Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc (BoC), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Giao thông (BCM) và Ngân hàng Tiết kiệm bưu điện Trung Quốc (PSBC) đã công bố khoản hỗ trợ tài chính hơn 1.000 tỷ NDT (khoảng 140,2 tỷ USD) chủ yếu để phát triển bất động sản, thế chấp cho khách hàng, mua bán – sáp nhập, cung cấp tài chính cho chuỗi cung ứng và đầu tư trái phiếu.
Động thái này được đưa ra sau Kế hoạch 16 bước giải cứu bất động sản do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và Uỷ ban Quản lý ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC) vạch ra. Theo đó, kế hoạch này khuyến khích các ngân hàng thương mại cung cấp các khoản vay để mua lại các dự án bất động sản một cách thận trọng và có trật tự.
Trước đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) và Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC) cùng đưa ra một thông báo tới các tổ chức tài chính, công bố kế hoạch đảm bảo "sự phát triển ổn định và lành mạnh" của lĩnh vực bất động sản.
Một trong những giải pháp của kế hoạch giải cứu là các khoản vay ngân hàng chưa thanh toán của nhà đầu tư và các khoản vay tín chấp đến hạn trong vòng 6 tháng tới có thể được gia hạn thêm một năm, trong khi việc trả nợ trái phiếu của họ cũng có thể được gia hạn hoặc hoán đổi thông qua đàm phán giữa tổ chức phát hành và trái chủ.
Cùng với 20 biện pháp nới lỏng chiến lược "zero Covid" được công bố có thể xem là tín hiệu mạnh nhất cho đến nay cho thấy Trung Quốc đang chuyển sự chú ý vào việc giải cứu nền kinh tế đang trì trệ.
Trong vài tháng qua, các nhà chức trách ở Trung Quốc đã tìm cách xoa dịu khủng hoảng ngành bất động sản bằng nhiều động thái như cắt giảm lãi suất, thúc giục các ngân hàng lớn mở rộng khoản vay 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (140 tỷ USD) trong những tháng cuối năm và cung cấp các khoản vay đặc biệt thông qua các ngân hàng chính sách để đảm bảo các dự án bất động sản được bàn giao cho khách hàng đã mua.
Trung Quốc cũng mở rộng một chương trình hỗ trợ tài chính cho các công ty tư nhân bao gồm các công ty bất động sản lên khoảng 250 tỷ nhân dân tệ trong tuần này, một động thái có thể giúp các nhà phát triển bất động sản bán được nhiều trái phiếu hơn và giảm bớt khó khăn về thanh khoản của công ty.
Một trong những thay đổi chính sách lớn nhất trong thông báo mới nhất là cho phép "nới lỏng tạm thời các hạn chế" đối với việc cho vay của ngân hàng đối với các công ty bất động sản.
Công nhân làm việc tại công trường xây dựng Trung tâm Greenland Vũ Hán, một tòa nhà chọc trời cao 636 m ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Ngoài ra, hiện cơ quan quản lý khuyến khích các ngân hàng đàm phán với người mua nhà về việc gia hạn trả nợ thế chấp, nhấn mạnh không ảnh hưởng điểm tín dụng của người vay. Cách làm này có thể giảm nguy cơ bất ổn xã hội. Bởi những người mua nhà không được bàn giao nhà đúng hạn đã không thanh toán các khoản vay hồi tháng 7.
Yan Yuejin, Giám đốc nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và phát triển E-house Trung Quốc bình luận: "Đó là sự xoay trục quan trọng". Biện pháp nói trên sẽ giúp các ngân hàng thương mại "dễ thở" hơn và cho phép họ cung cấp các khoản vay mới.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) và Ủy ban quản lý bảo hiểm và ngân hàng Trung Quốc (CBIRC) khuyến khích ngân hàng đàm phán với người mua nhà về việc gia hạn trả nợ vay thế chấp và nhấn mạnh rằng điểm tín dụng của người mua nhà sẽ được bảo vệ. Điều đó có thể giúp giảm nguy cơ bất ổn xã hội sau khi nhiều người mua nhà tham gia cuộc tẩy chay thanh toán vay thế chấp kể từ tháng 7 để phản đối các dự án bị đình trệ.
PBoC và CBIRC ủng hộ các chính quyền địa phương thiết lập ngưỡng tiền cọc và mức sàn lãi suất vay thế chấp đối với người mua nhà phù hợp với nhu cầu nhà ở cơ bản. Các ngân hàng cũng được khuyến khích huy động vốn để mua lại các dự án chưa hoàn thành và chuyển chúng thành dự án nhà ở giá rẻ.
Link bài gốc: Ngân hàng Trung Quốc "bơm” tiền giải cứu bất động sản
Động thái này được đưa ra sau Kế hoạch 16 bước giải cứu bất động sản do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và Uỷ ban Quản lý ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC) vạch ra. Theo đó, kế hoạch này khuyến khích các ngân hàng thương mại cung cấp các khoản vay để mua lại các dự án bất động sản một cách thận trọng và có trật tự.
Trước đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) và Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC) cùng đưa ra một thông báo tới các tổ chức tài chính, công bố kế hoạch đảm bảo "sự phát triển ổn định và lành mạnh" của lĩnh vực bất động sản.
Một trong những giải pháp của kế hoạch giải cứu là các khoản vay ngân hàng chưa thanh toán của nhà đầu tư và các khoản vay tín chấp đến hạn trong vòng 6 tháng tới có thể được gia hạn thêm một năm, trong khi việc trả nợ trái phiếu của họ cũng có thể được gia hạn hoặc hoán đổi thông qua đàm phán giữa tổ chức phát hành và trái chủ.
Cùng với 20 biện pháp nới lỏng chiến lược "zero Covid" được công bố có thể xem là tín hiệu mạnh nhất cho đến nay cho thấy Trung Quốc đang chuyển sự chú ý vào việc giải cứu nền kinh tế đang trì trệ.
Trong vài tháng qua, các nhà chức trách ở Trung Quốc đã tìm cách xoa dịu khủng hoảng ngành bất động sản bằng nhiều động thái như cắt giảm lãi suất, thúc giục các ngân hàng lớn mở rộng khoản vay 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (140 tỷ USD) trong những tháng cuối năm và cung cấp các khoản vay đặc biệt thông qua các ngân hàng chính sách để đảm bảo các dự án bất động sản được bàn giao cho khách hàng đã mua.
Trung Quốc cũng mở rộng một chương trình hỗ trợ tài chính cho các công ty tư nhân bao gồm các công ty bất động sản lên khoảng 250 tỷ nhân dân tệ trong tuần này, một động thái có thể giúp các nhà phát triển bất động sản bán được nhiều trái phiếu hơn và giảm bớt khó khăn về thanh khoản của công ty.
Một trong những thay đổi chính sách lớn nhất trong thông báo mới nhất là cho phép "nới lỏng tạm thời các hạn chế" đối với việc cho vay của ngân hàng đối với các công ty bất động sản.
Công nhân làm việc tại công trường xây dựng Trung tâm Greenland Vũ Hán, một tòa nhà chọc trời cao 636 m ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Ngoài ra, hiện cơ quan quản lý khuyến khích các ngân hàng đàm phán với người mua nhà về việc gia hạn trả nợ thế chấp, nhấn mạnh không ảnh hưởng điểm tín dụng của người vay. Cách làm này có thể giảm nguy cơ bất ổn xã hội. Bởi những người mua nhà không được bàn giao nhà đúng hạn đã không thanh toán các khoản vay hồi tháng 7.
Yan Yuejin, Giám đốc nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và phát triển E-house Trung Quốc bình luận: "Đó là sự xoay trục quan trọng". Biện pháp nói trên sẽ giúp các ngân hàng thương mại "dễ thở" hơn và cho phép họ cung cấp các khoản vay mới.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) và Ủy ban quản lý bảo hiểm và ngân hàng Trung Quốc (CBIRC) khuyến khích ngân hàng đàm phán với người mua nhà về việc gia hạn trả nợ vay thế chấp và nhấn mạnh rằng điểm tín dụng của người mua nhà sẽ được bảo vệ. Điều đó có thể giúp giảm nguy cơ bất ổn xã hội sau khi nhiều người mua nhà tham gia cuộc tẩy chay thanh toán vay thế chấp kể từ tháng 7 để phản đối các dự án bị đình trệ.
PBoC và CBIRC ủng hộ các chính quyền địa phương thiết lập ngưỡng tiền cọc và mức sàn lãi suất vay thế chấp đối với người mua nhà phù hợp với nhu cầu nhà ở cơ bản. Các ngân hàng cũng được khuyến khích huy động vốn để mua lại các dự án chưa hoàn thành và chuyển chúng thành dự án nhà ở giá rẻ.
Link bài gốc: Ngân hàng Trung Quốc "bơm” tiền giải cứu bất động sản
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng không được 'ép' nhân viên bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng đua nhau cho khách vay trả nợ ngân hàng khác
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu