu tại Trung Quốc tăng cao.
“Tuy nhiên, lần này các nhà lãnh đạo Trung Quốc không có mấy khoảng trống để hoạt động”, ông Barry Eichengreen, chuyên gia kinh tế thuộc Đại học California lo ngại. Trung Quốc tuy vẫn đạt mức tăng trưởng trên 9% nhưng đang phải vật lộn với những hệ lụy muộn màng của gói kích cầu mấy năm trước và thanh khoản mở ra quá rộng. Trong tháng 7, lạm phát lên tới 6,5%, mức tăng cao nhất trong 3 năm qua. Hiện Ngân hàng TW Trung Quốc không có nhiều khả năng để nới lỏng chính sách tiền tệ đã bị thắt chặt gần đây, cũng như giảm mức lãi suất chỉ đạo 6,56%.
Tỷ lệ nợ cao càng làm cho tình hình nghiêm trọng. Khoản nợ của các thành phố, tỉnh, huyện tích tụ trong quá trình thực hiện chương trình kích cầu đã lên đến mức từ 1,5 đến 2,1 nghìn tỷ đôla. Theo số liệu chính thức, tỷ lệ nợ chỉ khoảng 17% tổng sản phẩm quốc nội (BIP). Tuy nhiên, theo chuyên gia của hãng phân tích có uy tín Dragonomics ở Bắc Kinh, con số này thực chất là 89%, nghĩa là cao hơn cả tỷ lệ nợ của Bồ Đào Nha. Rolf Langhammer, Phó chủ tịch Viện Kinh tế thế giới ở Kiel cho rằng: “Đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài có thể buộc phải giảm để cứu các địa phương và doanh nghiệp Nhà nước bị nợ lút đầu thoát khỏi tình trạng phá sản”. Điều này trước hết sẽ là một đòn nặng nề giáng vào nước Mỹ, bởi Trung Quốc hiện nắm giữ trái phiếu của Mỹ trị giá 1.260 tỷ USD.
Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi chính phủ Trung Quốc cũng như cơ quan bảo vệ tiền tệ thi hành mọi biện pháp để ngăn cản việc tiếp tục tăng lượng cho vay tín dụng. Trước mắt, các doanh nghiệp tư nhân hạng trung của Trung Quốc nay hầu như không còn được vay tín dụng. Thành phố Quảng Châu, cái nôi của kinh tế tư nhân ở vùng duyên hải phía đông, có tới 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng. Nhiều doanh nghiệp buộc phải vay chui với lãi suất cao, có khi lên đến 60% và ngày càng có nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Nếu tình trạng khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và EU nghiêm trọng hơn nữa thì các doanh nghiệp lệ thuộc vào xuất khẩu của Trung Quốc sẽ càng chịu áp lực lớn hơn. Theo tính toán của các chuyên gia thuộc Ngân hàng Đức ở Hong Kong, nếu tăng trưởng ở Mỹ và EU giảm 1% thì tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc giảm tới 7%.
Một khi nền kinh tế Trung Quốc bị mất đà, kinh tế châu Âu, đặc biệt là Đức cũng bị ảnh hưởng. Năm 2010, Trung Quốc là khách hàng lớn thứ 6 về nhập khẩu hàng hóa của Đức. Thời gian qua, các nhà xuất khẩu ô tô Đức rất phấn khởi vì mức tiêu thụ sản phẩm tăng từ 50 đến 60%, nhưng nay dường như thời điểm đó đã trôi qua. Thí dụ, Mercedes-Benz tháng 5/2011 bán được gần 17.000 ô tô ở Trung Quốc, nhưng sang tháng 7/2011 chỉ bán được 14.500 xe.
Việt Phương
Theo Bưu điện Việt Nam
Bài tương tự bạn quan tâm
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nữ sinh Việt trúng suất thực tập công ty 'Big...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Từ ngày 4/9, 4 con giáp này dễ "trúng mánh lớn"...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Công bố liên danh trúng gói thầu gần 650 tỉ đồng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
10 nông dân đổi đời nhờ trúng xổ sổ độc đắc trị giá...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhất cử lưỡng tiện: Người trẻ Trung Quốc tìm thấy...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu