Esmae Hodgetts (20 tuổi) là một trợ lý nha khoa sinh sống tại Chesterfield (Anh). Một ngày kia, cô đột ngột bị đau đầu nhưng cô không để tâm tới triệu chứng này. Một tuần trước đó, cô cũng có có cảm giác đau nhói thoáng qua ở vai và cổ nhưng cô không nghĩ đó là biểu hiện sớm của dạng tai biến nguy hiểm nhất là đột quỵ.
Esmae luôn tự hào về thân hình cân đối và khỏe mạnh của mình. Chính vì thế, khi nhận được chẩn đoán đột quỵ, cô không khỏi bàng hoàng.
Đau vai là dấu hiệu đột quỵ trong trường hợp của Esmae (Ảnh minh họa)
Đột quỵ vốn được coi là căn bệnh của những người cao tuổi, thế nhưng hiện tại, những người trẻ tuổi, thậm chí cả trẻ em cũng có thể bị đột quỵ. Trường hợp của Esmae là lời cảnh tỉnh cho giới trẻ về dạng tai biến đáng sợ này.
“Mọi người thường hay nghĩ đột quỵ chỉ có thể xảy ra khi chúng ta ở độ tuổi ngoài 40 và các triệu chứng cần chú ý của đột quỵ là tê hoặc xệ 1 bên mặt. Thế nhưng, tôi hoàn toàn không có triệu chứng này”, Esmae cho biết.
Esmae kể lại, chính đêm giao thừa năm 2022 cô đột nhiên có một cơn đau đầu dữ dội. Cơn đau khiến cô không thể đi lại một cách bình thường và kèm theo đó là triệu chứng chóng mặt. Esmae nói thêm cơn đau lan cả xuống cổ. Trước đó, Esmae cũng có những cơn đau dữ dội ở cổ và vai.
Mặc dù đau cổ, vai có thể vô hại nhưng trong một số trường hợp, đó có thể là dấu hiệu của bóc tách động mạch cổ - động mạch đưa máu lên não. Bóc tách động mạch cũng là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới đột quỵ ở độ tuổi dưới 50.
Bóc tách động mạch cổ xảy ra khi lớp niêm mạc của động mạch cảnh hoặc động mạch đốt sống (2 động mạch cung cấp máu cho não) bị rách, khiến máu rò rỉ giữa các lớp của thành động mạch. Theo các chuyên gia của Trường Y Harvard, bóc tách động mạch có thể làm hình thành các cục máu đông.
“Cục máu đông có thể chặn hoàn toàn dòng máu chảy qua động mạch hoặc gây vỡ động mạch. Cả 2 trường hợp này đều có thể dẫn tới đột quỵ.”
Nguyên nhân nào dẫn tới bóc tách động mạch cổ?
Esmae có gặp triệu chứng đau cổ trước khi phát hiện đột quỵ (Ảnh minh họa)
Bóc tách động mạch cổ thường do chấn thương, chẳng hạn như tai nạn xe hơi. Trong những trường hợp đặc biệt, các hành động như hắt hơi, ho hoặc nôn cũng có thể dẫn tới tình trạng này.
Trong trường hợp của Esmae, các bác sĩ chưa tìm được nguyên nhân khiến cô bị bóc tách động mạch cổ và đột quỵ. Các chức năng ngôn ngữ và phản ứng của cô hoàn toàn bình thường nhưng kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy cô bị đột quỵ.
May mắn, cô không có biến chứng nguy hiểm nào sau đột quỵ. Cô chỉ cần sử dụng thuốc làm loãng máu. Tuy nhiên, đột quỵ mãi là nỗi ám ảnh đối với nữ trợ lý nha khoa trẻ tuổi.
Esmae cho biết cô là người có thói quen ăn uống lành mạnh, có chế độ tập luyện thường xuyên và thỉnh thoảng có uống rượu. Tuy nhiên, sau biến cố y tế này, cô quyết định thay đổi lại chế độ ăn và nói không với bia rượu.
Triệu chứng cần lưu ý của đột quỵ
Mô phỏng đột quỵ (Ảnh minh họa)
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, đột quỵ là tình trạng bệnh lý đe dọa tính mạng xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não bị cắt.
Các triệu chứng của đột quỵ được ghi nhớ bằng từ viết tắt FAST:
F (Face - Mặt): Tê bì hoặc lệch 1 bên mặt
A (Arm - Tay): Yếu, tê tay
S (Speech - Ngôn ngữ): Khó nói hoặc nói lắp
T (Time - Thời gian): Nếu thấy các triệu chứng này cần gọi cấp cứu ngay lập tức
Các dấu hiệu khác có thể gặp của đột quỵ gồm:
- Liệt hoàn toàn một bên cơ thể
- Đột ngột mất hoặc mờ thị lực
- Chóng mặt
- Lú lẫn
- Khó hiểu những gì người khác đang nói
- Khó nuốt
- Đau đầu dữ dội 1 cách đột ngột
- Mất ý thức
Nguồn: Dailymail
Link bài gốc: Sống sót sau khi bị đột quỵ ở tuổi 20, cô gái trẻ chỉ ra triệu chứng mà mình đã bỏ qua
Esmae luôn tự hào về thân hình cân đối và khỏe mạnh của mình. Chính vì thế, khi nhận được chẩn đoán đột quỵ, cô không khỏi bàng hoàng.
Đau vai là dấu hiệu đột quỵ trong trường hợp của Esmae (Ảnh minh họa)
Đột quỵ vốn được coi là căn bệnh của những người cao tuổi, thế nhưng hiện tại, những người trẻ tuổi, thậm chí cả trẻ em cũng có thể bị đột quỵ. Trường hợp của Esmae là lời cảnh tỉnh cho giới trẻ về dạng tai biến đáng sợ này.
“Mọi người thường hay nghĩ đột quỵ chỉ có thể xảy ra khi chúng ta ở độ tuổi ngoài 40 và các triệu chứng cần chú ý của đột quỵ là tê hoặc xệ 1 bên mặt. Thế nhưng, tôi hoàn toàn không có triệu chứng này”, Esmae cho biết.
Esmae kể lại, chính đêm giao thừa năm 2022 cô đột nhiên có một cơn đau đầu dữ dội. Cơn đau khiến cô không thể đi lại một cách bình thường và kèm theo đó là triệu chứng chóng mặt. Esmae nói thêm cơn đau lan cả xuống cổ. Trước đó, Esmae cũng có những cơn đau dữ dội ở cổ và vai.
Mặc dù đau cổ, vai có thể vô hại nhưng trong một số trường hợp, đó có thể là dấu hiệu của bóc tách động mạch cổ - động mạch đưa máu lên não. Bóc tách động mạch cũng là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới đột quỵ ở độ tuổi dưới 50.
Bóc tách động mạch cổ xảy ra khi lớp niêm mạc của động mạch cảnh hoặc động mạch đốt sống (2 động mạch cung cấp máu cho não) bị rách, khiến máu rò rỉ giữa các lớp của thành động mạch. Theo các chuyên gia của Trường Y Harvard, bóc tách động mạch có thể làm hình thành các cục máu đông.
“Cục máu đông có thể chặn hoàn toàn dòng máu chảy qua động mạch hoặc gây vỡ động mạch. Cả 2 trường hợp này đều có thể dẫn tới đột quỵ.”
Nguyên nhân nào dẫn tới bóc tách động mạch cổ?
Esmae có gặp triệu chứng đau cổ trước khi phát hiện đột quỵ (Ảnh minh họa)
Bóc tách động mạch cổ thường do chấn thương, chẳng hạn như tai nạn xe hơi. Trong những trường hợp đặc biệt, các hành động như hắt hơi, ho hoặc nôn cũng có thể dẫn tới tình trạng này.
Trong trường hợp của Esmae, các bác sĩ chưa tìm được nguyên nhân khiến cô bị bóc tách động mạch cổ và đột quỵ. Các chức năng ngôn ngữ và phản ứng của cô hoàn toàn bình thường nhưng kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy cô bị đột quỵ.
May mắn, cô không có biến chứng nguy hiểm nào sau đột quỵ. Cô chỉ cần sử dụng thuốc làm loãng máu. Tuy nhiên, đột quỵ mãi là nỗi ám ảnh đối với nữ trợ lý nha khoa trẻ tuổi.
Esmae cho biết cô là người có thói quen ăn uống lành mạnh, có chế độ tập luyện thường xuyên và thỉnh thoảng có uống rượu. Tuy nhiên, sau biến cố y tế này, cô quyết định thay đổi lại chế độ ăn và nói không với bia rượu.
Triệu chứng cần lưu ý của đột quỵ
Mô phỏng đột quỵ (Ảnh minh họa)
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, đột quỵ là tình trạng bệnh lý đe dọa tính mạng xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não bị cắt.
Các triệu chứng của đột quỵ được ghi nhớ bằng từ viết tắt FAST:
F (Face - Mặt): Tê bì hoặc lệch 1 bên mặt
A (Arm - Tay): Yếu, tê tay
S (Speech - Ngôn ngữ): Khó nói hoặc nói lắp
T (Time - Thời gian): Nếu thấy các triệu chứng này cần gọi cấp cứu ngay lập tức
Các dấu hiệu khác có thể gặp của đột quỵ gồm:
- Liệt hoàn toàn một bên cơ thể
- Đột ngột mất hoặc mờ thị lực
- Chóng mặt
- Lú lẫn
- Khó hiểu những gì người khác đang nói
- Khó nuốt
- Đau đầu dữ dội 1 cách đột ngột
- Mất ý thức
Nguồn: Dailymail
Link bài gốc: Sống sót sau khi bị đột quỵ ở tuổi 20, cô gái trẻ chỉ ra triệu chứng mà mình đã bỏ qua
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đàn ông sau 50 tuổi vượt qua 3 ‘rào cản trường...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chiêu thức “cọc loạt lô đất, thổi thông tin, lướt...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống ngày càng "lên hương", vợ streamer giàu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu