TIN MỚI
Kết thúc quý 1/2021, nhiều ngân hàng đồng loạt báo cáo lợi nhuận trước thuế khả quan, thậm chí tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ.
Theo lý giải của các chuyên gia, lý do lợi nhuận tăng trưởng cao trong quý 1 có một phần từ hiệu ứng nền tham chiếu cùng kỳ thấp, nhưng phản ánh hướng phục hồi của nền kinh tế mà một biểu hiện là tăng trưởng tín dụng được cải thiện.
Lợi nhuận tăng mạnh trong khi nợ xấu tại các nhà băng vẫn đang được kiểm soát khá tốt. Thống kê của BizLIVE từ số liệu BCTC quý 1/2021 của 23 ngân hàng cho thấy, tính đến ngày 31/3/2021, tổng nợ xấu nội bảng của 23 ngân hàng ở mức 91,7 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với đầu năm.
Một tín hiệu khả quan, là tổng nợ nhóm 5, tức nợ có khả năng mất vốn tính đến cuối tháng 3 lại giảm 4,2% so với đầu năm, xuống còn gần 52,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 57,6% tổng nợ xấu, so với tỷ trọng tới 62,6% hồi đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/cho vay khách hàng của nhóm chỉ tăng nhẹ từ 1,41% hồi đầu năm lên 1,42% khi kết thúc tháng 3/2021.
Kienlongbank là ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh nhất trong 3 tháng đầu năm với mức giảm từ 5,42% hồi đầu năm xuống còn 1,56% khi kết thúc tháng 3 năm 2021. Có được điều này là do ngân hàng đã xử lý toàn bộ tài sản bảo đảm liên quan đến dư nợ các khoản vay đối với một nhóm khách hàng với tài sản bảo đảm là cổ phiếu STB của ngân hàng Sacombank. Đồng thời, ngân hàng cũng đã hoàn thành việc thu hồi nợ gốc và lãi dự thu này.
Tương tự, nợ xấu nội bảng của VIB trong 3 tháng đầu năm cũng đã giảm mạnh từ 3.970 tỷ đồng xuống còn 3.075 tỷ đồng, tương đương giảm 22,5%.
Trong khi đó, cho vay khách hàng tăng trưởng 4,7% khiến tỷ lệ nội xấu của ngân hàng đến cuối tháng 3/2021 chỉ còn 1,73%, so với mức 2,34% hồi đầu năm.
Các nhà băng khác như Sacombank, MSB cũng là những thành viên có tỷ lệ nợ xấu được cải thiện tốt trong 3 tháng đầu năm với mức giảm lần lượt 0,22 và 0,1 điểm %.
Đây là những con số khá khả quan trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Dù vậy, cũng cần phải nhấn mạnh đây mới là nợ xấu nội bảng. Vùng nhận diện nợ xấu thực tế sẽ mở rộng hơn nhiều khi nhìn vào các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo cơ chế hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Thống kê đến đầu tháng 4/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 262.000 khách hàng với dư nợ khoảng 357 nghìn tỷ đồng. Con số này tương đương khoảng 4% tổng dư nợ cho vay khách hàng toàn ngành đã được cơ cấu và không bị chuyển xuống nhóm nợ xấu.
Dù vậy, như trên, với việc Thông tư 01 được sửa đổi, áp dụng lộ trình trích lập dự phòng trong 3 năm, áp lực đối với các ngân hàng cũng giảm bớt. Bên cạnh đó, việc các nhà băng chấp nhận hy sinh một phần lợi nhuận, gia tăng “bộ đệm” dự phòng cũng giúp chống đỡ với các cú sốc tốt hơn, năng lực để xử lý nợ xấu cũng tốt hơn.
Thống kê của BizLIVE tại 23 ngân hàng cho thấy, có tới 11 thành viên tiếp tục gia tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLC) trong 3 tháng qua như Techcombank (tăng 48 điểm %), KienLongBank (tăng 42 điểm %), VietinBank (tăng 23 điểm %), VIB (tăng 18 điểm %), BIDV (tăng 18 điểm %),…
Cũng trong số 23 ngân hàng khảo sát, có tới 11 thành viên có LLC ở mức trên 90%, cá biệt có nhà băng sở hữu LLC trên 200% như Vietcombank hay Techcombank.
Rõ ràng, không phải tất cả các khoản vay được tái cơ cấu sẽ chuyển thành nợ xấu. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của đại dịch, việc nợ xấu tiếp tục gia tăng trong thời gian tới là hoàn toàn có thể xảy ra. Việc tăng nguồn lực dự phòng đối với các nhà băng, theo đó, càng trở nên cấp thiết.
Trong chiều dài lịch sử phát triển hệ thống NHTM Việt Nam, quy mô có 11 thành viên đạt tỷ lệ bao phủ nợ xấu nói trên là chưa từng có; phản ánh sự chủ động hơn của hệ thống trước rủi ro tiềm ẩn.
Một mặt kết quả trên cho thấy khẩu vị rủi ro của nhiều NHTM đã thay đổi rõ hơn, thận trọng hơn; mặt khác, nợ xấu không có nghĩa là sẽ mất đi hết, quy mô trích lập dự phòng cao đó cũng có phần "của để dành" để có thể hoàn nhập trở lại và góp vào lợi nhuận trong tương lai.
BizIIVE
Link bài gốc: Tổng quan nợ xấu ngân hàng Việt và một cấu phần mức độ “của để dành”
Kết thúc quý 1/2021, nhiều ngân hàng đồng loạt báo cáo lợi nhuận trước thuế khả quan, thậm chí tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ.
Theo lý giải của các chuyên gia, lý do lợi nhuận tăng trưởng cao trong quý 1 có một phần từ hiệu ứng nền tham chiếu cùng kỳ thấp, nhưng phản ánh hướng phục hồi của nền kinh tế mà một biểu hiện là tăng trưởng tín dụng được cải thiện.
Lợi nhuận tăng mạnh trong khi nợ xấu tại các nhà băng vẫn đang được kiểm soát khá tốt. Thống kê của BizLIVE từ số liệu BCTC quý 1/2021 của 23 ngân hàng cho thấy, tính đến ngày 31/3/2021, tổng nợ xấu nội bảng của 23 ngân hàng ở mức 91,7 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với đầu năm.
Một tín hiệu khả quan, là tổng nợ nhóm 5, tức nợ có khả năng mất vốn tính đến cuối tháng 3 lại giảm 4,2% so với đầu năm, xuống còn gần 52,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 57,6% tổng nợ xấu, so với tỷ trọng tới 62,6% hồi đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/cho vay khách hàng của nhóm chỉ tăng nhẹ từ 1,41% hồi đầu năm lên 1,42% khi kết thúc tháng 3/2021.
Kienlongbank là ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh nhất trong 3 tháng đầu năm với mức giảm từ 5,42% hồi đầu năm xuống còn 1,56% khi kết thúc tháng 3 năm 2021. Có được điều này là do ngân hàng đã xử lý toàn bộ tài sản bảo đảm liên quan đến dư nợ các khoản vay đối với một nhóm khách hàng với tài sản bảo đảm là cổ phiếu STB của ngân hàng Sacombank. Đồng thời, ngân hàng cũng đã hoàn thành việc thu hồi nợ gốc và lãi dự thu này.
Tương tự, nợ xấu nội bảng của VIB trong 3 tháng đầu năm cũng đã giảm mạnh từ 3.970 tỷ đồng xuống còn 3.075 tỷ đồng, tương đương giảm 22,5%.
Trong khi đó, cho vay khách hàng tăng trưởng 4,7% khiến tỷ lệ nội xấu của ngân hàng đến cuối tháng 3/2021 chỉ còn 1,73%, so với mức 2,34% hồi đầu năm.
Các nhà băng khác như Sacombank, MSB cũng là những thành viên có tỷ lệ nợ xấu được cải thiện tốt trong 3 tháng đầu năm với mức giảm lần lượt 0,22 và 0,1 điểm %.
Đây là những con số khá khả quan trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Dù vậy, cũng cần phải nhấn mạnh đây mới là nợ xấu nội bảng. Vùng nhận diện nợ xấu thực tế sẽ mở rộng hơn nhiều khi nhìn vào các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo cơ chế hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Thống kê đến đầu tháng 4/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 262.000 khách hàng với dư nợ khoảng 357 nghìn tỷ đồng. Con số này tương đương khoảng 4% tổng dư nợ cho vay khách hàng toàn ngành đã được cơ cấu và không bị chuyển xuống nhóm nợ xấu.
Dù vậy, như trên, với việc Thông tư 01 được sửa đổi, áp dụng lộ trình trích lập dự phòng trong 3 năm, áp lực đối với các ngân hàng cũng giảm bớt. Bên cạnh đó, việc các nhà băng chấp nhận hy sinh một phần lợi nhuận, gia tăng “bộ đệm” dự phòng cũng giúp chống đỡ với các cú sốc tốt hơn, năng lực để xử lý nợ xấu cũng tốt hơn.
Thống kê của BizLIVE tại 23 ngân hàng cho thấy, có tới 11 thành viên tiếp tục gia tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLC) trong 3 tháng qua như Techcombank (tăng 48 điểm %), KienLongBank (tăng 42 điểm %), VietinBank (tăng 23 điểm %), VIB (tăng 18 điểm %), BIDV (tăng 18 điểm %),…
Cũng trong số 23 ngân hàng khảo sát, có tới 11 thành viên có LLC ở mức trên 90%, cá biệt có nhà băng sở hữu LLC trên 200% như Vietcombank hay Techcombank.
Rõ ràng, không phải tất cả các khoản vay được tái cơ cấu sẽ chuyển thành nợ xấu. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của đại dịch, việc nợ xấu tiếp tục gia tăng trong thời gian tới là hoàn toàn có thể xảy ra. Việc tăng nguồn lực dự phòng đối với các nhà băng, theo đó, càng trở nên cấp thiết.
Trong chiều dài lịch sử phát triển hệ thống NHTM Việt Nam, quy mô có 11 thành viên đạt tỷ lệ bao phủ nợ xấu nói trên là chưa từng có; phản ánh sự chủ động hơn của hệ thống trước rủi ro tiềm ẩn.
Một mặt kết quả trên cho thấy khẩu vị rủi ro của nhiều NHTM đã thay đổi rõ hơn, thận trọng hơn; mặt khác, nợ xấu không có nghĩa là sẽ mất đi hết, quy mô trích lập dự phòng cao đó cũng có phần "của để dành" để có thể hoàn nhập trở lại và góp vào lợi nhuận trong tương lai.
BizIIVE
Link bài gốc: Tổng quan nợ xấu ngân hàng Việt và một cấu phần mức độ “của để dành”
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
VietinBank thay Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bất ngờ vốn hóa của VinFast gấp 2,5 lần tổng vốn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vietbank bổ nhiệm nữ Tổng Giám đốc mới
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng giám đốc Colliers: “Thị trường căn hộ cao cấp...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chuyên gia đề xuất Giải pháp tổng thể tăng khả năng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu