Sau tuần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước trở lại hút bớt tiền về qua kênh tín phiếu, có những băn khoăn từ bạn đọc và những người quan tâm về hoạt động này.
Nghiệp vụ điều tiết nguồn qua các kênh của Ngân hàng Nhà nước khá chuyên biệt nhiều năm qua. Tính đại chúng trong tìm hiểu thông tin và tác động của nó ngày càng mở rộng, nhất là đặt trong tổng thể ảnh hưởng giữa các dòng chảy, các kênh đầu tư trong nền kinh tế.
Một số bạn đọc quan tâm đặt câu hỏi: Liệu việc Ngân hàng Nhà nước liên tiếp hút bớt tiền về với lượng khá lớn hai tuần nay có làm lãi suất tăng lên không, có làm giảm nguồn tiền trong nền kinh tế không và thị trường chứng khoán có "ngại" không…?
Ở tầm vĩ mô, có ý kiến chuyên gia cho rằng việc nhà điều hành trở lại hút bớt tiền về hiện nay giống như tạo một "chứng cứ ngoại phạm" đối với lạm phát trong tương lai. Với giả định lạm phát tới đây tăng lên, nhà điều hành chính sách tiền tệ đã có "bằng chứng" điều tiết, hút bớt tiền về lượng lớn chứ không phải "thả nổi" nguồn lớn mà góp phần gây lạm phát.
Song, những câu hỏi, tình huống trên mới chỉ ở một dòng chảy, hay một "van/vòi" trong các kênh bơm – hút tiền hiện nay. Sẽ cân đối hơn khi nhìn sang "vòi" khác là Kho bạc Nhà nước.
Như thông tin cập nhật từ đầu năm đến nay, xa hơn chút là từ nửa cuối 2021, Kho bạc Nhà nước có các đợt mua vào ngoại tệ đáng kể. Van bơm ra ở kênh này thường ít được cập nhật một cách đại chúng, song đáng chú ý. Ví như, bên cạnh mua ngoại tệ và cung VND ra thị trường, Kho bạc Nhà nước còn có nguồn tiền gửi nhàn rỗi ở hệ thống ngân hàng thương mại. Vừa qua, một công ty chứng khoán cập nhật rằng nguồn mới ở đây là khoảng 110.000 tỷ đồng, chẳng hạn.
Đặt song song, việc Ngân hàng Nhà nước hút bớt tiền về còn có phần cân đối với lượng bơm ra từ Kho bạc Nhà nước nữa, hay sự phối hợp giữa chính sách tài khóa với tiền tệ, mà tổng thể dung hòa tương đối các cân đối về thanh khoản và lãi suất.
Bên cạnh hút tiền về qua tín phiếu, Ngân hàng Nhà nước vẫn bơm ra ở kênh cầm cố trên thị trường mở dù lượng chào đã giảm 1/2 so với trước còn 5.000 tỷ đồng/phiên và lượng khớp vẫn chỉ quanh 300 tỷ đồng/phiên
Thứ nữa, hoạt động hút bớt tiền về của Ngân hàng Nhà nước qua tín phiếu là rất ngắn hạn, như vừa qua và hiện nay chủ yếu chỉ 7 ngày, vòng quay rất ngắn và tiền lại nhanh chóng bơm trả lại hệ thống.
Riêng ngày 29/6, tín phiếu có thêm kỳ hạn 14 ngày với lãi suất 0,9% nhưng các ngân hàng thương mại không mặn mà, khi chỉ có vọn vẹn 25 tỷ đồng hút được về ở kỳ hạn này. Tất nhiên, đang là thời điểm cận kề chốt sổ quý 2, các hoạt động cân đối trạng thái nguồn của các ngân hàng có thể chưa phản ánh đúng nhu cầu ở kỳ hạn này, hoặc lãi suất chưa hấp dẫn…
Với vòng quay hút về rất ngắn hạn như trên, Ngân hàng Nhà nước cũng hướng tới xử lý các mục tiêu điều tiết ngắn hạn. Theo đó, một ý kiến chuyên gia khi trao đổi với người viết cho rằng, không hẳn vấn đề ứng phó với lạm phát mà ở đây là tinh chỉnh chính sách gắn với yêu cầu cụ thể hơn trên thị trường.
Mục đích tinh chỉnh có ở chênh lệch lãi suất giữa VND với USD quá lớn trên thị trường liên ngân hàng vừa qua; đường cong lãi suất VND cũng có độ dốc quá lớn, gãy hẳn ở các kỳ hạn ngắn qua đêm và 1 tuần…; chênh lệch lãi suất âm sâu giữa hai đồng tiền (lãi suất USD cao hơn nhiều lần so với VND ở các kỳ hạn ngắn) nhất là sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất.
Mục đích đó nhanh chóng đạt được bước đầu. Lãi suất VND qua đêm từ chỉ 0,38% vừa qua đã nhanh chóng tăng lên quanh 0,7%, đến hôm nay (29/6) đã lên 0,73%/năm; ở kỳ hạn 1 tuần cũng đã duy trì trên 1,2%/năm thay vì dưới 1% trước đó. Dù vậy, chênh lệch lãi suất "đô – đồng" trên liên ngân hàng vẫn đang lớn ở các kỳ hạn này.
Liên quan, tỷ giá USD/VND cũng đã tương đối ổn định sau đợt tăng mạnh từ cuối tháng 5 và trung tuần tháng 6 này.
Như trên, hoạt động hút tiền về của Ngân hàng Nhà nước thoạt nhìn riêng kênh tín phiếu là khá lớn (số dư đến ngày 28/6 là gần 100.000 tỷ đồng), song lại được cân đối ở kênh bơm ra hoặc gửi vào hệ thống ngân hàng từ Kho bạc Nhà nước.
Mặt khác, với kỳ hạn rất ngắn, nguồn tiền lại nhanh chóng phải trả lại cho thị trường. Như ngày hôm nay (29/6) có gần 20.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn và lại chảy ra thị trường. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn hút tiền về, nhưng quy mô chỉ còn 7.015 tỷ đồng; tức xét riêng trong ngày ở kênh tín phiếu thì bơm ròng (đáo hạn) gần 13.000 tỷ đồng. Và ngày mai (30/6) lại có gần 30.000 tỷ đồng tín phiếu hút về tuần trước tiếp tục đáo hạn và chảy trở lại thị trường…
Vừa khởi động lại kênh hút tiền, NHNN đã rút gần 50.000 tỷ ra khỏi hệ thống
Link bài gốc: Ngân hàng Nhà nước liên tiếp hút bớt tiền về, có đáng ngại hay không?
Nghiệp vụ điều tiết nguồn qua các kênh của Ngân hàng Nhà nước khá chuyên biệt nhiều năm qua. Tính đại chúng trong tìm hiểu thông tin và tác động của nó ngày càng mở rộng, nhất là đặt trong tổng thể ảnh hưởng giữa các dòng chảy, các kênh đầu tư trong nền kinh tế.
Một số bạn đọc quan tâm đặt câu hỏi: Liệu việc Ngân hàng Nhà nước liên tiếp hút bớt tiền về với lượng khá lớn hai tuần nay có làm lãi suất tăng lên không, có làm giảm nguồn tiền trong nền kinh tế không và thị trường chứng khoán có "ngại" không…?
Ở tầm vĩ mô, có ý kiến chuyên gia cho rằng việc nhà điều hành trở lại hút bớt tiền về hiện nay giống như tạo một "chứng cứ ngoại phạm" đối với lạm phát trong tương lai. Với giả định lạm phát tới đây tăng lên, nhà điều hành chính sách tiền tệ đã có "bằng chứng" điều tiết, hút bớt tiền về lượng lớn chứ không phải "thả nổi" nguồn lớn mà góp phần gây lạm phát.
Song, những câu hỏi, tình huống trên mới chỉ ở một dòng chảy, hay một "van/vòi" trong các kênh bơm – hút tiền hiện nay. Sẽ cân đối hơn khi nhìn sang "vòi" khác là Kho bạc Nhà nước.
Như thông tin cập nhật từ đầu năm đến nay, xa hơn chút là từ nửa cuối 2021, Kho bạc Nhà nước có các đợt mua vào ngoại tệ đáng kể. Van bơm ra ở kênh này thường ít được cập nhật một cách đại chúng, song đáng chú ý. Ví như, bên cạnh mua ngoại tệ và cung VND ra thị trường, Kho bạc Nhà nước còn có nguồn tiền gửi nhàn rỗi ở hệ thống ngân hàng thương mại. Vừa qua, một công ty chứng khoán cập nhật rằng nguồn mới ở đây là khoảng 110.000 tỷ đồng, chẳng hạn.
Đặt song song, việc Ngân hàng Nhà nước hút bớt tiền về còn có phần cân đối với lượng bơm ra từ Kho bạc Nhà nước nữa, hay sự phối hợp giữa chính sách tài khóa với tiền tệ, mà tổng thể dung hòa tương đối các cân đối về thanh khoản và lãi suất.
Bên cạnh hút tiền về qua tín phiếu, Ngân hàng Nhà nước vẫn bơm ra ở kênh cầm cố trên thị trường mở dù lượng chào đã giảm 1/2 so với trước còn 5.000 tỷ đồng/phiên và lượng khớp vẫn chỉ quanh 300 tỷ đồng/phiên
Thứ nữa, hoạt động hút bớt tiền về của Ngân hàng Nhà nước qua tín phiếu là rất ngắn hạn, như vừa qua và hiện nay chủ yếu chỉ 7 ngày, vòng quay rất ngắn và tiền lại nhanh chóng bơm trả lại hệ thống.
Riêng ngày 29/6, tín phiếu có thêm kỳ hạn 14 ngày với lãi suất 0,9% nhưng các ngân hàng thương mại không mặn mà, khi chỉ có vọn vẹn 25 tỷ đồng hút được về ở kỳ hạn này. Tất nhiên, đang là thời điểm cận kề chốt sổ quý 2, các hoạt động cân đối trạng thái nguồn của các ngân hàng có thể chưa phản ánh đúng nhu cầu ở kỳ hạn này, hoặc lãi suất chưa hấp dẫn…
Với vòng quay hút về rất ngắn hạn như trên, Ngân hàng Nhà nước cũng hướng tới xử lý các mục tiêu điều tiết ngắn hạn. Theo đó, một ý kiến chuyên gia khi trao đổi với người viết cho rằng, không hẳn vấn đề ứng phó với lạm phát mà ở đây là tinh chỉnh chính sách gắn với yêu cầu cụ thể hơn trên thị trường.
Mục đích tinh chỉnh có ở chênh lệch lãi suất giữa VND với USD quá lớn trên thị trường liên ngân hàng vừa qua; đường cong lãi suất VND cũng có độ dốc quá lớn, gãy hẳn ở các kỳ hạn ngắn qua đêm và 1 tuần…; chênh lệch lãi suất âm sâu giữa hai đồng tiền (lãi suất USD cao hơn nhiều lần so với VND ở các kỳ hạn ngắn) nhất là sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất.
Mục đích đó nhanh chóng đạt được bước đầu. Lãi suất VND qua đêm từ chỉ 0,38% vừa qua đã nhanh chóng tăng lên quanh 0,7%, đến hôm nay (29/6) đã lên 0,73%/năm; ở kỳ hạn 1 tuần cũng đã duy trì trên 1,2%/năm thay vì dưới 1% trước đó. Dù vậy, chênh lệch lãi suất "đô – đồng" trên liên ngân hàng vẫn đang lớn ở các kỳ hạn này.
Liên quan, tỷ giá USD/VND cũng đã tương đối ổn định sau đợt tăng mạnh từ cuối tháng 5 và trung tuần tháng 6 này.
Lãi suất VND và USD liên ngân hàng cập nhật đến sáng 29/6 - Nguồn: MSB Research |
Như trên, hoạt động hút tiền về của Ngân hàng Nhà nước thoạt nhìn riêng kênh tín phiếu là khá lớn (số dư đến ngày 28/6 là gần 100.000 tỷ đồng), song lại được cân đối ở kênh bơm ra hoặc gửi vào hệ thống ngân hàng từ Kho bạc Nhà nước.
Mặt khác, với kỳ hạn rất ngắn, nguồn tiền lại nhanh chóng phải trả lại cho thị trường. Như ngày hôm nay (29/6) có gần 20.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn và lại chảy ra thị trường. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn hút tiền về, nhưng quy mô chỉ còn 7.015 tỷ đồng; tức xét riêng trong ngày ở kênh tín phiếu thì bơm ròng (đáo hạn) gần 13.000 tỷ đồng. Và ngày mai (30/6) lại có gần 30.000 tỷ đồng tín phiếu hút về tuần trước tiếp tục đáo hạn và chảy trở lại thị trường…
Vừa khởi động lại kênh hút tiền, NHNN đã rút gần 50.000 tỷ ra khỏi hệ thống
Link bài gốc: Ngân hàng Nhà nước liên tiếp hút bớt tiền về, có đáng ngại hay không?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng không được 'ép' nhân viên bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng đua nhau cho khách vay trả nợ ngân hàng khác
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu