TTO - * Em vừa thi đậu vào ngành thẩm định giá của trường ĐH Tài chính-Marketing. Em thấy ngành này hiện này đang rất cần nhân lực và bản thân cũng cảm thấy thích nó. Xin ban tư vấn cho em biết một số thông tin như về cơ hội việc làm của ngành này sau khi tốt nghiệp? Những kĩ năng cần thiết để thành công trong ngành này?
Công việc cụ thể của một thẩm định viên là gì (em chỉ biết về thẩm định bất động sản và chứng khoán - giá trị doanh nghiệp ở ngân hàng)? Một thẩm định viên có cần biết nhiều về tin học như quản trị hệ thống mạng không?
- Chào bạn. Thẩm định giá là việc đánh giá hay đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc theo thông lệ quốc tế.
Nghề thẩm định giá được chia làm hai cấp: chuyên viên thẩm định giá và trợ lý chuyên viên thẩm định giá. Tùy theo quy mô, loại hình kinh doanh… của từng công ty mà công việc của một chuyên gia thẩm định tài sản có thể khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung nhiệm vụ đặc trưng của một chuyên gia thẩm định giá là:
- Trực tiếp thực hiện thẩm định giá các hợp đồng thuộc lĩnh vực: thẩm định giá bất động sản, động sản, giá trị doanh nghiệp. Lập báo cáo định giá và đề xuất kết quả định giá.
- Chịu trách nhiệm giám sát về chất lượng của các chứng thư, báo cáo thẩm định giá.
- Tham gia đề xuất, cảnh báo rủi ro trong việc định giá, quản lý đối với các nhóm tài sản theo từng thời kỳ.
- Theo dõi, quản lý hồ sơ đã được định giá; chủ trì công tác định giá lại tài sản.
Đúng như bạn đã nhận định, ngành này hiện đang rất cần nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chuyên môn cao. Do vậy, cơ hội việc làm luôn rộng mở với các ứng viên tiềm năng. Với bằng cử nhân thẩm định giá, bạn có nhiều cơ hội lựa chọn địa điểm làm việc. Ngoài hai trung tâm thẩm định giá trực thuộc Bộ Tài Chính, trong thời gian tới các tỉnh, thành phố sẽ thành lập các doanh nghiệp thẩm định giá.
Bạn cũng có thể làm việc với các chức danh khác nhau:
- Thẩm định giá viên của các cơ quan có chức năng thẩm định giá tài sản, hàng hóa thuộc các bộ, ngành kinh tế như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên Môi trường...
- Cán bộ và chuyên viên thẩm định giá trong các tổ chức khác nhau như sở, phòng tài chính, phòng địa chính của các địa phương và của các đơn vị kinh tế như các văn phòng luật sư về sở hữu trí tuệ, phòng kiểm định chất lượng...
- Cán bộ và chuyên viên thẩm định giá làm việc trong các đơn vị kinh doanh như ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty xuất nhập khẩu, công ty xây dựng, công ty kiểm toán, công ty chứng khoán…
- Giảng viên, cán bộ nghiên cứu ở các trường ĐH có đào tạo và giảng dạy thẩm định giá, các viện nghiên cứu.
Thẩm định viên ngoài khả năng về chuyên môn, am hiểu thị trường, có kiến thức về các văn bản pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, tư vấn; hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực phân tích tài chính, thẩm định giá, khả năng ngoại ngữ và tin học (các ứng dụng tin học văn phòng), tính kiên trì và cẩn thận trong việc thu thập thông tin và xử lý số liệu.
Nghề thẩm định giá cũng đòi hỏi bạn phải tự tin vào khả năng và kết quả thẩm định của mình. Vì là người cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên bạn cũng cần năng động trong việc xử lý các mối quan hệ, các tình huống phát sinh...
Do tính chất đặc biệt của nghề thẩm định giá, ngoài những tố chất kể trên, người thẩm định giá còn cần phải có tính kỷ luật (tuân thủ tiêu chuẩn thẩm định giá, chịu trách nhiệm trước pháp luật) và tính trung thực cao.
Hãy hoàn thiện kiến thức và kỹ năng của mình ngay từ bây giờ bạn nhé!
MAI ĐAN THANH
(chuyên viên tư vấn nghề nghiệp VietnamWorks)
Công việc cụ thể của một thẩm định viên là gì (em chỉ biết về thẩm định bất động sản và chứng khoán - giá trị doanh nghiệp ở ngân hàng)? Một thẩm định viên có cần biết nhiều về tin học như quản trị hệ thống mạng không?
- Chào bạn. Thẩm định giá là việc đánh giá hay đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc theo thông lệ quốc tế.
Nghề thẩm định giá được chia làm hai cấp: chuyên viên thẩm định giá và trợ lý chuyên viên thẩm định giá. Tùy theo quy mô, loại hình kinh doanh… của từng công ty mà công việc của một chuyên gia thẩm định tài sản có thể khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung nhiệm vụ đặc trưng của một chuyên gia thẩm định giá là:
- Trực tiếp thực hiện thẩm định giá các hợp đồng thuộc lĩnh vực: thẩm định giá bất động sản, động sản, giá trị doanh nghiệp. Lập báo cáo định giá và đề xuất kết quả định giá.
- Chịu trách nhiệm giám sát về chất lượng của các chứng thư, báo cáo thẩm định giá.
- Tham gia đề xuất, cảnh báo rủi ro trong việc định giá, quản lý đối với các nhóm tài sản theo từng thời kỳ.
- Theo dõi, quản lý hồ sơ đã được định giá; chủ trì công tác định giá lại tài sản.
Đúng như bạn đã nhận định, ngành này hiện đang rất cần nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chuyên môn cao. Do vậy, cơ hội việc làm luôn rộng mở với các ứng viên tiềm năng. Với bằng cử nhân thẩm định giá, bạn có nhiều cơ hội lựa chọn địa điểm làm việc. Ngoài hai trung tâm thẩm định giá trực thuộc Bộ Tài Chính, trong thời gian tới các tỉnh, thành phố sẽ thành lập các doanh nghiệp thẩm định giá.
Bạn cũng có thể làm việc với các chức danh khác nhau:
- Thẩm định giá viên của các cơ quan có chức năng thẩm định giá tài sản, hàng hóa thuộc các bộ, ngành kinh tế như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên Môi trường...
- Cán bộ và chuyên viên thẩm định giá trong các tổ chức khác nhau như sở, phòng tài chính, phòng địa chính của các địa phương và của các đơn vị kinh tế như các văn phòng luật sư về sở hữu trí tuệ, phòng kiểm định chất lượng...
- Cán bộ và chuyên viên thẩm định giá làm việc trong các đơn vị kinh doanh như ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty xuất nhập khẩu, công ty xây dựng, công ty kiểm toán, công ty chứng khoán…
- Giảng viên, cán bộ nghiên cứu ở các trường ĐH có đào tạo và giảng dạy thẩm định giá, các viện nghiên cứu.
Thẩm định viên ngoài khả năng về chuyên môn, am hiểu thị trường, có kiến thức về các văn bản pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, tư vấn; hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực phân tích tài chính, thẩm định giá, khả năng ngoại ngữ và tin học (các ứng dụng tin học văn phòng), tính kiên trì và cẩn thận trong việc thu thập thông tin và xử lý số liệu.
Nghề thẩm định giá cũng đòi hỏi bạn phải tự tin vào khả năng và kết quả thẩm định của mình. Vì là người cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên bạn cũng cần năng động trong việc xử lý các mối quan hệ, các tình huống phát sinh...
Do tính chất đặc biệt của nghề thẩm định giá, ngoài những tố chất kể trên, người thẩm định giá còn cần phải có tính kỷ luật (tuân thủ tiêu chuẩn thẩm định giá, chịu trách nhiệm trước pháp luật) và tính trung thực cao.
Hãy hoàn thiện kiến thức và kỹ năng của mình ngay từ bây giờ bạn nhé!
MAI ĐAN THANH
(chuyên viên tư vấn nghề nghiệp VietnamWorks)
Bài tương tự bạn quan tâm
(Kỹ năng sống) Dừng Lại Và Cân Nhắc
- Thread starter benhi2311
- Ngày bắt đầu
Định nghĩa về sự thành công
- Thread starter benhi2311
- Ngày bắt đầu
Con đường doanh nhân và nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao
- Thread starter tutrinhkt99
- Ngày bắt đầu
Những kỹ năng vàng cho nghề Thẩm định giá
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tìm và định nghĩa về những mục tiêu lớn trong đời
- Thread starter saveyourtime1990
- Ngày bắt đầu