TIN MỚI
“Jamanchu” là một từ lóng phổ biến trên phim ảnh Hàn Quốc, nhưng lại rất hiếm gặp trong đời thực. Từ này có nghĩa là “tìm kiếm những cuộc gặp gỡ tự nhiên”.
Trong phim hoặc trong truyện, từ lóng này dùng để chỉ những cuộc gặp gỡ, yêu đương một cách tình cờ trong quán cà phê, khi đi học, trong nhà hàng…
Tuy nhiên, nó trở thành một “ước mơ” xa rời thực tế đối với đại bộ phận giới trẻ Hàn Quốc, những người đang sống trong guồng quay xã hội vội vã mỗi ngày.
Aiden Jeon là một thanh niên 29 tuổi mới chuyển về Hàn Quốc cách đây hai năm. Sống giữa một thành phố khoảng 10 triệu dân nhưng anh hiểu rằng, cơ hội để có một “jamanchu” nhỏ bé đến không đáng kể.
Chia sẻ với V.Asia, anh nói: “Vì tôi bắt đầu làm việc ngay khi vừa tới Seoul, guồng công việc của một lập trình viên vô cùng bận rộn. Muốn có thời gian gặp gỡ bạn bè cũng không dễ chứ chưa nói là tìm đối tượng yêu đương”.
“Tôi phải đi làm lúc 7 giờ sáng và trở về nhà vào khoảng 8 giờ tối. Khoảng thời gian còn lại chỉ vừa đủ để ăn tối, vệ sinh cá nhân và tập thể dục một lúc trước khi đi ngủ.”
Không còn sự lựa chọn nào khác, anh cũng như bao người độc thân khác tại Hàn Quốc đã phải trông cậy vào các app blind-date. Đây là kiểu ứng dụng mai mối cho những người khác phái mà trước đó họ chưa hề quen biết nhau.
Một ứng dụng mai mối có hơn 2 triệu người tham gia tại Hàn thường tổ chức các buổi gặp mặt thường xuyên cho hội viên. Họ chia nhóm theo sở thích như quần vợt, đi bộ đường dài, cắm trại hoặc thích đi cafe…
Jeon đã tham gia một nhóm nhỏ dành cho những người biết nói tiếng Nhật. Thế nhưng, thay vì tình yêu, phát triển kỹ năng ngoại ngữ là thứ duy nhất anh ấy đạt được.
Thực trạng giới trẻ Hàn Quốc đang ngày càng khó hẹn hò, tỷ lệ kết hôn giảm đáng kể. Nhiều người thậm chí còn không muốn hẹn hò hay phải lập gia đình.
Lối sống tham công tiếc việc khiến họ muốn dành phần lớn thời gian phát triển sự nghiệp và nâng cao thu nhập cá nhân. Kết hợp với lối tư duy cũ cho rằng, phụ nữ nên hy sinh sự nghiệp để chăm sóc cho gia đình, nhiều phụ nữ lại càng không muốn kết hôn.
Những suy nghĩ này ngày càng phổ biến khiến giới trẻ Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn hơn khi tìm kiếm đối tượng hẹn hò. Họ không có nhiều mối quan hệ để lựa chọn. Thay vào đó, họ tìm tới các cuộc mai mối, giới thiệu.
Kim Ri-na, quản lý của một công ty mai mối, chia sẻ với V.Asia rằng: “Nhìn chung, có ba cách để tham gia blind date hiện nay. Một là do người quen đứng ra mai mối, hai là sử dụng ứng dụng hẹn hò, và ba là tìm tới các công ty dịch vụ làm trong ngành mai mối.”
Trên kênh Youtube RiRiTV Let’s Date - Let’s Marry của mình, nữ quản lý cũng chia sẻ các bí quyết hẹn hò cho người xem. Những kinh nghiệm, kiến thức này được Kim tích lũy trong 10 năm làm việc tại lĩnh vực mai mối. Nhiều video của cô có tới hàng chục nghìn lượt xem.
Blind date cũng được chia làm nhiều kiểu khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và ý định của nhóm người tham gia.
Ví dụ, nếu đó là một nhóm sinh viên đại học, họ sẽ lựa chọn các buổi gặp gỡ tập thể giữa các sinh viên đến từ nhiều trường học khác nhau.
Với những đối tượng lớn tuổi hơn thì họ thường tham gia hẹn hò riêng tư 1 vs 1. Mục đích của họ là tìm kiếm mối quan hệ nghiêm túc, đối tác yêu đương hoặc kết hôn tiềm năng.
Nhiều ứng dụng mai mối sắp xếp blind date trong các quán cà phê. Ảnh: David D. Lee
Cheon Su-hyeon, đại diện PR của công ty mai mối nổi tiếng DUO Information Corporation cho biết: “Người Hàn Quốc có xu hướng khá thận trọng khi tìm người yêu. Trong một xã hội, nơi các mối quan hệ là quan trọng hàng đầu, họ vẫn sẽ ưu tiên những người được mai mối thông qua bạn bè, người thân hơn là các công ty, ứng dụng xa lạ.”
Tuy nhiên, sự thận trọng và tính an toàn cao không đồng nghĩa với kết quả khả quan. Aiden Jeon cũng được bạn bè thu xếp giới thiệu cho 10 cô gái chỉ trong một tháng. Nhưng mọi chuyện đều không diễn ra như mong đợi.
Vì vậy, anh quyết định thay đổi cách tiếp cận của mình. Jeon đã sử dụng một ứng dụng hẹn hò nổi tiếng có tên Sky People. Không giống như các app phổ biến khác như Wippy, NoonDate hay Tinder, Sky People chỉ đồng ý cho những người đã tốt nghiệp từ trường đại học hàng đầu ở Hàn Quốc hoặc nước ngoài tham gia.
Kim từ RiRiTV cho biết: “Người Hàn Quốc ngày nay quá bận rộn và sống trong môi trường cạnh tranh gay gắt nên không muốn lãng phí quá nhiều thời gian vào việc tìm kiếm đối tượng. Những người ở độ tuổi 20 và 30 muốn nhanh chóng gặp gỡ ai đó có cùng điều kiện như mình.”
Đôi khi, ngoại hình và tính cách trở nên không quan trọng khi mọi người tìm kiếm “sự phù hợp”. Họ có xu hướng sàng lọc đối tượng dựa trên các yếu tố như trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập và nền tảng gia đình.
Đây là lý do tại sao các ứng dụng mang “tính sàng lọc” cao hơn như Sky People, Goldspoon lại phổ biến.
Gangnam là một địa điểm mà giới trẻ thường lựa chọn để hẹn hò. Ảnh: David D. Lee
Sau khi gặp gỡ rất nhiều người độc thân đang tìm kiếm bạn đời, Kim nhận ra, luôn có một giới hạn nhất định xung quanh vòng tròn quan hệ của chúng ta. Không phải ai cũng hài lòng với giới hạn đó.
Khi họ muốn tham gia một “sân chơi” lớn hơn thì các công ty, ứng dụng mai mối sẽ là sự lựa chọn nhanh nhất. Do đó, “ngành công nghiệp hẹn hò” tại Hàn Quốc vẫn đang ngày một phát triển.
*Theo V.Asia
Sau khi rầm rộ tẩy chay Adidas vì sự cố bông Tân Cương, người Trung Quốc thay đổi thói quen mua đồ hiệu như thế nào?
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Thực trạng giới trẻ Hàn Quốc ngày càng khó hẹn hò: Lối sống tham công tiếc việc, quá phụ thuộc vào ứng dụng mai mối
“Jamanchu” là một từ lóng phổ biến trên phim ảnh Hàn Quốc, nhưng lại rất hiếm gặp trong đời thực. Từ này có nghĩa là “tìm kiếm những cuộc gặp gỡ tự nhiên”.
Trong phim hoặc trong truyện, từ lóng này dùng để chỉ những cuộc gặp gỡ, yêu đương một cách tình cờ trong quán cà phê, khi đi học, trong nhà hàng…
Tuy nhiên, nó trở thành một “ước mơ” xa rời thực tế đối với đại bộ phận giới trẻ Hàn Quốc, những người đang sống trong guồng quay xã hội vội vã mỗi ngày.
Aiden Jeon là một thanh niên 29 tuổi mới chuyển về Hàn Quốc cách đây hai năm. Sống giữa một thành phố khoảng 10 triệu dân nhưng anh hiểu rằng, cơ hội để có một “jamanchu” nhỏ bé đến không đáng kể.
Chia sẻ với V.Asia, anh nói: “Vì tôi bắt đầu làm việc ngay khi vừa tới Seoul, guồng công việc của một lập trình viên vô cùng bận rộn. Muốn có thời gian gặp gỡ bạn bè cũng không dễ chứ chưa nói là tìm đối tượng yêu đương”.
“Tôi phải đi làm lúc 7 giờ sáng và trở về nhà vào khoảng 8 giờ tối. Khoảng thời gian còn lại chỉ vừa đủ để ăn tối, vệ sinh cá nhân và tập thể dục một lúc trước khi đi ngủ.”
Không còn sự lựa chọn nào khác, anh cũng như bao người độc thân khác tại Hàn Quốc đã phải trông cậy vào các app blind-date. Đây là kiểu ứng dụng mai mối cho những người khác phái mà trước đó họ chưa hề quen biết nhau.
Một ứng dụng mai mối có hơn 2 triệu người tham gia tại Hàn thường tổ chức các buổi gặp mặt thường xuyên cho hội viên. Họ chia nhóm theo sở thích như quần vợt, đi bộ đường dài, cắm trại hoặc thích đi cafe…
Jeon đã tham gia một nhóm nhỏ dành cho những người biết nói tiếng Nhật. Thế nhưng, thay vì tình yêu, phát triển kỹ năng ngoại ngữ là thứ duy nhất anh ấy đạt được.
Thực trạng giới trẻ Hàn Quốc đang ngày càng khó hẹn hò, tỷ lệ kết hôn giảm đáng kể. Nhiều người thậm chí còn không muốn hẹn hò hay phải lập gia đình.
Lối sống tham công tiếc việc khiến họ muốn dành phần lớn thời gian phát triển sự nghiệp và nâng cao thu nhập cá nhân. Kết hợp với lối tư duy cũ cho rằng, phụ nữ nên hy sinh sự nghiệp để chăm sóc cho gia đình, nhiều phụ nữ lại càng không muốn kết hôn.
Những suy nghĩ này ngày càng phổ biến khiến giới trẻ Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn hơn khi tìm kiếm đối tượng hẹn hò. Họ không có nhiều mối quan hệ để lựa chọn. Thay vào đó, họ tìm tới các cuộc mai mối, giới thiệu.
Kim Ri-na, quản lý của một công ty mai mối, chia sẻ với V.Asia rằng: “Nhìn chung, có ba cách để tham gia blind date hiện nay. Một là do người quen đứng ra mai mối, hai là sử dụng ứng dụng hẹn hò, và ba là tìm tới các công ty dịch vụ làm trong ngành mai mối.”
Trên kênh Youtube RiRiTV Let’s Date - Let’s Marry của mình, nữ quản lý cũng chia sẻ các bí quyết hẹn hò cho người xem. Những kinh nghiệm, kiến thức này được Kim tích lũy trong 10 năm làm việc tại lĩnh vực mai mối. Nhiều video của cô có tới hàng chục nghìn lượt xem.
Blind date cũng được chia làm nhiều kiểu khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và ý định của nhóm người tham gia.
Ví dụ, nếu đó là một nhóm sinh viên đại học, họ sẽ lựa chọn các buổi gặp gỡ tập thể giữa các sinh viên đến từ nhiều trường học khác nhau.
Với những đối tượng lớn tuổi hơn thì họ thường tham gia hẹn hò riêng tư 1 vs 1. Mục đích của họ là tìm kiếm mối quan hệ nghiêm túc, đối tác yêu đương hoặc kết hôn tiềm năng.
Nhiều ứng dụng mai mối sắp xếp blind date trong các quán cà phê. Ảnh: David D. Lee
Cheon Su-hyeon, đại diện PR của công ty mai mối nổi tiếng DUO Information Corporation cho biết: “Người Hàn Quốc có xu hướng khá thận trọng khi tìm người yêu. Trong một xã hội, nơi các mối quan hệ là quan trọng hàng đầu, họ vẫn sẽ ưu tiên những người được mai mối thông qua bạn bè, người thân hơn là các công ty, ứng dụng xa lạ.”
Tuy nhiên, sự thận trọng và tính an toàn cao không đồng nghĩa với kết quả khả quan. Aiden Jeon cũng được bạn bè thu xếp giới thiệu cho 10 cô gái chỉ trong một tháng. Nhưng mọi chuyện đều không diễn ra như mong đợi.
Vì vậy, anh quyết định thay đổi cách tiếp cận của mình. Jeon đã sử dụng một ứng dụng hẹn hò nổi tiếng có tên Sky People. Không giống như các app phổ biến khác như Wippy, NoonDate hay Tinder, Sky People chỉ đồng ý cho những người đã tốt nghiệp từ trường đại học hàng đầu ở Hàn Quốc hoặc nước ngoài tham gia.
Kim từ RiRiTV cho biết: “Người Hàn Quốc ngày nay quá bận rộn và sống trong môi trường cạnh tranh gay gắt nên không muốn lãng phí quá nhiều thời gian vào việc tìm kiếm đối tượng. Những người ở độ tuổi 20 và 30 muốn nhanh chóng gặp gỡ ai đó có cùng điều kiện như mình.”
Đôi khi, ngoại hình và tính cách trở nên không quan trọng khi mọi người tìm kiếm “sự phù hợp”. Họ có xu hướng sàng lọc đối tượng dựa trên các yếu tố như trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập và nền tảng gia đình.
Đây là lý do tại sao các ứng dụng mang “tính sàng lọc” cao hơn như Sky People, Goldspoon lại phổ biến.
Gangnam là một địa điểm mà giới trẻ thường lựa chọn để hẹn hò. Ảnh: David D. Lee
Sau khi gặp gỡ rất nhiều người độc thân đang tìm kiếm bạn đời, Kim nhận ra, luôn có một giới hạn nhất định xung quanh vòng tròn quan hệ của chúng ta. Không phải ai cũng hài lòng với giới hạn đó.
Khi họ muốn tham gia một “sân chơi” lớn hơn thì các công ty, ứng dụng mai mối sẽ là sự lựa chọn nhanh nhất. Do đó, “ngành công nghiệp hẹn hò” tại Hàn Quốc vẫn đang ngày một phát triển.
*Theo V.Asia
Sau khi rầm rộ tẩy chay Adidas vì sự cố bông Tân Cương, người Trung Quốc thay đổi thói quen mua đồ hiệu như thế nào?
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Thực trạng giới trẻ Hàn Quốc ngày càng khó hẹn hò: Lối sống tham công tiếc việc, quá phụ thuộc vào ứng dụng mai mối
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
“Nguồn cầu ở thực là động lực lớn nhất hỗ trợ thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Khám phá ẩm thực Michelin với “Đặc quyền 3.0” từ VIB
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chiêu thức “cọc loạt lô đất, thổi thông tin, lướt...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nữ sinh Việt trúng suất thực tập công ty 'Big...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giảm lãi suất 'chìa khoá' thúc đẩy tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao phụ nữ đi du lịch một mình nhiều hơn nam...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu