TIN MỚI
Quả sung gắn bó thân thuộc với nhiều người dân ở vùng quê Việt Nam. Sung chấm muối là món ăn vặt dân dã, sung nộm chua ngọt rất đưa cơm, sung kho thịt thì ăn một lần là nhớ mãi. Trong y học cổ truyền, quả sung thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn phong thấp... Tuy nhiên, cấu tạo của quả sung khá đặc biệt, vì thế tạo điều kiện để côn trùng, vi khuẩn trú ngụ.
Nhiều người thắc mắc, bên trong quả sung có những gì, có thực sự an toàn để ăn không? Để thỏa mãn sự tò mò của cộng đồng mạng, tài khoản Tik Tok mang tên "Kính Hiển Vi" mới đây đã thực hiện clip soi quả sung dưới kính hiển vi.
Cụ thể: Khi soi vỏ ngoài của quả sung ở mức phóng đại 40 lần, có thể dễ dàng nhận thấy có rất nhiều kiến và các vi sinh vật khác chui ra, chui vào bên trong như một... cái tổ. Khi chủ tài khoản mở mức phóng đại lớn hơn, zoom kỹ vào phần ruột của quả sung thì ôi thôi, người soi chỉ có thể thốt lên rằng: Có cả một thế giới sinh vật bên trong quả sung! Và cũng không thể biết hết tên của những sinh vật này.
Hình ảnh bên trong quả sung dưới kính hiển vi.
Nhiều chuyên gia đánh giá rằng quả sung dù chứa nhiều vi sinh vật nhưng bản thân chúng không gây hại, nếu như vệ sinh kỹ trước khi ăn thì đây là một món ngon, bổ do chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali... và một số vitamin như C.
Cách vệ sinh quả sung trước khi ăn: Rửa sạch quả sung qua 2 lần nước sau đó bổ làm đôi, ngâm trong nước muối loãng khoảng chừng 20 – 30 phút.
Sung khi được tiêu thụ vừa phải có thể ngừa táo bón, tăng tiết sữa cho sản phụ sau sinh, giúp giảm cân, giảm cholesterol, tăng cường ham muốn tình dục, ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, ung thư ruột kết, tốt cho bệnh nhân tiểu đường, phòng chống tăng huyết áp... Ngược lại, nếu ăn quá nhiều sung trong ngày có thể gây nặng bụng và đau dạ dày, giảm đường huyết trong máu và gây dị ứng. Ngoài ra, một số nhóm người dưới đây cũng không nên ăn quả sung để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe,
4 nhóm người không nên ăn quả sung
1. Người có đường huyết thấp
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), ăn sung tuy có thể đem lại tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường. Tuy nhiên, những người đang có lượng đường huyết thấp mà ăn nhiều sung thì sẽ khiến đường huyết hạ quá mức cho phép, khiến cơ thể xuất hiện triệu chứng run rẩy, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi và cảm thấy đói, tim đập nhanh, thị lực giảm, cáu gắt và da tái nhợt. Vì vậy người có đường huyết thấp nên tránh ăn sung.
2. Người đang bị xuất huyết trực tràng, đau dạ dày
Theo Đông y, quả sung chín có tính nóng, ăn nhiều sung chín có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc gây đau dạ dày. Ngoài ra, ăn sung còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc dạ dày, cần phải dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu.
3. Những người mắc bệnh thận
Sung là loại quả chứa rất nhiều oxalate, chất này khi đi vào cơ thể sẽ kết hợp với canxi tạo thành sỏi, do vậy việc ăn nhiều sung sẽ gây hại cho người bệnh thận hoặc túi mật.
4. Người dễ dị ứng
Nếu là một người dễ dị ứng, bạn cũng có thể bị dị ứng với sung, tình trạng này gây viêm màng kết, viêm mũi hoặc shock phản vệ. Vì vậy bạn nên ăn chậm rãi từng miếng một để kiểm tra xem có bị dị ứng với sung hay không.
9 loại rau quả tuyệt ngon, có nhiều trong mùa hè mà bạn nên sử dụng để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: Soi quả sung dưới kính hiển vi: Sự thật có thể khiến bạn "rùng mình" và 4 nhóm người không nên ăn sung kẻo làm tổn thương sức khỏe
Quả sung gắn bó thân thuộc với nhiều người dân ở vùng quê Việt Nam. Sung chấm muối là món ăn vặt dân dã, sung nộm chua ngọt rất đưa cơm, sung kho thịt thì ăn một lần là nhớ mãi. Trong y học cổ truyền, quả sung thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn phong thấp... Tuy nhiên, cấu tạo của quả sung khá đặc biệt, vì thế tạo điều kiện để côn trùng, vi khuẩn trú ngụ.
Nhiều người thắc mắc, bên trong quả sung có những gì, có thực sự an toàn để ăn không? Để thỏa mãn sự tò mò của cộng đồng mạng, tài khoản Tik Tok mang tên "Kính Hiển Vi" mới đây đã thực hiện clip soi quả sung dưới kính hiển vi.
Cụ thể: Khi soi vỏ ngoài của quả sung ở mức phóng đại 40 lần, có thể dễ dàng nhận thấy có rất nhiều kiến và các vi sinh vật khác chui ra, chui vào bên trong như một... cái tổ. Khi chủ tài khoản mở mức phóng đại lớn hơn, zoom kỹ vào phần ruột của quả sung thì ôi thôi, người soi chỉ có thể thốt lên rằng: Có cả một thế giới sinh vật bên trong quả sung! Và cũng không thể biết hết tên của những sinh vật này.
Hình ảnh bên trong quả sung dưới kính hiển vi.
Nhiều chuyên gia đánh giá rằng quả sung dù chứa nhiều vi sinh vật nhưng bản thân chúng không gây hại, nếu như vệ sinh kỹ trước khi ăn thì đây là một món ngon, bổ do chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali... và một số vitamin như C.
Cách vệ sinh quả sung trước khi ăn: Rửa sạch quả sung qua 2 lần nước sau đó bổ làm đôi, ngâm trong nước muối loãng khoảng chừng 20 – 30 phút.
Sung khi được tiêu thụ vừa phải có thể ngừa táo bón, tăng tiết sữa cho sản phụ sau sinh, giúp giảm cân, giảm cholesterol, tăng cường ham muốn tình dục, ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, ung thư ruột kết, tốt cho bệnh nhân tiểu đường, phòng chống tăng huyết áp... Ngược lại, nếu ăn quá nhiều sung trong ngày có thể gây nặng bụng và đau dạ dày, giảm đường huyết trong máu và gây dị ứng. Ngoài ra, một số nhóm người dưới đây cũng không nên ăn quả sung để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe,
4 nhóm người không nên ăn quả sung
1. Người có đường huyết thấp
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), ăn sung tuy có thể đem lại tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường. Tuy nhiên, những người đang có lượng đường huyết thấp mà ăn nhiều sung thì sẽ khiến đường huyết hạ quá mức cho phép, khiến cơ thể xuất hiện triệu chứng run rẩy, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi và cảm thấy đói, tim đập nhanh, thị lực giảm, cáu gắt và da tái nhợt. Vì vậy người có đường huyết thấp nên tránh ăn sung.
2. Người đang bị xuất huyết trực tràng, đau dạ dày
Theo Đông y, quả sung chín có tính nóng, ăn nhiều sung chín có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc gây đau dạ dày. Ngoài ra, ăn sung còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc dạ dày, cần phải dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu.
3. Những người mắc bệnh thận
Sung là loại quả chứa rất nhiều oxalate, chất này khi đi vào cơ thể sẽ kết hợp với canxi tạo thành sỏi, do vậy việc ăn nhiều sung sẽ gây hại cho người bệnh thận hoặc túi mật.
4. Người dễ dị ứng
Nếu là một người dễ dị ứng, bạn cũng có thể bị dị ứng với sung, tình trạng này gây viêm màng kết, viêm mũi hoặc shock phản vệ. Vì vậy bạn nên ăn chậm rãi từng miếng một để kiểm tra xem có bị dị ứng với sung hay không.
9 loại rau quả tuyệt ngon, có nhiều trong mùa hè mà bạn nên sử dụng để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: Soi quả sung dưới kính hiển vi: Sự thật có thể khiến bạn "rùng mình" và 4 nhóm người không nên ăn sung kẻo làm tổn thương sức khỏe
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Điểm tên những khu vực có thị trường bất động sản...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
GS.TS Hoàng Văn Cường: Định giá đất hợp lý tạo khả...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sôi động hoạt động cất nóc, bàn giao căn hộ phía Nam
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
'Soi' mức lương phổ biến của các vị trí...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ca sĩ Khắc Việt: “Khi thị trường bất động sản sôi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tại sao sợi mì ăn liền lại có dạng xoăn và lượn sóng?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu