TIN MỚI
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 của Thống đốc NHNN.
Những quy định liên đến nội dung này từng có nhiều lần sửa đổi, bổ sung những năm gần đây theo hướng siết chặt dần.
Đến giữa tháng 11/2019, NHNN đã đặt một lộ trình cụ thể để từng bước siết lại tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn, nhằm tăng cường an toàn hệ thống và cụ thể về an toàn thanh khoản, thông qua việc ban hành Thông tư 22.
Thông tư này quy định lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn: 01/01/2020 - 30/9/2020 là 40%; 01/10/2020 - 30/9/2021 là 37%; 01/10/2021 - 30/9/2022 là 34%; từ 01/10/2022 là 30%.
Cũng theo thông tư trên, tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là 85% đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Cùng đó, Nhà điều hành đã quyết định áp hệ số rủi ro đối với các khoản vay phục vụ kinh doanh bất động sản ở mức 200%.
Ngoài ra, các khoản cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu mua nhà cũng bị áp hệ số rủi ro từ 50% - 150%, theo hướng "siết" đối với những món vay lớn.
Trong đó, các khoản phải đòi được đảm bảo toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay sẽ có hệ số rủi ro 50% khi đáp ứng một trong các điều kiện sau.
Thứ nhất là khoản vay cá nhân để mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ;
Thứ hai, các khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà ở mà số tiền cho vay/mức cho vay dưới 1,5 tỷ đồng.
Đối với các khoản phải cho vay đối với cá nhân phục vụ đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại các hợp đồng tín dụng từ 4 tỷ đồng trở lên (sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đó đã áp dụng hệ số rủi ro 50%) sẽ bị áp hệ số rủi ro 120%, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 31/12/2020 và sau đó sẽ nâng lên 150% kể từ ngày 1/1/2021.
Và nay, một lần nữa NHNN lại có kế hoạch sửa đổi, bổ sung.
Dù vậy, hiện vẫn chưa rõ các điểm dự kiến sửa đổi, bổ sung, do Nhà điều hành chưa công bố dự thảo cụ thể.
Tiềm ẩn kẽ hở rủi ro hoạt động hệ thống ngân hàng Việt
BizLive
Link bài gốc: Một lần nữa, tỷ lệ và giới hạn an toàn hoạt động ngân hàng lại “lên bàn cân”?
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 của Thống đốc NHNN.
Những quy định liên đến nội dung này từng có nhiều lần sửa đổi, bổ sung những năm gần đây theo hướng siết chặt dần.
Đến giữa tháng 11/2019, NHNN đã đặt một lộ trình cụ thể để từng bước siết lại tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn, nhằm tăng cường an toàn hệ thống và cụ thể về an toàn thanh khoản, thông qua việc ban hành Thông tư 22.
Thông tư này quy định lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn: 01/01/2020 - 30/9/2020 là 40%; 01/10/2020 - 30/9/2021 là 37%; 01/10/2021 - 30/9/2022 là 34%; từ 01/10/2022 là 30%.
Cũng theo thông tư trên, tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là 85% đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Cùng đó, Nhà điều hành đã quyết định áp hệ số rủi ro đối với các khoản vay phục vụ kinh doanh bất động sản ở mức 200%.
Ngoài ra, các khoản cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu mua nhà cũng bị áp hệ số rủi ro từ 50% - 150%, theo hướng "siết" đối với những món vay lớn.
Trong đó, các khoản phải đòi được đảm bảo toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay sẽ có hệ số rủi ro 50% khi đáp ứng một trong các điều kiện sau.
Thứ nhất là khoản vay cá nhân để mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ;
Thứ hai, các khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà ở mà số tiền cho vay/mức cho vay dưới 1,5 tỷ đồng.
Đối với các khoản phải cho vay đối với cá nhân phục vụ đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại các hợp đồng tín dụng từ 4 tỷ đồng trở lên (sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đó đã áp dụng hệ số rủi ro 50%) sẽ bị áp hệ số rủi ro 120%, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 31/12/2020 và sau đó sẽ nâng lên 150% kể từ ngày 1/1/2021.
Và nay, một lần nữa NHNN lại có kế hoạch sửa đổi, bổ sung.
Dù vậy, hiện vẫn chưa rõ các điểm dự kiến sửa đổi, bổ sung, do Nhà điều hành chưa công bố dự thảo cụ thể.
Tiềm ẩn kẽ hở rủi ro hoạt động hệ thống ngân hàng Việt
BizLive
Link bài gốc: Một lần nữa, tỷ lệ và giới hạn an toàn hoạt động ngân hàng lại “lên bàn cân”?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Một huyện ở Hải Dương đã chọn nhà đầu tư cho 9 dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sau kỳ nghỉ lễ, một ngân hàng lớn giảm mạnh 1% lãi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hoàng tử trẻ Ả Rập trở thành một trong những người...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Xem ngày lành tháng tốt 3/9/2023: Đây là một trong...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu