TIN MỚI
Tôi sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội, cũng như nhiều bạn bè đồng trang lứa khác tôi được học trong vô thức về sự quan trọng của tiền.
Ở Hà Nội bạn không thể ra đường mà không có tiền, gửi xe 5.000, cũng có chỗ 30.000, trà đá 5.000... tất cả đều quy ra và trao đổi bằng tiền.
Ngay cả chuyện yêu đương, yêu hay thương ai cũng phải xét xem người ấy có tài chính vững vàng ổn định không? Có nhà cửa, ô tô không? Có sẵn lòng chi trả tình phí không?
Đi học thì thầy cô giáo dạy cho tôi rằng, nếu đi học thêm sẽ được điểm cao, nếu lễ tết đến nhà thầy cô sẽ được nâng đỡ. Đỉnh điểm là lên đại học, mỗi lần tới nhà cô giáo làm đồ án cũng phong bì vài triệu. Vô thức, tôi được giáo dục về sức mạnh của đồng tiền.
Rồi tôi ra đời, đi làm vì tiền. Đi làm nghe lời gạ gẫm tởm lợm của sếp mà vẫn phải cười. Đi làm không nịnh sếp bị ghét, bị soi, bị trả lương trễ, bị ăn gian ngày công...
Tôi bất giác nhận thấy người ta đặt đồng tiền ở vị trí hơi cao. Tôi xin nghỉ việc, quyết định tự làm riêng, mà vẫn có đủ điều kiện nuôi mình. Sau đó, tôi lại lấy tiền để đổi lại các nhu cầu khác như mua những thứ mà mình thích. Như điện thoại, laptop, đồ điện tử. Có thời điểm cứ ra điện thoại mới là tôi phải mua bằng được. Ủa chứ giờ con người trong xã hội được đo giá trị như thế, mình phải thể hiện!
Rồi tới quần áo, túi xách, nước hoa mỹ phẩm, một cuộc chạy đua khác về hình ảnh bên ngoài.
Rồi quán cà phê, nhà hàng nào mới mở, nghe nói là ngon, sang trọng, đẳng cấp, cũng phải tới check in một cái cho mọi người biết, tôi đã ở đây.
Rồi đến thú chơi thể thao, đạp xe, gym, bơi, yoga, dù lượn, trekking..., tôi không ngán chi tiền.
Rồi đến du lịch, chỗ nào thấy hay là đi.
Rồi đến ngưỡng... cái gì cũng có thể mua được bằng tiền, hoặc rất nhiều tiền.
Nhưng tôi bắt đầu hiểu ra, những niềm vui ấy chóng vánh qua đi.
Một bộ đồ mới có khi không mặc lần nào, chỉ duy nhất cái lần thử đồ tại cửa hàng.
Tủ quần áo đầy lên tỷ lệ thuận với sự buồn chán và stress của bản thân.
Số tài sản mình có tượng trưng cho điều gì đó tiêu cực của tinh thần.
Bởi cứ thấy tinh thần đi xuống lập tức có ngay một kế hoạch xoa dịu.
Tôi bắt đầu từ việc đi du lịch quá nhiều, di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác. Chỉ với 1 cái balo, 3 bộ đồ, 1 cái bàn chải, 1 cái khăn. Đi miết rồi thấy, quần áo nhiều không để làm gì. Mỗi lần đứng trước tủ đồ, tôi lại cảm thấy mình không có gì để mặc vì quá nhiều sự lựa chọn. Stress từ cả việc không đáng có!
Trước khi xịt nước hoa cũng ngửi đủ 6, 7 lọ xem mùi nào hợp với ngày hôm nay. Tốn thời gian suy nghĩ không cần thiết!
Sau đó, tôi tối giản cả ăn uống, tự nấu tự làm thì ăn chay, còn bạn mời thì mời gì ăn đấy, không cố chấp. Nhưng bản thân tôi tự nhận thấy ăn chay cơ thể rất thơm, không cần dùng nước hoa. Da cũng đẹp hơn vì được bổ sung nhiều vitamin nên chẳng cần bôi gì, thi thoảng thấy da khô bôi thêm dầu dừa.
Về tập luyện, tôi chuyển qua đi xe đạp, vừa tập thể lực vừa bảo vệ môi trường, khoẻ hơn, thư thả hơn mà không tốn nhiều tiền nữa, lại càng không sợ mất trộm. Tự nhiên tôi thấy đầu óc nhẹ nhõm nhiều.
Tôi lại hiểu ra, vậy mình sở hữu cái gì, mình nghĩ nó là của mình, thì mình mệt, mình lo nghĩ cho cái ấy. Nên tôi bớt sở hữu, mua gì cũng đắn đo nhiều, suy nghĩ ít nhất 3 lần dù giá trị lớn hay nhỏ. Tôi không ngại mặc đồ cho, hoặc chỉ mua đồ si, tôi thấy những đồ cũ ấy, có thể nó bị vứt đi vì người ta chán nó rồi, nhưng nó vẫn còn nguyên giá trị.
Xe đạp mua cũ, quần áo si, máy ảnh cũng mua cũ. Tôi nhận ra không phải nó bao nhiêu tiền mà là nằm ở chỗ mình yêu thích nó nhiều ra sao.
Cái áo 10.000 cũng có thể được yêu hơn cái áo 900.000.
Trước khi bắt đầu kinh doanh trở lại, tôi bị một cuộc tranh đấu trong đầu về các hệ giá trị. Tôi biết mình không thể sống mà loại bỏ tiền, thực ra tiền là một phát mình vĩ đại của loại người, nó là một công cụ hữu dụng để đổi trác, chỉ là người ta trót cho nó vị trí quá cao thôi nên nó không còn đúng bản chất nữa. Sau đó, tôi bắt đầu tìm đọc về tiền để lấy lại hệ giá trị đúng mực.
Cuốn "Linh hồn của tiền" cho tôi nhiều quan điểm mới đủ sức thuyết phục mình, đủ để bản thân nghĩ kinh doanh như thế nào cho tâm mình an yên.
Tôi tối giản ngay cả các mối quan hệ. Ngày trước là "hoa hậu thân thiện", với ai tôi cũng tỏ ra hòa nhã, cả những người chỉ gặp 1, 2 lần trong đời. Về sau, tôi thấy mệt quá, giữ số liên hệ trong điện thoại thôi cũng đủ thấy "rác danh bạ" rồi bởi trong điện thoại có hơn 2000 số, và đến lúc cần gọi cho ai thì tôi không tìm được số. Khi ấy, tôi bực, tôi thấy bản thân không cần thiết phải chịu cảm xúc ấy. Sau đó, tôi không dùng điện thoại để liên lạc nữa, chỉ liên lạc qua Facebook.
Nhiều người tò mò về cuộc sống của tôi. Bởi nó khác nhiều người, tôi có nhiều thứ hoặc đã đạt được nhiều thứ mà họ mong ước. Họ không hiểu vì sao, nhiều khi muốn gặp hay nói chuyện chỉ vì tò mò. Tôi thấy tốn thời gian nên dần dà tôi chỉ dành thời gian cho bạn bè chân thành.
Một số bạn bè của tôi chọn cách viết thư khi thực sự cần chia sẻ, không phải sự hời hợt, gặp nhau nhậu nhẹt, gặp nhau cà phê, cùng tiêu tiền cho vui. Bạn bè của tôi dần ít đi nhưng chất lượng, đó là những người tôi có thể coi là người thân. Khi khó khăn chắc chắn có nhau. Người này biết người kia cần gì tự động giúp, nhiều khi không cần mở lời nhờ vả.
Có ai không sở hữu xe máy trong tay mà 2 tháng vừa qua làm 2 cái homestay như tôi không? Nghe kỳ lạ nhỉ? Nên tôi vô cùng biết ơn hơn 10 người đã từng cho mình mượn xe, có cả những người mình chưa gặp lần nào.
Dần dần, tôi tin vào quy luật của vũ trụ.
Luôn có đủ cho tất cả mọi người!
Bớt tham lam, bớt toan tính, bớt sân si, nghĩ lành làm thiện nói lời ái ngữ.
Làm ra giá trị cho đời, đời tự trả lại cho bạn, nhiều khi còn hơn cả tiền nữa.
Bây giờ tôi có ít, nhưng được nhiều.
Nguồn cơn của mọi khổ đau nằm ở ham muốn quá nhiều: Càng sống tối giản càng bớt muộn phiền, thêm hạnh phúc
Báo Dân sinh
Link bài gốc: Sống tối giản, tôi có ít nhưng được nhiều: Quần áo mua đồ secondhand, bán xe máy, nấu đồ ăn chay, bạn bè ngày càng chất lượng
Tôi sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội, cũng như nhiều bạn bè đồng trang lứa khác tôi được học trong vô thức về sự quan trọng của tiền.
Ở Hà Nội bạn không thể ra đường mà không có tiền, gửi xe 5.000, cũng có chỗ 30.000, trà đá 5.000... tất cả đều quy ra và trao đổi bằng tiền.
Ngay cả chuyện yêu đương, yêu hay thương ai cũng phải xét xem người ấy có tài chính vững vàng ổn định không? Có nhà cửa, ô tô không? Có sẵn lòng chi trả tình phí không?
Đi học thì thầy cô giáo dạy cho tôi rằng, nếu đi học thêm sẽ được điểm cao, nếu lễ tết đến nhà thầy cô sẽ được nâng đỡ. Đỉnh điểm là lên đại học, mỗi lần tới nhà cô giáo làm đồ án cũng phong bì vài triệu. Vô thức, tôi được giáo dục về sức mạnh của đồng tiền.
Rồi tôi ra đời, đi làm vì tiền. Đi làm nghe lời gạ gẫm tởm lợm của sếp mà vẫn phải cười. Đi làm không nịnh sếp bị ghét, bị soi, bị trả lương trễ, bị ăn gian ngày công...
Tôi bất giác nhận thấy người ta đặt đồng tiền ở vị trí hơi cao. Tôi xin nghỉ việc, quyết định tự làm riêng, mà vẫn có đủ điều kiện nuôi mình. Sau đó, tôi lại lấy tiền để đổi lại các nhu cầu khác như mua những thứ mà mình thích. Như điện thoại, laptop, đồ điện tử. Có thời điểm cứ ra điện thoại mới là tôi phải mua bằng được. Ủa chứ giờ con người trong xã hội được đo giá trị như thế, mình phải thể hiện!
Rồi tới quần áo, túi xách, nước hoa mỹ phẩm, một cuộc chạy đua khác về hình ảnh bên ngoài.
Rồi quán cà phê, nhà hàng nào mới mở, nghe nói là ngon, sang trọng, đẳng cấp, cũng phải tới check in một cái cho mọi người biết, tôi đã ở đây.
Rồi đến thú chơi thể thao, đạp xe, gym, bơi, yoga, dù lượn, trekking..., tôi không ngán chi tiền.
Rồi đến du lịch, chỗ nào thấy hay là đi.
Rồi đến ngưỡng... cái gì cũng có thể mua được bằng tiền, hoặc rất nhiều tiền.
Nhưng tôi bắt đầu hiểu ra, những niềm vui ấy chóng vánh qua đi.
Một bộ đồ mới có khi không mặc lần nào, chỉ duy nhất cái lần thử đồ tại cửa hàng.
Tủ quần áo đầy lên tỷ lệ thuận với sự buồn chán và stress của bản thân.
Số tài sản mình có tượng trưng cho điều gì đó tiêu cực của tinh thần.
Bởi cứ thấy tinh thần đi xuống lập tức có ngay một kế hoạch xoa dịu.
Tôi bắt đầu từ việc đi du lịch quá nhiều, di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác. Chỉ với 1 cái balo, 3 bộ đồ, 1 cái bàn chải, 1 cái khăn. Đi miết rồi thấy, quần áo nhiều không để làm gì. Mỗi lần đứng trước tủ đồ, tôi lại cảm thấy mình không có gì để mặc vì quá nhiều sự lựa chọn. Stress từ cả việc không đáng có!
Trước khi xịt nước hoa cũng ngửi đủ 6, 7 lọ xem mùi nào hợp với ngày hôm nay. Tốn thời gian suy nghĩ không cần thiết!
Sau đó, tôi tối giản cả ăn uống, tự nấu tự làm thì ăn chay, còn bạn mời thì mời gì ăn đấy, không cố chấp. Nhưng bản thân tôi tự nhận thấy ăn chay cơ thể rất thơm, không cần dùng nước hoa. Da cũng đẹp hơn vì được bổ sung nhiều vitamin nên chẳng cần bôi gì, thi thoảng thấy da khô bôi thêm dầu dừa.
Về tập luyện, tôi chuyển qua đi xe đạp, vừa tập thể lực vừa bảo vệ môi trường, khoẻ hơn, thư thả hơn mà không tốn nhiều tiền nữa, lại càng không sợ mất trộm. Tự nhiên tôi thấy đầu óc nhẹ nhõm nhiều.
Tôi lại hiểu ra, vậy mình sở hữu cái gì, mình nghĩ nó là của mình, thì mình mệt, mình lo nghĩ cho cái ấy. Nên tôi bớt sở hữu, mua gì cũng đắn đo nhiều, suy nghĩ ít nhất 3 lần dù giá trị lớn hay nhỏ. Tôi không ngại mặc đồ cho, hoặc chỉ mua đồ si, tôi thấy những đồ cũ ấy, có thể nó bị vứt đi vì người ta chán nó rồi, nhưng nó vẫn còn nguyên giá trị.
Xe đạp mua cũ, quần áo si, máy ảnh cũng mua cũ. Tôi nhận ra không phải nó bao nhiêu tiền mà là nằm ở chỗ mình yêu thích nó nhiều ra sao.
Cái áo 10.000 cũng có thể được yêu hơn cái áo 900.000.
Trước khi bắt đầu kinh doanh trở lại, tôi bị một cuộc tranh đấu trong đầu về các hệ giá trị. Tôi biết mình không thể sống mà loại bỏ tiền, thực ra tiền là một phát mình vĩ đại của loại người, nó là một công cụ hữu dụng để đổi trác, chỉ là người ta trót cho nó vị trí quá cao thôi nên nó không còn đúng bản chất nữa. Sau đó, tôi bắt đầu tìm đọc về tiền để lấy lại hệ giá trị đúng mực.
Cuốn "Linh hồn của tiền" cho tôi nhiều quan điểm mới đủ sức thuyết phục mình, đủ để bản thân nghĩ kinh doanh như thế nào cho tâm mình an yên.
Tôi tối giản ngay cả các mối quan hệ. Ngày trước là "hoa hậu thân thiện", với ai tôi cũng tỏ ra hòa nhã, cả những người chỉ gặp 1, 2 lần trong đời. Về sau, tôi thấy mệt quá, giữ số liên hệ trong điện thoại thôi cũng đủ thấy "rác danh bạ" rồi bởi trong điện thoại có hơn 2000 số, và đến lúc cần gọi cho ai thì tôi không tìm được số. Khi ấy, tôi bực, tôi thấy bản thân không cần thiết phải chịu cảm xúc ấy. Sau đó, tôi không dùng điện thoại để liên lạc nữa, chỉ liên lạc qua Facebook.
Nhiều người tò mò về cuộc sống của tôi. Bởi nó khác nhiều người, tôi có nhiều thứ hoặc đã đạt được nhiều thứ mà họ mong ước. Họ không hiểu vì sao, nhiều khi muốn gặp hay nói chuyện chỉ vì tò mò. Tôi thấy tốn thời gian nên dần dà tôi chỉ dành thời gian cho bạn bè chân thành.
Một số bạn bè của tôi chọn cách viết thư khi thực sự cần chia sẻ, không phải sự hời hợt, gặp nhau nhậu nhẹt, gặp nhau cà phê, cùng tiêu tiền cho vui. Bạn bè của tôi dần ít đi nhưng chất lượng, đó là những người tôi có thể coi là người thân. Khi khó khăn chắc chắn có nhau. Người này biết người kia cần gì tự động giúp, nhiều khi không cần mở lời nhờ vả.
Có ai không sở hữu xe máy trong tay mà 2 tháng vừa qua làm 2 cái homestay như tôi không? Nghe kỳ lạ nhỉ? Nên tôi vô cùng biết ơn hơn 10 người đã từng cho mình mượn xe, có cả những người mình chưa gặp lần nào.
Dần dần, tôi tin vào quy luật của vũ trụ.
Luôn có đủ cho tất cả mọi người!
Bớt tham lam, bớt toan tính, bớt sân si, nghĩ lành làm thiện nói lời ái ngữ.
Làm ra giá trị cho đời, đời tự trả lại cho bạn, nhiều khi còn hơn cả tiền nữa.
Bây giờ tôi có ít, nhưng được nhiều.
Nguồn cơn của mọi khổ đau nằm ở ham muốn quá nhiều: Càng sống tối giản càng bớt muộn phiền, thêm hạnh phúc
Báo Dân sinh
Link bài gốc: Sống tối giản, tôi có ít nhưng được nhiều: Quần áo mua đồ secondhand, bán xe máy, nấu đồ ăn chay, bạn bè ngày càng chất lượng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đàn ông sau 50 tuổi vượt qua 3 ‘rào cản trường...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chiêu thức “cọc loạt lô đất, thổi thông tin, lướt...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống ngày càng "lên hương", vợ streamer giàu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu