Khi con làm bài không tốt, nhiều cha mẹ tỏ ra khó chấp nhận, thậm chí còn hỏi đi hỏi lại tại sao con không làm đúng câu hỏi và mắc nhiều lỗi như vậy. Trên thực tế, dù ngoài mặt có vẻ không quan tâm, nhưng đứa trẻ là người cảm thấy buồn nhất khi biết rằng mình "thất bại".
Nếu cha mẹ vô tình thốt ra ba câu sau đây có thể khiến trẻ cảm thấy bất lực, thất vọng, mặc cảm tội lỗi, từ đó nảy sinh những ám ảnh tiêu cực.
1. Hỏi dồn dập ngay sau khi con ra khỏi phòng thi
"Con làm bài thế nào?"; "Đề có khó không?"; "Có chắc về bài làm không?"; "Con được mấy điểm"... Bạn có thể hỏi tình trạng thi cử của con nhưng không nên hỏi liền, hỏi một cách vội vàng. Con vừa thi xong, muốn thư giãn một lúc để quên đi áp lực thi cử mà người lớn không cho, dễ khiến con cáu gắt.
Bạn cũng có thể quan sát trạng thái cảm xúc của con, sau đó tìm thời điểm thuận lợi rồi dùng giọng điệu phù hợp nói chuyện với con. Tất nhiên, nếu đứa trẻ chủ động chia sẻ thì cha mẹ cùng con nói chuyện trên đường đi sẽ là tình huống lý tưởng nhất. Nên chọn các câu hỏi chung, đừng quá gây áp lực cho con.
Sau những kỳ thi, ai cũng có nỗi lo về điểm số. Nếu con làm bài thi không tốt, cha mẹ lại hỏi về điểm số vào thời điểm này có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ.
2. Lời buộc tội
Khi biết con không làm bài tốt, nhiều phụ huynh không kìm được cảm xúc mà buộc tội con: "Dặn con cẩn thận trước kỳ thi rồi mà, bây giờ đã quá muộn!"; "Con chẳng làm được gì cả"... Có thể bạn đang rất không hài lòng với thái độ học tập của con, cũng như không lạc quan về thành tích thi của con nên mới nói những lời chán nản như vậy, ngay khi con vừa bước ra khỏi phòng thi.
Nhưng những lời buộc tội, mắng mỏ này sẽ không giúp trẻ tích cực hơn trong việc học tập mà chỉ khiến trẻ suy sụp, mất tinh thần học tập.
3. Thất vọng và lo lắng
Những câu nói như: "Mẹ thực sự lo lắng kết quả thi của con sẽ không tốt!",... khiến trẻ cảm thấy rất lạc lõng. Có lẽ, con đã rất bất mãn với tình trạng thi cử của mình, và khi nghe những gì cha mẹ nói, con sẽ càng thấy mất hy vọng. Bởi "Ngay cả bố mẹ còn không muốn tin mình thì sao mình phải tin bản thân có khả năng làm gì được?".
Bạn có thể nói với con sau kỳ thi những câu như: "Cuối cùng cũng thi xong, con vất vả rồi!"; "Chúc mừng con đã hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này!"; "Cho dù kết quả ra sao, bố mẹ vẫn yêu con".
Thi cử chỉ là nhất thời nhưng sợi dây tình cảm giữa cha mẹ và con cái là cả đời. Trong tương lai, đứa trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách hơn trong cuộc sống. Sự động viên, khẳng định hay an ủi của bạn sẽ giúp con giữ được sức mạnh bên trong và tiến về phía trước với tình yêu thương và những lời chúc phúc.
Link bài gốc: Sau kỳ thi, cha mẹ đừng bao giờ nói với con 3 câu này
Nếu cha mẹ vô tình thốt ra ba câu sau đây có thể khiến trẻ cảm thấy bất lực, thất vọng, mặc cảm tội lỗi, từ đó nảy sinh những ám ảnh tiêu cực.
1. Hỏi dồn dập ngay sau khi con ra khỏi phòng thi
"Con làm bài thế nào?"; "Đề có khó không?"; "Có chắc về bài làm không?"; "Con được mấy điểm"... Bạn có thể hỏi tình trạng thi cử của con nhưng không nên hỏi liền, hỏi một cách vội vàng. Con vừa thi xong, muốn thư giãn một lúc để quên đi áp lực thi cử mà người lớn không cho, dễ khiến con cáu gắt.
Bạn cũng có thể quan sát trạng thái cảm xúc của con, sau đó tìm thời điểm thuận lợi rồi dùng giọng điệu phù hợp nói chuyện với con. Tất nhiên, nếu đứa trẻ chủ động chia sẻ thì cha mẹ cùng con nói chuyện trên đường đi sẽ là tình huống lý tưởng nhất. Nên chọn các câu hỏi chung, đừng quá gây áp lực cho con.
Sau những kỳ thi, ai cũng có nỗi lo về điểm số. Nếu con làm bài thi không tốt, cha mẹ lại hỏi về điểm số vào thời điểm này có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ.
2. Lời buộc tội
Khi biết con không làm bài tốt, nhiều phụ huynh không kìm được cảm xúc mà buộc tội con: "Dặn con cẩn thận trước kỳ thi rồi mà, bây giờ đã quá muộn!"; "Con chẳng làm được gì cả"... Có thể bạn đang rất không hài lòng với thái độ học tập của con, cũng như không lạc quan về thành tích thi của con nên mới nói những lời chán nản như vậy, ngay khi con vừa bước ra khỏi phòng thi.
Nhưng những lời buộc tội, mắng mỏ này sẽ không giúp trẻ tích cực hơn trong việc học tập mà chỉ khiến trẻ suy sụp, mất tinh thần học tập.
3. Thất vọng và lo lắng
Những câu nói như: "Mẹ thực sự lo lắng kết quả thi của con sẽ không tốt!",... khiến trẻ cảm thấy rất lạc lõng. Có lẽ, con đã rất bất mãn với tình trạng thi cử của mình, và khi nghe những gì cha mẹ nói, con sẽ càng thấy mất hy vọng. Bởi "Ngay cả bố mẹ còn không muốn tin mình thì sao mình phải tin bản thân có khả năng làm gì được?".
Bạn có thể nói với con sau kỳ thi những câu như: "Cuối cùng cũng thi xong, con vất vả rồi!"; "Chúc mừng con đã hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này!"; "Cho dù kết quả ra sao, bố mẹ vẫn yêu con".
Thi cử chỉ là nhất thời nhưng sợi dây tình cảm giữa cha mẹ và con cái là cả đời. Trong tương lai, đứa trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách hơn trong cuộc sống. Sự động viên, khẳng định hay an ủi của bạn sẽ giúp con giữ được sức mạnh bên trong và tiến về phía trước với tình yêu thương và những lời chúc phúc.
Link bài gốc: Sau kỳ thi, cha mẹ đừng bao giờ nói với con 3 câu này
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
7 việc không được làm ngay sau khi tập thể dục thể thao
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Con trai mới sinh bị bắt cóc, 16 năm sau, cặp vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đàn ông sau 50 tuổi vượt qua 3 ‘rào cản trường...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sau kỳ nghỉ lễ, một ngân hàng lớn giảm mạnh 1% lãi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hà Nội: Hiện trạng Công viên Tuổi trẻ sau hơn 3...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhiều trẻ 'học trước quên sau' thì ra vì...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu