TIN MỚI
Dù các ngân hàng liên tục cảnh báo nhưng vẫn có khách hàng mất tiền từ những thủ đoạn lừa đảo của tội phạm công nghệ thẻ. Ngày 24-5, phản ánh đến Báo Người Lao Động, anh L.N.T.N. (ngụ TP HCM) cho biết tài khoản ngân hàng anh mở tại Vietcombank vừa bị "bốc hơi" 49 triệu đồng sau khi nhận được tin nhắn SMS từ số điện thoại mạo danh ngân hàng.
Cụ thể, vào chiều 23-5, anh nhận được SMS từ đầu số có tên "Vietcombank" với nội dung "Vietcombank trân trọng thông báo, tài khoản của quý khách hiện tại đã bị khoá. Đăng nhập đường link http://www.vevietcombanks.cc để xác thực ngay hôm nay".
"Thấy đầu số tin nhắn SMS gửi từ tổng đài Vietcombank, giống như những tin nhắn trước đó, tôi đã làm theo, truy cập vào đường link trong tin nhắn và làm theo yêu cầu để lấy lại tài khoản. Không ngờ sau đó tài khoản bị trừ mất 49 triệu đồng" - anh N, kể.
Thấy tài khoản bị trừ, anh mới biết mình bị lừa. Lúc nhìn kỹ mới thấy đường link gửi trong tin nhắn SMS là giả mạo Vietcombank.
Tin nhắn lừa đảo kèm đường link mạo danh Vietcombank được gửi cho khách hàng
"Khi tôi ra chi nhánh ngân hàng và cơ quan công an trình báo bị mất tiền trong tài khoản, có vài người cũng bị mất tiền với thủ đoạn tương tự. Tôi là khách hàng bình thường, làm sao phân biệt được đâu là tin nhắn giả mạo ngân hàng, đâu là tin nhắn của tổng đài ngân hàng? Lẽ ra ngân hàng phải có biện pháp tăng cường bảo mật, bảo vệ tài khoản của khách hàng chứ" - anh N, bức xúc.
Trao đổi với Báo Người Lao Động, đại diện Vietcombank cho biết hình thức lừa đảo mạo danh tin nhắn thương hiệu Vietcombank thông báo "tài khoản khách hàng đã bị khóa" và lừa khách hàng bấm vào đường link giả mạo để đánh cắp thông tin dịch vụ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản xuất hiện mấy ngày gần đây.
Các đường link giả mạo được ghi nhận đến thời điểm hiện tại bao gồm: http://www.vnvietcombank.cc; http://www.vnvietcombanks.cc; http://vavietcombank.cc; http://newvietcombank.cc; http://vietcombank.cc; http://vanvietcombank.cc… Tuy vậy, thủ đoạn lừa đảo này không mới, đã được Vietcombank và các cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo tới khách hàng.
"Vietcombank đã khẩn trương trao đổi thông tin với khách hàng và đang phối hợp với Bộ Công an để điều tra, cũng như áp dụng các biện pháp nhằm sớm ngăn chặn phương thức lừa đảo này" – đại diện Vietcombank nói.
Trước mắt, ngân hàng khuyến cáo khách hàng không cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như tin nhắn SMS, email, phần mềm chat (Zalo, Viber, Facebook messenger…); xóa và tuyệt đối không bấm vào đường link khi nhận được các thông tin dạng này. "Khách hàng hãy gọi điện ngay cho ngân hàng và chủ động trình báo vụ việc tới cơ quan công an trong trường hợp bị chiếm đoạt tiền trong tài khoản" – đại diện Vietcombank đề nghị.
Trước đó, rất nhiều ngân hàng thương mại đã cảnh báo những thủ đoạn lừa đảo của kẻ gian nhằm chiếm đoạt thông tin tài khoản, chiếm đoạt tiền của khách hàng. Dù vậy, vẫn có không ít khách hàng sập bẫy, mất tiền oan. Một trong những khuyến cáo của ngân hàng là khách hàng tuyệt đối không cung cấp, không nhập mã OTP vào bất cứ trang web, đường link nào, cho bất kỳ ai, kể cả ngân hàng…
Người lao động
Link bài gốc: Mất gần 50 triệu đồng sau tin nhắn “tài khoản ngân hàng đã bị khoá”
Dù các ngân hàng liên tục cảnh báo nhưng vẫn có khách hàng mất tiền từ những thủ đoạn lừa đảo của tội phạm công nghệ thẻ. Ngày 24-5, phản ánh đến Báo Người Lao Động, anh L.N.T.N. (ngụ TP HCM) cho biết tài khoản ngân hàng anh mở tại Vietcombank vừa bị "bốc hơi" 49 triệu đồng sau khi nhận được tin nhắn SMS từ số điện thoại mạo danh ngân hàng.
Cụ thể, vào chiều 23-5, anh nhận được SMS từ đầu số có tên "Vietcombank" với nội dung "Vietcombank trân trọng thông báo, tài khoản của quý khách hiện tại đã bị khoá. Đăng nhập đường link http://www.vevietcombanks.cc để xác thực ngay hôm nay".
"Thấy đầu số tin nhắn SMS gửi từ tổng đài Vietcombank, giống như những tin nhắn trước đó, tôi đã làm theo, truy cập vào đường link trong tin nhắn và làm theo yêu cầu để lấy lại tài khoản. Không ngờ sau đó tài khoản bị trừ mất 49 triệu đồng" - anh N, kể.
Thấy tài khoản bị trừ, anh mới biết mình bị lừa. Lúc nhìn kỹ mới thấy đường link gửi trong tin nhắn SMS là giả mạo Vietcombank.
Tin nhắn lừa đảo kèm đường link mạo danh Vietcombank được gửi cho khách hàng
"Khi tôi ra chi nhánh ngân hàng và cơ quan công an trình báo bị mất tiền trong tài khoản, có vài người cũng bị mất tiền với thủ đoạn tương tự. Tôi là khách hàng bình thường, làm sao phân biệt được đâu là tin nhắn giả mạo ngân hàng, đâu là tin nhắn của tổng đài ngân hàng? Lẽ ra ngân hàng phải có biện pháp tăng cường bảo mật, bảo vệ tài khoản của khách hàng chứ" - anh N, bức xúc.
Trao đổi với Báo Người Lao Động, đại diện Vietcombank cho biết hình thức lừa đảo mạo danh tin nhắn thương hiệu Vietcombank thông báo "tài khoản khách hàng đã bị khóa" và lừa khách hàng bấm vào đường link giả mạo để đánh cắp thông tin dịch vụ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản xuất hiện mấy ngày gần đây.
Các đường link giả mạo được ghi nhận đến thời điểm hiện tại bao gồm: http://www.vnvietcombank.cc; http://www.vnvietcombanks.cc; http://vavietcombank.cc; http://newvietcombank.cc; http://vietcombank.cc; http://vanvietcombank.cc… Tuy vậy, thủ đoạn lừa đảo này không mới, đã được Vietcombank và các cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo tới khách hàng.
"Vietcombank đã khẩn trương trao đổi thông tin với khách hàng và đang phối hợp với Bộ Công an để điều tra, cũng như áp dụng các biện pháp nhằm sớm ngăn chặn phương thức lừa đảo này" – đại diện Vietcombank nói.
Trước mắt, ngân hàng khuyến cáo khách hàng không cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như tin nhắn SMS, email, phần mềm chat (Zalo, Viber, Facebook messenger…); xóa và tuyệt đối không bấm vào đường link khi nhận được các thông tin dạng này. "Khách hàng hãy gọi điện ngay cho ngân hàng và chủ động trình báo vụ việc tới cơ quan công an trong trường hợp bị chiếm đoạt tiền trong tài khoản" – đại diện Vietcombank đề nghị.
Trước đó, rất nhiều ngân hàng thương mại đã cảnh báo những thủ đoạn lừa đảo của kẻ gian nhằm chiếm đoạt thông tin tài khoản, chiếm đoạt tiền của khách hàng. Dù vậy, vẫn có không ít khách hàng sập bẫy, mất tiền oan. Một trong những khuyến cáo của ngân hàng là khách hàng tuyệt đối không cung cấp, không nhập mã OTP vào bất cứ trang web, đường link nào, cho bất kỳ ai, kể cả ngân hàng…
Người lao động
Link bài gốc: Mất gần 50 triệu đồng sau tin nhắn “tài khoản ngân hàng đã bị khoá”
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu 38.000 trẻ em phát hiện: Ngoại hình và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dự án nghỉ dưỡng ở Đà Lạt ‘lụt’ tiến độ, 1.200 m2...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
4 dấu hiệu cảnh báo ung thư trên đôi mắt ít ai để ý
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Con trai mới sinh bị bắt cóc, 16 năm sau, cặp vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu