TIN MỚI
Rất nhiều ông lớn trong ngành đầu tư và đầu tư mạo hiểm đều giới thiệu cuốn "Poor Charlie's Almanack", cuốn sách là một tập hợp các bài phát biểu và nói chuyện của Charlie Munger, được biên soạn bởi Peter D. Kaufman.
Charlie Munger là cộng sự thép của Warren Buffett, theo ông chia sẻ thì ông chưa từng học bất kỳ khóa học nào về kinh tế học hay tâm lý học…
Ông là một luật sư, nhưng ông đồng thời cũng là một bậc thầy về đầu tư, mỗi lần nói về khía cạnh này, ông đều cho ra được những quan điểm vô cùng tuyệt vời.
Điều này khiến tôi liên tưởng đến những người đạt được thành tích xuất sắc về mọi mặt trong cuộc sống, có thể họ không được học hành bài bản, nhưng ở họ, có những đặc điểm chung rất rõ ràng, và cụ thể là 7 điểm chung dưới đây.
01
Nếu mượn xe của người khác, đừng quên đổ đầy xăng trước khi trả họ
Munger nói:
"Khoảng vào năm 15 tuổi, cha dạy tôi rằng: "Charlie, nếu con mượn xe của người khác, đừng quên đổ đầy xăng trước khi trả họ."
Khi còn là sinh viên năm nhất ở Stanford, có một người quen từng cho tôi mượn xe. Không phải vì có mối quan hệ tốt với tôi mà anh ấy cho tôi mượn, mà là vì một người bạn mà hai chúng tôi đều biết đã buộc anh ấy phải làm như vậy. Chiếc Audi Focus màu đỏ, còn nửa bình xăng. Khi về, tôi đổ đầy xăng trước, rồi mới trả cho anh ấy. Anh ấy phát hiện ra điều này, và kể từ đó, chúng tôi đã trở nên thân thiết hơn rất nhiều, khi tôi kết hôn, anh ấy là phù rể của tôi."
Chúng ta đều là những con người xã hội, ai ai cũng có lúc cần tới sự giúp đỡ, bạn có thể tìm tới sự giúp đỡ của người khác, nhưng hãy nhớ lấy rằng, người khác không có nghĩa vụ hay bắt buộc phải giúp bạn.
Nhưng nếu họ đã giúp bạn rồi, thì đó chính là bước đầu tiên thiết lập nên tình cảm bạn bè, tiếp theo đó thì chính là lúc bạn nên hồi đáp lại đối phương, nói không chừng, một mối quan hệ tốt đẹp khác có thể sẽ ra đời từ đây.
Warren Buffett (trái) và Charlie Munger (phải)
02
Làm tốt công việc trong 1 lần
Munger nói:
"Khi đó tôi đã tới tuổi lái xe, đưa đón người giúp việc ở hồ Cass là một nhiệm vụ của tôi. Nhiệm vụ này không đơn giản chỉ là lái xe tới là đón được, mà còn phải chèo thuyền qua hồ Cass rồi sang tới bờ lái xe vào trấn, sau đó lại lái thuyền quay về. Ngoài ra, nhiệm vụ mỗi buổi sáng của tôi còn bao gồm cả việc mua báo trong thị trấn.
Có một hôm, mưa bão rất to, trên hồ nổi sóng lớn. Trải qua những căng thẳng và khó khăn, tôi cuối cùng cũng đón được người giúp việc, nhưng lại quên mất nhiệm vụ mua báo. "Charlie già" hỏi tôi: "Báo đâu?", tôi nói tôi quên không mua. Ông dừng lại khoảng 1s rồi nói: "Quay lại lần nữa, mua báo về đây, và lần sau thì đừng quên nữa". Vậy là, tôi lại chỉ có thể mạo hiểm lên thuyền quay lại thị trấn mua báo. Khi đó, tôi đã tự nhủ với mình rằng, tôi sẽ không bao giờ để chuyện tương tự xảy ra nữa.
Đừng cho người khác cơ hội để họ chùi mông cho bạn, đặc biệt là lãnh đạo, nói như vậy không phải là bảo bạn phải làm tới mức hoàn hảo, nhưng phải hoàn thành đầy đủ, khi đã hoàn thành rồi là bạn đã hơn 80% những người khác rồi, nhớ kĩ, hoàn thành quan trọng hơn hoàn hảo.
03
Gặp chuyện, hãy hoài nghi, thậm chí đi ngược lại với nó
Munger nói, tôi chỉ muốn biết tương lai mình sẽ chết ở đâu, như vậy thì tôi sẽ không bao giờ tới đó.
Câu nói này nói lên tầm quan trọng của "tư duy ngược", chỉ suy nghĩ chính diện thôi chưa đủ, bạn phải có sự suy ngẫm theo hướng phản diện.
Chẳng hạn như có những trường hợp bác sỹ gặp phải những ca bệnh khó, không biết nên chuẩn đoán ra sao, để đảm bảo an toàn, họ sẽ thử những thuốc mang tính thử nghiệm, nếu các chỉ số liên quan giảm xuống, vậy thì rất có thể là căn bệnh này.
Lại chẳng hạn như ở nơi làm việc, bạn đừng chỉ đi làm những việc mà lãnh đạo muốn bạn làm, quan trọng là, việc mà lãnh đạo không thích, bạn cũng phải biết rõ, đừng đi làm việc mà lãnh đạo không thích, nếu không thì ngay cả khi đắc tội với lãnh đạo rồi, bạn cũng không biết mình đắc tội gì!
Charlie Munger
04
Tư duy đa dạng hóa, học tập suốt đời
Có một câu nói như này, "Khi trong tay bạn là cái búa, hãy coi mọi thứ như một cái đinh."
Munger cho rằng có hai phương pháp giúp học tập hiệu quả: thứ nhất là bạn phải phát hiện ra cái gì có hiệu quả rồi copy lại nó; kiểu thứ hai là bạn phát hiện ra cái gì không hiệu quả thì tránh chúng ra.
"Tôi luôn dùng cả hai phương pháp này cùng một lúc, nhưng cái quan trọng hơn, nhất định là cái vế phía sau. Tôi dành phần lớn cuộc đời mình để nghiên cứu những gì có khả năng thất bại, và sau đó làm mọi thứ có thể để tránh xa nó."
Quan sát những người thành công, bạn sẽ phát hiện ra, họ không chỉ đặc biệt xuất chúng ở một lĩnh vực nào đó, mà cùng với sự tiến bộ của thời đại, họ vẫn duy trì được sự thành công ấy của mình.
Đó là nhờ vào mô thức tư duy của họ, họ trải qua quá trình nâng cấp giống như nâng cấp phần mềm vậy, và điều này là nhờ vào tinh thần học hỏi không ngừng nghỉ. Học tập cái gì? Học tập kĩ thuật mới, tư tưởng mới, đặc biệt là những mô hình tư duy có ích.
Vì sao có những người nói ra câu nào là vàng câu ấy, làm việc gì cũng có một tư duy vô cùng rõ ràng, đó là bởi họ có cho mình một số mô hình tư duy chung, nhưng họ đồng thời cũng luôn không ngừng cải tiến chúng, họ sửa đổi chúng và cứ không ngừng thử nghiệm chúng trong thực tế.
Có rất nhiều mô hình có ích kiểu như vậy, chẳng hạn như phân tích SWOT, phương pháp MECE… thời đại của những người "có một món nghề, tung hoành cả thiên hạ" đã không còn tồn tại nữa, điều cần thiết hơn bây giờ là chuyên môn, sự đa năng, linh hoạt và khả năng học tập suốt đời.
05
Làm sao để có được thứ mình muốn?
Khiến mình trở nên xứng đáng với nó.
Munger nói, thế giới này có hai phương thức tồn tại, một kiểu là tìm kiếm từ bên ngoài, đáp ứng yêu cầu của người khác, có được sự công nhận của người khác. Kiểu còn lại là quan tâm tới giá trị của bản thân, nâng cao giá trị của bản thân.
"Tôi cho rằng, khi muốn một thứ gì đó, phương pháp tốt nhất để có được nó, chính là nâng cao giá trị của bản thân, khiến mình xứng đáng với nó."
Câu nói vô cùng thích hợp trong thế giới tình cảm, bạn muốn thu hút một người khác giới ưu tú, bạn theo đuổi có vất vả, có chân thành tới đâu cũng vô dụng, quan trọng là ở chỗ, hãy để họ cảm thấy bạn xứng với họ.
06
Nắm bắt điểm mấu chốt, sẽ dễ chiến thắng hơn
Munger nói, rất nhiều năm trước, ngôi nhà ỏ Minnesota của chúng tôi nằm ở ven hồ, khi đó ba tôi đã quyết định lắp một chiếc máy phát bóng ở sân tennis đã được xây dựng trước đó vài năm. Ba thường xuyên đi đánh tennis nhiều hơn bất kì ai trong nhà, sau khi lắp thêm máy phát bóng, ông có thể thuận lợi thực hành các cú vô lê trước lưới. Rất nhanh sau đó, ba đã thành thạo kỹ thuật vô lê trước lưới, mọi người đều muốn đập bóng theo bản năng, nhưng thường là đánh bóng vào lưới hoặc sút xa sân mười mấy mét. Phương pháp tập luyện tennis này giống như một cú đánh gôn ngắn, người khác ít khi muốn sử dụng, tuy nhiên, ba tôi lại có được lợi thế cạnh tranh khiến người khác "phát điên" này. Tôi thực sự sợ là đối thủ với ba, đặc biệt là trong các trận đấu đôi, bởi vì trong các trận đấu đôi, những cú vô lê trước lưới là chìa khóa để chiến thắng. May mắn là tôi và ba chỉ là đối thủ của nhau trên sân tennis, không phải trong lĩnh vực kinh doanh.
Nhận thức rõ "ưu thế cốt lõi" của bản thân, mình giỏi việc gì, bạn sẽ có thể đạt tới level "chỉ cần bỏ ra một nửa công sức cũng có thể cho ra được tuyệt tác nghệ thuật". Đừng lãng phí thời gian và mồ hôi trong việc "bồi bổ" những khuyết điểm của bản thân.
Cần phải biết, năng lực nghiệp vụ của mỗi người đều tương đương nhau, thay vì cứ khổ sở đấu đá, cạnh tranh với người khác trong một cái vòng kín, chi bằng tìm ra lợi thế riêng rồi không ngừng mở rộng lợi thế ấy, đó mới là cách tiết kiệm chi phí của người khôn ngoan.
07
Kiên trì
Muốn làm bất cứ chuyện gì, thứ không bao giờ tách rời ra được chính là sự kiên trì. Rất nhiều người, khi rơi vào khó khăn, thất bại, đều lựa chọn từ bỏ một cách rất bản năng.
Đây thực ra cũng chỉ là cơ chế bảo vệ bình thường của tâm lý, chúng ta đều lo rằng mình bỏ ra quá nhiều nhưng cuối cùng lại không nhận được bao nhiêu.
Nhưng trên thực tế, chỉ khi kiên trì tới cùng, nhất định sẽ có điều tốt đẹp xảy ra, bởi lẽ "có công mài sắt, có ngày nên kim", chân lý này chưa bao giờ là sai cả.
Tiết lộ bí mật để trường thọ của đất nước sống thọ nhất châu Á: Không có gì ngạc nhiên khi chúng đều xuất phát từ chế độ ăn uống và phong cách sống
Trí Thức Trẻ
Link bài gốc: Người hơn người ở điểm biết sống có trước có sau: Nếu bạn mượn xe của người ta, trước khi trả, hãy đổ đầy xăng cho họ
Rất nhiều ông lớn trong ngành đầu tư và đầu tư mạo hiểm đều giới thiệu cuốn "Poor Charlie's Almanack", cuốn sách là một tập hợp các bài phát biểu và nói chuyện của Charlie Munger, được biên soạn bởi Peter D. Kaufman.
Charlie Munger là cộng sự thép của Warren Buffett, theo ông chia sẻ thì ông chưa từng học bất kỳ khóa học nào về kinh tế học hay tâm lý học…
Ông là một luật sư, nhưng ông đồng thời cũng là một bậc thầy về đầu tư, mỗi lần nói về khía cạnh này, ông đều cho ra được những quan điểm vô cùng tuyệt vời.
Điều này khiến tôi liên tưởng đến những người đạt được thành tích xuất sắc về mọi mặt trong cuộc sống, có thể họ không được học hành bài bản, nhưng ở họ, có những đặc điểm chung rất rõ ràng, và cụ thể là 7 điểm chung dưới đây.
01
Nếu mượn xe của người khác, đừng quên đổ đầy xăng trước khi trả họ
Munger nói:
"Khoảng vào năm 15 tuổi, cha dạy tôi rằng: "Charlie, nếu con mượn xe của người khác, đừng quên đổ đầy xăng trước khi trả họ."
Khi còn là sinh viên năm nhất ở Stanford, có một người quen từng cho tôi mượn xe. Không phải vì có mối quan hệ tốt với tôi mà anh ấy cho tôi mượn, mà là vì một người bạn mà hai chúng tôi đều biết đã buộc anh ấy phải làm như vậy. Chiếc Audi Focus màu đỏ, còn nửa bình xăng. Khi về, tôi đổ đầy xăng trước, rồi mới trả cho anh ấy. Anh ấy phát hiện ra điều này, và kể từ đó, chúng tôi đã trở nên thân thiết hơn rất nhiều, khi tôi kết hôn, anh ấy là phù rể của tôi."
Chúng ta đều là những con người xã hội, ai ai cũng có lúc cần tới sự giúp đỡ, bạn có thể tìm tới sự giúp đỡ của người khác, nhưng hãy nhớ lấy rằng, người khác không có nghĩa vụ hay bắt buộc phải giúp bạn.
Nhưng nếu họ đã giúp bạn rồi, thì đó chính là bước đầu tiên thiết lập nên tình cảm bạn bè, tiếp theo đó thì chính là lúc bạn nên hồi đáp lại đối phương, nói không chừng, một mối quan hệ tốt đẹp khác có thể sẽ ra đời từ đây.
Warren Buffett (trái) và Charlie Munger (phải)
02
Làm tốt công việc trong 1 lần
Munger nói:
"Khi đó tôi đã tới tuổi lái xe, đưa đón người giúp việc ở hồ Cass là một nhiệm vụ của tôi. Nhiệm vụ này không đơn giản chỉ là lái xe tới là đón được, mà còn phải chèo thuyền qua hồ Cass rồi sang tới bờ lái xe vào trấn, sau đó lại lái thuyền quay về. Ngoài ra, nhiệm vụ mỗi buổi sáng của tôi còn bao gồm cả việc mua báo trong thị trấn.
Có một hôm, mưa bão rất to, trên hồ nổi sóng lớn. Trải qua những căng thẳng và khó khăn, tôi cuối cùng cũng đón được người giúp việc, nhưng lại quên mất nhiệm vụ mua báo. "Charlie già" hỏi tôi: "Báo đâu?", tôi nói tôi quên không mua. Ông dừng lại khoảng 1s rồi nói: "Quay lại lần nữa, mua báo về đây, và lần sau thì đừng quên nữa". Vậy là, tôi lại chỉ có thể mạo hiểm lên thuyền quay lại thị trấn mua báo. Khi đó, tôi đã tự nhủ với mình rằng, tôi sẽ không bao giờ để chuyện tương tự xảy ra nữa.
Đừng cho người khác cơ hội để họ chùi mông cho bạn, đặc biệt là lãnh đạo, nói như vậy không phải là bảo bạn phải làm tới mức hoàn hảo, nhưng phải hoàn thành đầy đủ, khi đã hoàn thành rồi là bạn đã hơn 80% những người khác rồi, nhớ kĩ, hoàn thành quan trọng hơn hoàn hảo.
03
Gặp chuyện, hãy hoài nghi, thậm chí đi ngược lại với nó
Munger nói, tôi chỉ muốn biết tương lai mình sẽ chết ở đâu, như vậy thì tôi sẽ không bao giờ tới đó.
Câu nói này nói lên tầm quan trọng của "tư duy ngược", chỉ suy nghĩ chính diện thôi chưa đủ, bạn phải có sự suy ngẫm theo hướng phản diện.
Chẳng hạn như có những trường hợp bác sỹ gặp phải những ca bệnh khó, không biết nên chuẩn đoán ra sao, để đảm bảo an toàn, họ sẽ thử những thuốc mang tính thử nghiệm, nếu các chỉ số liên quan giảm xuống, vậy thì rất có thể là căn bệnh này.
Lại chẳng hạn như ở nơi làm việc, bạn đừng chỉ đi làm những việc mà lãnh đạo muốn bạn làm, quan trọng là, việc mà lãnh đạo không thích, bạn cũng phải biết rõ, đừng đi làm việc mà lãnh đạo không thích, nếu không thì ngay cả khi đắc tội với lãnh đạo rồi, bạn cũng không biết mình đắc tội gì!
Charlie Munger
04
Tư duy đa dạng hóa, học tập suốt đời
Có một câu nói như này, "Khi trong tay bạn là cái búa, hãy coi mọi thứ như một cái đinh."
Munger cho rằng có hai phương pháp giúp học tập hiệu quả: thứ nhất là bạn phải phát hiện ra cái gì có hiệu quả rồi copy lại nó; kiểu thứ hai là bạn phát hiện ra cái gì không hiệu quả thì tránh chúng ra.
"Tôi luôn dùng cả hai phương pháp này cùng một lúc, nhưng cái quan trọng hơn, nhất định là cái vế phía sau. Tôi dành phần lớn cuộc đời mình để nghiên cứu những gì có khả năng thất bại, và sau đó làm mọi thứ có thể để tránh xa nó."
Quan sát những người thành công, bạn sẽ phát hiện ra, họ không chỉ đặc biệt xuất chúng ở một lĩnh vực nào đó, mà cùng với sự tiến bộ của thời đại, họ vẫn duy trì được sự thành công ấy của mình.
Đó là nhờ vào mô thức tư duy của họ, họ trải qua quá trình nâng cấp giống như nâng cấp phần mềm vậy, và điều này là nhờ vào tinh thần học hỏi không ngừng nghỉ. Học tập cái gì? Học tập kĩ thuật mới, tư tưởng mới, đặc biệt là những mô hình tư duy có ích.
Vì sao có những người nói ra câu nào là vàng câu ấy, làm việc gì cũng có một tư duy vô cùng rõ ràng, đó là bởi họ có cho mình một số mô hình tư duy chung, nhưng họ đồng thời cũng luôn không ngừng cải tiến chúng, họ sửa đổi chúng và cứ không ngừng thử nghiệm chúng trong thực tế.
Có rất nhiều mô hình có ích kiểu như vậy, chẳng hạn như phân tích SWOT, phương pháp MECE… thời đại của những người "có một món nghề, tung hoành cả thiên hạ" đã không còn tồn tại nữa, điều cần thiết hơn bây giờ là chuyên môn, sự đa năng, linh hoạt và khả năng học tập suốt đời.
05
Làm sao để có được thứ mình muốn?
Khiến mình trở nên xứng đáng với nó.
Munger nói, thế giới này có hai phương thức tồn tại, một kiểu là tìm kiếm từ bên ngoài, đáp ứng yêu cầu của người khác, có được sự công nhận của người khác. Kiểu còn lại là quan tâm tới giá trị của bản thân, nâng cao giá trị của bản thân.
"Tôi cho rằng, khi muốn một thứ gì đó, phương pháp tốt nhất để có được nó, chính là nâng cao giá trị của bản thân, khiến mình xứng đáng với nó."
Câu nói vô cùng thích hợp trong thế giới tình cảm, bạn muốn thu hút một người khác giới ưu tú, bạn theo đuổi có vất vả, có chân thành tới đâu cũng vô dụng, quan trọng là ở chỗ, hãy để họ cảm thấy bạn xứng với họ.
06
Nắm bắt điểm mấu chốt, sẽ dễ chiến thắng hơn
Munger nói, rất nhiều năm trước, ngôi nhà ỏ Minnesota của chúng tôi nằm ở ven hồ, khi đó ba tôi đã quyết định lắp một chiếc máy phát bóng ở sân tennis đã được xây dựng trước đó vài năm. Ba thường xuyên đi đánh tennis nhiều hơn bất kì ai trong nhà, sau khi lắp thêm máy phát bóng, ông có thể thuận lợi thực hành các cú vô lê trước lưới. Rất nhanh sau đó, ba đã thành thạo kỹ thuật vô lê trước lưới, mọi người đều muốn đập bóng theo bản năng, nhưng thường là đánh bóng vào lưới hoặc sút xa sân mười mấy mét. Phương pháp tập luyện tennis này giống như một cú đánh gôn ngắn, người khác ít khi muốn sử dụng, tuy nhiên, ba tôi lại có được lợi thế cạnh tranh khiến người khác "phát điên" này. Tôi thực sự sợ là đối thủ với ba, đặc biệt là trong các trận đấu đôi, bởi vì trong các trận đấu đôi, những cú vô lê trước lưới là chìa khóa để chiến thắng. May mắn là tôi và ba chỉ là đối thủ của nhau trên sân tennis, không phải trong lĩnh vực kinh doanh.
Nhận thức rõ "ưu thế cốt lõi" của bản thân, mình giỏi việc gì, bạn sẽ có thể đạt tới level "chỉ cần bỏ ra một nửa công sức cũng có thể cho ra được tuyệt tác nghệ thuật". Đừng lãng phí thời gian và mồ hôi trong việc "bồi bổ" những khuyết điểm của bản thân.
Cần phải biết, năng lực nghiệp vụ của mỗi người đều tương đương nhau, thay vì cứ khổ sở đấu đá, cạnh tranh với người khác trong một cái vòng kín, chi bằng tìm ra lợi thế riêng rồi không ngừng mở rộng lợi thế ấy, đó mới là cách tiết kiệm chi phí của người khôn ngoan.
07
Kiên trì
Muốn làm bất cứ chuyện gì, thứ không bao giờ tách rời ra được chính là sự kiên trì. Rất nhiều người, khi rơi vào khó khăn, thất bại, đều lựa chọn từ bỏ một cách rất bản năng.
Đây thực ra cũng chỉ là cơ chế bảo vệ bình thường của tâm lý, chúng ta đều lo rằng mình bỏ ra quá nhiều nhưng cuối cùng lại không nhận được bao nhiêu.
Nhưng trên thực tế, chỉ khi kiên trì tới cùng, nhất định sẽ có điều tốt đẹp xảy ra, bởi lẽ "có công mài sắt, có ngày nên kim", chân lý này chưa bao giờ là sai cả.
Tiết lộ bí mật để trường thọ của đất nước sống thọ nhất châu Á: Không có gì ngạc nhiên khi chúng đều xuất phát từ chế độ ăn uống và phong cách sống
Trí Thức Trẻ
Link bài gốc: Người hơn người ở điểm biết sống có trước có sau: Nếu bạn mượn xe của người ta, trước khi trả, hãy đổ đầy xăng cho họ
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bi hài chuyện khách mua ép giá quá rẻ, người bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người dân “chê” thanh toán tiền mặt
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao người dân nên mua vàng nhẫn?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu