KT-XH Một chỉ báo đáng chú ý đang tăng mạnh tại nhiều nhà băng

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
TIN MỚI

Dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, trong 6 tháng qua, nhiều nhà băng đã buộc phải thực hiện "thắt lưng buộc bụng", cắt giảm chi phí; dù vậy, lợi nhuận của phần lớn thành viên đều ghi nhận giảm tốc, thậm chí, giảm so với cùng kỳ năm trước.

Một điểm đáng chú ý khác, nợ xấu nội bảng đang có xu hướng tăng mạnh trở lại trong khi số lãi dự thu của không ít nhà băng tiếp tục tăng cao.

Một chỉ báo đáng chú ý đang tăng mạnh tại nhiều nhà băng - Ảnh 1.


Thống kê của BizLIVE từ số liệu BCTC quý II/2020 của 21 ngân hàng cho thấy, tính đến ngày 30/6/2020, tổng nợ xấu của 21 ngân hàng ở mức hơn 98,6 nghìn tỷ đồng, tăng tới 20,9% so với đầu năm.

Trong đó, tổng nợ nhóm 5, tức nợ có khả năng mất vốn tính đến cuối tháng 6 cũng tăng 11,9% so với đầu năm, lên mức 53,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 54,2% tổng nợ xấu.

Nợ xấu tăng nhanh trong khi tốc độ mở rộng của tổng dư nợ bị chậm lại do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 khiến tỷ lệ nợ xấu/cho vay khách hàng tăng khá mạnh trong nửa đầu năm.

Tỷ lệ nợ xấu/cho vay khách hàng của nhóm theo đó đã tăng từ 1,53% hồi đầu năm lên 1,93% kết thúc tháng 6/2020. Trong đó, có tới 17/21 thành viên ghi nhận tỷ lệ nợ xấu gia tăng trong thời gian qua.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là nợ xấu nội bảng. Con số nợ xấu thực tế có thể lớn hơn nữa, nhất là với những thành viên chưa tất toán xong phần bán sang Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cũng như nhiều khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, được giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 mà NHNN ban hành hồi đầu năm.

Một chỉ báo đáng chú ý đang tăng mạnh tại nhiều nhà băng - Ảnh 2.


Mặt khác, việc lãi, phí dự thu của nhiều thành viên tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm cũng là một điểm đáng lưu ý.

Về lý thuyết, lãi dự thu là khoản lãi mà ngân hàng dự kiến thu được trong tương lai từ các tài sản sinh lời, trong đó bao gồm cho vay khách hàng.

Dù ngân hàng chưa thu được tiền thật từ khoản này, nhưng vẫn được ghi nhận vào vào kết quả hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, khi tỷ lệ này quá lớn, hoặc tăng quá nhanh so với tăng trưởng tín dụng, và đặc biệt là "cô đặc" lâu dài, thì dễ trở thành một dấu hiệu cảnh báo về chất lượng tài sản, nợ xấu tiềm ẩn cũng như độ an toàn hệ thống.

Thực tế, trong giai đoạn đầu tái cơ cấu các NHTM Việt Nam 2011-2015, vấn đề lãi dự thu tăng cao và có tính bắc cầu với nợ xấu, yêu cầu thoái dần cũng đã từng được đặt ra như một bước để lành mạnh hơn bảng cân đối tại một số thành viên.

Hoặc trong đề án tái cơ cấu của một số trường hợp, thoái lãi dự thu cũng có cơ chế giãn lộ trình thoái nhất định...

Khảo sát của BizLIVE tại 21 ngân hàng cho thấy, tổng lãi, phí dự thu đến cuối tháng 6/2020 ở mức gần 172,7 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8% so với đầu năm. Trong đó, có tới 11/21 nhà băng trong nhóm khảo sát ghi nhận khoản mục này tăng so với đầu năm. Đáng chú ý, có thành viên ghi nhận lãi, phí dự thu tăng vọt tới hơn 40% chỉ trong 6 tháng qua.

Một chỉ báo đáng chú ý đang tăng mạnh tại nhiều nhà băng - Ảnh 3.


Mặt khác, lãi, phí dự thu tăng khá mạnh trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống trong 6 tháng ở mức thấp nhất trong 7 năm qua (3,26%) cũng đặt ra câu hỏi lên quan đến chất lượng tài sản và hiệu quả kinh doanh của nhà băng.

Theo quy định tại Thông tư 16/2018/TT-BTC, các TCTD chỉ được hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các khoản nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích dự phòng rủi ro, tức là nợ nhóm 1.

Đối với các khoản phải thu đã hạch toán vào thu nhập nhưng sau đó được đánh giá không thu được hoặc đến kỳ hạn thu không thu được thì TCTD phải hạch toán giảm doanh thu nếu cùng kỳ kế toán, hoặc hạch toán vào chi phí nếu khác kỳ kế toán.

Dù vậy, nhiều thành viên vẫn không thực hiện chuyển nhóm nợ đối với những khoản thu quá hạn, không thoái lãi dự thu đối với các trường hợp khó có khả năng thu hồi, từ đó, làm tăng lãi ảo, đồng thời, con số nợ xấu không được thể hiện một cách chính xác, cụ thể trên BCTC.

Mặt khác, do cơ chế phân loại nợ thời gian qua có những điều chỉnh mang tính trọng yếu, ví dụ như cơ cấu lại khoản nợ nhưng không phải chuyển nhóm...

Như trên, quy mô các khoản lãi dự thu của hệ thống ngân hàng khá lớn, có xu hướng tăng lên, đặc biệt là trước tác động của dịch Covid-19 trong kỳ báo cáo vừa qua, tiềm ẩn yếu tố rủi ro.

Trước đây, Thống đốc NHNN đã từng có văn bản yêu cầu các ngân hàng nghiêm túc thực hiện dự thu lãi phù hợp với thực trạng các khoản nợ, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật để phản ánh đúng kết quả hoạt động kinh doanh.

Thừa tiền, các ngân hàng cho nhau vay mượn gần như không lấy lãi

BizLive

Link bài gốc: Một chỉ báo đáng chú ý đang tăng mạnh tại nhiều nhà băng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

New Jobs

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,165
Bài viết
63,385
Thành viên
86,325
Thành viên mới nhất
caydebananhthu

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN