TIN MỚI
1. Bị ám sát ở quận Bình Nguyên
Thuở đầu Lưu Bị khởi binh ở quê hương, có công thảo phạt quân Khăn Vàng, ấy vậy nhưng quan lộ lại trắc trở.
Về sau Lưu Bị đi nhờ cậy bạn đồng môn của mình là Công Tôn Toản. Công Tôn Toản đối xử với Lưu Bị rất tốt, ban đầu để ông đảm nhiệm chức Bình Nguyên lệnh, rồi sau thăng làm Bình Nguyên tướng.
Khi ấy Lưu Bị là người từ nơi khác đến, có một người dân trong quận không ưa ông, bèn thuê một sát thủ giết ông. May mắn là, tên sát thủ này không nỡ giết Lưu Bị vì cho rằng Lưu Bị cùng giới giang hồ với mình, chỉ vỗ vỗ vai dặn ông tự mình bảo trọng, nói xong liền rời đi.
Đoạn ghi chép trên có vẻ thật khó tin, cũng thật khó để tưởng tượng, nhưng đối chiếu với chú dẫn trong "Tam quốc chí" thì có vẻ khá hợp lý.
Lưu Bị giữ chức Bình Nguyên tướng, là một chức quan lớn nhận bổng lộc hai ngàn thạch.
Lần đầu tiên Lưu Bị được ngồi vào vị trí cao như vậy, tuy là quan lớn của địa phương, nhưng ông vẫn là một đại ca "sặc mùi giang hồ" như xưa, không so đo thân phận cao quý hay thấp hèn, đồng cam cộng khổ cùng dân chúng của quận, cùng ngồi ăn cơm.
Sát thủ chưa từng gặp được một viên quan phụ mẫu như vậy, hiển nhiên sẽ cảm thấy bái phục. Đây là lần đầu tiên Lưu Bị thoát chết trong gang tấc.
2. Xin hoà với Lã Bố
Chính sử và truyện diễn nghĩa miêu tả lại gần như giống nhau, Từ Châu Mục Đào Khiêm qua đời vì bệnh nặng.
Trước khi qua đời, ông quyết định tiến cử Lưu Bị làm Từ Châu Mục thay mình, bèn dâng biểu lên Hán Hiến đế. Lưu Bị khiêm nhường, sợ mình sức yếu không giữ được nên từ tạ, đề nghị Đào Khiêm trao Từ châu cho Viên Thuật là người có danh vọng cao hơn.
Đào Khiêm bèn hỏi ý kiến Khổng Dung, nhưng Khổng Dung cho rằng Viên Thuật không hề có thực lực, không lâu sẽ diệt vong. Đào Khiêm và Khổng Dung cùng thuyết phục Lưu Bị mấy lần, cuối cùng Lưu Bị nhận lời tiếp quản Từ châu, nhận chức Từ Châu Mục.
Chỉ tiếc rằng mảnh đất đặt chân quý báu ấy không lâu sau đó đã bị Lã Bố cướp mất. Chính sự kiện này đã đẩy Lưu Bị vào tình thế phải "luồn cúi" ở cạnh Lã Bố.
Theo đó, Lã Bố đã lợi dụng sơ hở đánh úp Hạ Bì, bắt vợ của Lưu Bị và quân đội dưới quyền làm tù binh, tiến độ của kế hoạch làm chủ Từ Châu bỗng chốc trở về con số 0.
Lưu Bị đem quân tới huyện Hải Tây của quận Quảng Lăng, kẹt giữa Lã Bố và Viên Thuật, bị thua liên tiếp, cuối cùng, Lưu Bị lựa chọn cúi đầu, "cầu hoà với Lã Bố, Bố trả lại vợ cho Bị".
Sách sử ghi chép ngắn gọn, nhưng trong quá trình ấy, chắc chắn là lần kề cận cái chết nhất trong cuộc đời Lưu Bị.
Trong "Anh hùng ký" có ghi chép: "Khi quân Lưu Bị ở Quảng Lăng, trong quân thiếu thốn lương thảo, binh sĩ bị đói phải ăn thịt lẫn nhau. Lúc này Bị muốn về huyện Bái, chỉ có thể xin cầu hoà với Lã Bố".
Tuy Lưu Bị chưa chết, nhưng có lẽ phần nào đó trong tim đã chết, đã tan nát thật rồi. Phải trơ mắt nhìn cảnh người ăn thịt người tựa chốn đị ngục, ông lại không thể làm được gì. Người tự đánh giá mình là anh hùng lại rơi vào kết cục này.
Nếu trong tay Lưu Bị thật sự có một đôi Uyên Ương Kiếm, trong những ngày tháng ấy, có lẽ mỗi ngay ông đều muốn lấy kiếm ra cứa một nhát lên cổ, bởi cuộc sống quá đỗi đau khổ.
3. Binh bại Di Lăng
Trận Di Lăng là cuộc chiến đầu tiên nổ ra sau khi 3 nước Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô chính thức hình thành.
Lưu Bị đích thân dẫn quân Đông chinh, không có những lão tướng như Ngụy Diên, Triệu Vân đồng hành. Trong các tướng, Mã Lương và Hoàng Quyền có tiếng tăm vang dội nhất.
Lưu Bị và Gia Cát Lượng đều vô cùng coi trọng năng lực của Mã Lương.
Lần thảo phạt Đông Ngô này, Lưu Bị phái Mã Lương đến Võ Lăng chiêu nạp Ngũ Tích Man Di, thủ lĩnh Man Di đều nhận quan ấn và quan hiệu, ấy vậy mà, cuối cùng Lưu Bị đã thất bại thảm hại ở Di Lăng.
Gần như toàn bộ các tướng chỉ huy chiến dịch Di Lăng của Thục Hán bị xóa sổ: Mã Lương tử trận ở Ngũ Khê, Trương Nam, Phùng Tập, Phó Đồng đều tử trận khi bảo vệ Lưu Bị chạy khỏi vòng vây, Man vương Ma Sa Kha cũng tử trận, Trình Kỳ tự sát, Hoàng Quyền buộc phải chạy sang hàng Ngụy. Chỉ còn lại Ngô Ban, Hướng Sủng trở về.
Bản thân Lưu Bị cũng rơi vào thế bí, phải chạy qua đường sạn đạo Di Lăng rồi phá đường này để ngăn quân Ngô đuổi theo. Cuối cùng ông chạy thoát về thành Bạch Đế trong tình cảnh vô cùng thê thảm.
Đều là đại thần được ủy thác, vì sao Lưu Bị trước lúc qua đời lại trao binh quyền cho Lý Nghiêm chứ không giao cho Gia Cát Lượng?
Pháp luật và Bạn đọc
Link bài gốc: Sát thủ tìm đến tận nơi để đoạt mạng Lưu Bị, vì sao sau khi gặp lại không nỡ giết, thậm chí còn khuyên ông bảo trọng?
1. Bị ám sát ở quận Bình Nguyên
Thuở đầu Lưu Bị khởi binh ở quê hương, có công thảo phạt quân Khăn Vàng, ấy vậy nhưng quan lộ lại trắc trở.
Về sau Lưu Bị đi nhờ cậy bạn đồng môn của mình là Công Tôn Toản. Công Tôn Toản đối xử với Lưu Bị rất tốt, ban đầu để ông đảm nhiệm chức Bình Nguyên lệnh, rồi sau thăng làm Bình Nguyên tướng.
Khi ấy Lưu Bị là người từ nơi khác đến, có một người dân trong quận không ưa ông, bèn thuê một sát thủ giết ông. May mắn là, tên sát thủ này không nỡ giết Lưu Bị vì cho rằng Lưu Bị cùng giới giang hồ với mình, chỉ vỗ vỗ vai dặn ông tự mình bảo trọng, nói xong liền rời đi.
Đoạn ghi chép trên có vẻ thật khó tin, cũng thật khó để tưởng tượng, nhưng đối chiếu với chú dẫn trong "Tam quốc chí" thì có vẻ khá hợp lý.
Lưu Bị giữ chức Bình Nguyên tướng, là một chức quan lớn nhận bổng lộc hai ngàn thạch.
Lần đầu tiên Lưu Bị được ngồi vào vị trí cao như vậy, tuy là quan lớn của địa phương, nhưng ông vẫn là một đại ca "sặc mùi giang hồ" như xưa, không so đo thân phận cao quý hay thấp hèn, đồng cam cộng khổ cùng dân chúng của quận, cùng ngồi ăn cơm.
Sát thủ chưa từng gặp được một viên quan phụ mẫu như vậy, hiển nhiên sẽ cảm thấy bái phục. Đây là lần đầu tiên Lưu Bị thoát chết trong gang tấc.
2. Xin hoà với Lã Bố
Chính sử và truyện diễn nghĩa miêu tả lại gần như giống nhau, Từ Châu Mục Đào Khiêm qua đời vì bệnh nặng.
Trước khi qua đời, ông quyết định tiến cử Lưu Bị làm Từ Châu Mục thay mình, bèn dâng biểu lên Hán Hiến đế. Lưu Bị khiêm nhường, sợ mình sức yếu không giữ được nên từ tạ, đề nghị Đào Khiêm trao Từ châu cho Viên Thuật là người có danh vọng cao hơn.
Đào Khiêm bèn hỏi ý kiến Khổng Dung, nhưng Khổng Dung cho rằng Viên Thuật không hề có thực lực, không lâu sẽ diệt vong. Đào Khiêm và Khổng Dung cùng thuyết phục Lưu Bị mấy lần, cuối cùng Lưu Bị nhận lời tiếp quản Từ châu, nhận chức Từ Châu Mục.
Chỉ tiếc rằng mảnh đất đặt chân quý báu ấy không lâu sau đó đã bị Lã Bố cướp mất. Chính sự kiện này đã đẩy Lưu Bị vào tình thế phải "luồn cúi" ở cạnh Lã Bố.
Theo đó, Lã Bố đã lợi dụng sơ hở đánh úp Hạ Bì, bắt vợ của Lưu Bị và quân đội dưới quyền làm tù binh, tiến độ của kế hoạch làm chủ Từ Châu bỗng chốc trở về con số 0.
Lưu Bị đem quân tới huyện Hải Tây của quận Quảng Lăng, kẹt giữa Lã Bố và Viên Thuật, bị thua liên tiếp, cuối cùng, Lưu Bị lựa chọn cúi đầu, "cầu hoà với Lã Bố, Bố trả lại vợ cho Bị".
Sách sử ghi chép ngắn gọn, nhưng trong quá trình ấy, chắc chắn là lần kề cận cái chết nhất trong cuộc đời Lưu Bị.
Trong "Anh hùng ký" có ghi chép: "Khi quân Lưu Bị ở Quảng Lăng, trong quân thiếu thốn lương thảo, binh sĩ bị đói phải ăn thịt lẫn nhau. Lúc này Bị muốn về huyện Bái, chỉ có thể xin cầu hoà với Lã Bố".
Tuy Lưu Bị chưa chết, nhưng có lẽ phần nào đó trong tim đã chết, đã tan nát thật rồi. Phải trơ mắt nhìn cảnh người ăn thịt người tựa chốn đị ngục, ông lại không thể làm được gì. Người tự đánh giá mình là anh hùng lại rơi vào kết cục này.
Nếu trong tay Lưu Bị thật sự có một đôi Uyên Ương Kiếm, trong những ngày tháng ấy, có lẽ mỗi ngay ông đều muốn lấy kiếm ra cứa một nhát lên cổ, bởi cuộc sống quá đỗi đau khổ.
3. Binh bại Di Lăng
Trận Di Lăng là cuộc chiến đầu tiên nổ ra sau khi 3 nước Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô chính thức hình thành.
Lưu Bị đích thân dẫn quân Đông chinh, không có những lão tướng như Ngụy Diên, Triệu Vân đồng hành. Trong các tướng, Mã Lương và Hoàng Quyền có tiếng tăm vang dội nhất.
Lưu Bị và Gia Cát Lượng đều vô cùng coi trọng năng lực của Mã Lương.
Lần thảo phạt Đông Ngô này, Lưu Bị phái Mã Lương đến Võ Lăng chiêu nạp Ngũ Tích Man Di, thủ lĩnh Man Di đều nhận quan ấn và quan hiệu, ấy vậy mà, cuối cùng Lưu Bị đã thất bại thảm hại ở Di Lăng.
Gần như toàn bộ các tướng chỉ huy chiến dịch Di Lăng của Thục Hán bị xóa sổ: Mã Lương tử trận ở Ngũ Khê, Trương Nam, Phùng Tập, Phó Đồng đều tử trận khi bảo vệ Lưu Bị chạy khỏi vòng vây, Man vương Ma Sa Kha cũng tử trận, Trình Kỳ tự sát, Hoàng Quyền buộc phải chạy sang hàng Ngụy. Chỉ còn lại Ngô Ban, Hướng Sủng trở về.
Bản thân Lưu Bị cũng rơi vào thế bí, phải chạy qua đường sạn đạo Di Lăng rồi phá đường này để ngăn quân Ngô đuổi theo. Cuối cùng ông chạy thoát về thành Bạch Đế trong tình cảnh vô cùng thê thảm.
Đều là đại thần được ủy thác, vì sao Lưu Bị trước lúc qua đời lại trao binh quyền cho Lý Nghiêm chứ không giao cho Gia Cát Lượng?
Pháp luật và Bạn đọc
Link bài gốc: Sát thủ tìm đến tận nơi để đoạt mạng Lưu Bị, vì sao sau khi gặp lại không nỡ giết, thậm chí còn khuyên ông bảo trọng?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thời điểm lý tưởng để quan sát siêu Trăng xanh tại...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bán khúc gỗ mục dài 5m với giá 5,5 tỷ đồng, người...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cô gái đi ăn nhà hàng nào cũng đòi miễn phí, camera...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mũi khoan sâu đến 36m bỗng “bất động” vì 1 khúc gỗ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Quan sát người giàu đa số có chung 1 ĐIỂM: Gói gọn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu