TIN MỚI
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm đạt 6% trong khi cùng kỳ năm trước là 9%, lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm. Đồng thời, tác động của Thông tư 01 về miễn giảm lãi vay và tái cơ cấu các khoản nợ khiến nguồn thu từ tín dụng của nhiều ngân hàng bị ảnh hưởng.
Sau 9 tháng, các ngân hàng quy mô lớn, chiếm tỷ trọng dư nợ cao trên thị trường cao ghi nhận thu nhập lãi thuần giảm hoặc đi ngang, tăng trưởng chủ yếu tại các đơn vị nhỏ và vừa. Đơn cử, lãi thuần VietinBank tăng 3%, Vietcombank không thay đổi và BIDV giảm 4%. Một số ngân hàng tư nhân như VPBank, LienVietPostBank có lãi thuần tăng 3-10%.
Diễn biến thu nhập lãi thuần của các ngân hàng trong 9 tháng. Đơn vị: tỷ đồng, %.
Xét về giá trị, 3 ngân hàng quốc doanh vẫn dẫn đầu nhóm về thu nhập lãi thuần đạt 24.000-26.000 tỷ đồng sau 9 tháng. Theo sau là VPBank với hơn 22.400 tỷ đồng (bao gồm FE Credit), MB hơn 13.100 tỷ đồng và Techcombank hơn 10.533 tỷ đồng.Ở nhóm ngân hàng quy mô trung bình như ACB, VPBank, MB, Sacombank, tăng trưởng lãi thuần dao động 10-20%. Số khác như Techcombank, HDBank, TPBank… đạt 23-31%. MSB có tăng trưởng lãi thuần cao nhất với hơn 61% so với cùng kỳ 2019.
Trong cơ cấu tổng thu nhập, thu nhập lãi thuần vẫn chiếm trên 65% tỷ trọng tại các ngân hàng, ngoại trừ VietBank chỉ đóng góp 38%. BacABank, NamABank và LienVietPostBank là 3 đơn vị có tỷ trọng chỉ tiêu này cao nhất chiếm 91-93% tổng thu nhập. Nhóm xếp sau tiệp cận 79-88% gồm HDBank, VietABank, NCB, ACB, VIB… theo cuối là SeABank, ABBank, MSB dao động 65-68%
Riêng 3 ngân hàng quốc doanh, VietinBank có tỷ trọng thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập lớn nhất chiếm 79%, theo sau là Vietcombank 75% và BIDV 73%.
Với cơ cấu thu nhập trên, thay đổi của nguồn thu lãi thuần phần lớn sẽ chi phối tổng thu nhập, đây là lý do khiến phần lớn các ngân hàng báo lãi thuần giảm hoặc đi ngang đều ghi nhận tổng thu nhập giảm.
Nỗ lực mở rộng thu ngoài lãi
Trong nhiều năm gần đây, các ngân hàng đều có kế hoạch giảm phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ lãi và mở rộng sang các nguồn thu từ dịch vụ bán lẻ, kinh doanh ngoại hối, đầu tư chứng khoán... Theo giới chuyên gia, định hướng này sẽ giúp hệ thống ngân hàng nói chung và từng nhà băng tăng trưởng bền vững hơn, hạn chế rủi ro.
Trong 9 tháng, LienVietPostBank có tăng trưởng thu nhập dịch vụ cao nhất, cao hơn 79% so với cùng kỳ 2019, đạt 357 tỷ đồng. Theo sau là một số bên như VietBank, Techcombank, HDBank, MSB, tăng trưởng 45-65%, một số bên khác có thể điểm tới là VIB, OCB, Sacombank, VPBank… tăng 25-40%. Đóng góp thu nhập dịch vụ của các ngân hàng chủ yếu đến từ phí dịch vụ thanh toán và tiền mặt, hợp tác kinh donah bảo hiểm, bảo lãnh chứng khoán hoặc dịch vụ khác…
Ngoại trừ BIDV tăng 21% thu nhập dịch vụ trong kỳ, Vietcombank và VietinBank chỉ tăng lượt 3% và 6%. Năm trước, Vietcombank đã ký hợp tác phân phối độc quyền bảo hiểm cho FWD. Tuy nhiên, ngân hàng này vẫn chưa ghi nhận khoản phí độc quyền, ước tính khoảng 400 triệu USD theo Bloomberg.
Bên cạnh thu nhập dịch vụ, 3 quý năm 2020 cũng ghi nhận nhiều nhà băng tăng trưởng đột biến, tăng bằng lần thu nhập từ đầu tư, kinh doanh chứng khoán và hoạt động ngoại hối.
Đơn cử, TPBank ghi nhận thu nhập từ kinh doanh ngoại hối tăng 4,7 lần trong 9 tháng, đạt hơn 142 tỷ đồng. VietBank, SaigonBank, SeABank cũng báo lãi từ hoạt động này cao hơn 2,2-2,9 lần. Một số ngân hàng khác như SHB, MSB đều tăng trưởng trên 130%, ACB, VPBank tăng 36-56%... Trong số 26 ngân hàng khảo sát có 10 đơn vị báo giảm hoạt động này sau 9 tháng, gồm HDBank, Techcombank, VIB 58-109%...
Tương tự hoạt động đầu tư chứng khoán, nhiều nhà băng báo lãi đột biến chục lần. Tại ACB, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng 17 lần, đạt gần 700 tỷ đồng, NCB tăng 19 lần đạt 86,7 tỷ đồng. Một số nhà băng khác như VietABank, BacABank, SeABank, NamABank… đều tăng 2-6 lần trong 9 tháng.
Các ngân hàng khác như MB, MSB, VPBank cũng ghi nhận thu nhập lãi thuần cao hơn 67-91% so với cùng kỳ năm trước.
Với 3 ngân hàng quốc doanh, BIDV và VietinBank đều chuyển từ lỗ trong 9 tháng 2019 sang có lãi đột biến lần lượt 1.008 tỷ đồng và 241 tỷ đồng. Trong khi Vietcombank chuyển từ lãi sang lỗ nhưng không đáng kể chỉ hơn 14 tỷ đồng.
Nhìn chung, các ngân hàng phần lớn phụ thuộc vào lãi thuần làm thu nhập chính. Trong bối cảnh, dịch bệnh ảnh hưởng, các ngân hàng đang cố gắng đa dạng nguồn thu để bù đắp và mang lại tăng trưởng, kết hợp với việc giảm chi phí và cân đối dự phòng.
Năm 2020, lợi nhuận trước thuế 2020 của các ngân hàng niêm yết được dự báo sẽ tăng 0,7% so với năm trước. Xu hướng lãi suất giảm sâu và tín dụng phục hồi từ quý III nhờ đầu tư công và kinh doanh tiêu dùng nội địa được kỳ vọng sẽ giúp ngân hàng tăng thu nhập lãi và tích lũy nguồn lực để xử lý nợ xấu trong tương lai.
Theo chuyên gia Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI - SSI Research, lợi nhuận các nhà băng năm nay khả quan hơn kỳ vọng đầu năm. Nhiều ngân hàng có câu chuyện riêng như chuyển sàn, niêm yết hoặc ký hợp đồng độc quyền phân phối bảo hiểm...
Người đồng hành
Link bài gốc: Ngân hàng tăng thu nhập đầu tư và ngoại hối
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm đạt 6% trong khi cùng kỳ năm trước là 9%, lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm. Đồng thời, tác động của Thông tư 01 về miễn giảm lãi vay và tái cơ cấu các khoản nợ khiến nguồn thu từ tín dụng của nhiều ngân hàng bị ảnh hưởng.
Sau 9 tháng, các ngân hàng quy mô lớn, chiếm tỷ trọng dư nợ cao trên thị trường cao ghi nhận thu nhập lãi thuần giảm hoặc đi ngang, tăng trưởng chủ yếu tại các đơn vị nhỏ và vừa. Đơn cử, lãi thuần VietinBank tăng 3%, Vietcombank không thay đổi và BIDV giảm 4%. Một số ngân hàng tư nhân như VPBank, LienVietPostBank có lãi thuần tăng 3-10%.
Diễn biến thu nhập lãi thuần của các ngân hàng trong 9 tháng. Đơn vị: tỷ đồng, %.
Xét về giá trị, 3 ngân hàng quốc doanh vẫn dẫn đầu nhóm về thu nhập lãi thuần đạt 24.000-26.000 tỷ đồng sau 9 tháng. Theo sau là VPBank với hơn 22.400 tỷ đồng (bao gồm FE Credit), MB hơn 13.100 tỷ đồng và Techcombank hơn 10.533 tỷ đồng.Ở nhóm ngân hàng quy mô trung bình như ACB, VPBank, MB, Sacombank, tăng trưởng lãi thuần dao động 10-20%. Số khác như Techcombank, HDBank, TPBank… đạt 23-31%. MSB có tăng trưởng lãi thuần cao nhất với hơn 61% so với cùng kỳ 2019.
Trong cơ cấu tổng thu nhập, thu nhập lãi thuần vẫn chiếm trên 65% tỷ trọng tại các ngân hàng, ngoại trừ VietBank chỉ đóng góp 38%. BacABank, NamABank và LienVietPostBank là 3 đơn vị có tỷ trọng chỉ tiêu này cao nhất chiếm 91-93% tổng thu nhập. Nhóm xếp sau tiệp cận 79-88% gồm HDBank, VietABank, NCB, ACB, VIB… theo cuối là SeABank, ABBank, MSB dao động 65-68%
Riêng 3 ngân hàng quốc doanh, VietinBank có tỷ trọng thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập lớn nhất chiếm 79%, theo sau là Vietcombank 75% và BIDV 73%.
Với cơ cấu thu nhập trên, thay đổi của nguồn thu lãi thuần phần lớn sẽ chi phối tổng thu nhập, đây là lý do khiến phần lớn các ngân hàng báo lãi thuần giảm hoặc đi ngang đều ghi nhận tổng thu nhập giảm.
Nỗ lực mở rộng thu ngoài lãi
Trong nhiều năm gần đây, các ngân hàng đều có kế hoạch giảm phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ lãi và mở rộng sang các nguồn thu từ dịch vụ bán lẻ, kinh doanh ngoại hối, đầu tư chứng khoán... Theo giới chuyên gia, định hướng này sẽ giúp hệ thống ngân hàng nói chung và từng nhà băng tăng trưởng bền vững hơn, hạn chế rủi ro.
Trong 9 tháng, LienVietPostBank có tăng trưởng thu nhập dịch vụ cao nhất, cao hơn 79% so với cùng kỳ 2019, đạt 357 tỷ đồng. Theo sau là một số bên như VietBank, Techcombank, HDBank, MSB, tăng trưởng 45-65%, một số bên khác có thể điểm tới là VIB, OCB, Sacombank, VPBank… tăng 25-40%. Đóng góp thu nhập dịch vụ của các ngân hàng chủ yếu đến từ phí dịch vụ thanh toán và tiền mặt, hợp tác kinh donah bảo hiểm, bảo lãnh chứng khoán hoặc dịch vụ khác…
Ngoại trừ BIDV tăng 21% thu nhập dịch vụ trong kỳ, Vietcombank và VietinBank chỉ tăng lượt 3% và 6%. Năm trước, Vietcombank đã ký hợp tác phân phối độc quyền bảo hiểm cho FWD. Tuy nhiên, ngân hàng này vẫn chưa ghi nhận khoản phí độc quyền, ước tính khoảng 400 triệu USD theo Bloomberg.
Bên cạnh thu nhập dịch vụ, 3 quý năm 2020 cũng ghi nhận nhiều nhà băng tăng trưởng đột biến, tăng bằng lần thu nhập từ đầu tư, kinh doanh chứng khoán và hoạt động ngoại hối.
Thu nhập từ hoạt động ngoại hối của 9 tháng. Đơn vị: tỷ đồng/%. |
Đơn cử, TPBank ghi nhận thu nhập từ kinh doanh ngoại hối tăng 4,7 lần trong 9 tháng, đạt hơn 142 tỷ đồng. VietBank, SaigonBank, SeABank cũng báo lãi từ hoạt động này cao hơn 2,2-2,9 lần. Một số ngân hàng khác như SHB, MSB đều tăng trưởng trên 130%, ACB, VPBank tăng 36-56%... Trong số 26 ngân hàng khảo sát có 10 đơn vị báo giảm hoạt động này sau 9 tháng, gồm HDBank, Techcombank, VIB 58-109%...
Tương tự hoạt động đầu tư chứng khoán, nhiều nhà băng báo lãi đột biến chục lần. Tại ACB, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng 17 lần, đạt gần 700 tỷ đồng, NCB tăng 19 lần đạt 86,7 tỷ đồng. Một số nhà băng khác như VietABank, BacABank, SeABank, NamABank… đều tăng 2-6 lần trong 9 tháng.
Các ngân hàng khác như MB, MSB, VPBank cũng ghi nhận thu nhập lãi thuần cao hơn 67-91% so với cùng kỳ năm trước.
Với 3 ngân hàng quốc doanh, BIDV và VietinBank đều chuyển từ lỗ trong 9 tháng 2019 sang có lãi đột biến lần lượt 1.008 tỷ đồng và 241 tỷ đồng. Trong khi Vietcombank chuyển từ lãi sang lỗ nhưng không đáng kể chỉ hơn 14 tỷ đồng.
Thu nhập từ hoạt động chứng khoán đầu tư. Đơn vị: tỷ đồng, %. |
Nhìn chung, các ngân hàng phần lớn phụ thuộc vào lãi thuần làm thu nhập chính. Trong bối cảnh, dịch bệnh ảnh hưởng, các ngân hàng đang cố gắng đa dạng nguồn thu để bù đắp và mang lại tăng trưởng, kết hợp với việc giảm chi phí và cân đối dự phòng.
Năm 2020, lợi nhuận trước thuế 2020 của các ngân hàng niêm yết được dự báo sẽ tăng 0,7% so với năm trước. Xu hướng lãi suất giảm sâu và tín dụng phục hồi từ quý III nhờ đầu tư công và kinh doanh tiêu dùng nội địa được kỳ vọng sẽ giúp ngân hàng tăng thu nhập lãi và tích lũy nguồn lực để xử lý nợ xấu trong tương lai.
Theo chuyên gia Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI - SSI Research, lợi nhuận các nhà băng năm nay khả quan hơn kỳ vọng đầu năm. Nhiều ngân hàng có câu chuyện riêng như chuyển sàn, niêm yết hoặc ký hợp đồng độc quyền phân phối bảo hiểm...
Người đồng hành
Link bài gốc: Ngân hàng tăng thu nhập đầu tư và ngoại hối
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng không được 'ép' nhân viên bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng đua nhau cho khách vay trả nợ ngân hàng khác
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu