TIN MỚI
01
Chị hàng xóm thân thiết nhiều năm mới qua đời vì ung thư dạ dày.
Chị mới 34 tuổi, chị ra đi để lại hai đứa con, đứa lớn sắp 6 tuổi, đứa nhỏ mới 3 tuổi.
Tôi mới đi thăm chị tháng trước, khuôn mặt vốn đầy đặn, phúc hậu của chị bị bệnh tật giày vò không ra hồn người, trông tiều tụy và hốc hác.
Vì bị đau dạ dày liên tục, nên chị không biết đã bao nhiêu lâu mình không được ăn một bữa cơm tử tế và ngon miệng. Chị cao 1 mét 65, mà giờ chỉ nặng 42 kg, trông như một cái cây khô nằm cong queo một chỗ.
Tôi nhớ, khi tới thăm chị, mặc dù nói chuyện rất khó khăn, nhưng chị vẫn dặn đi dặn lại: Qua tuổi 30, sức khỏe sẽ không còn được như trước nữa, nếu thấy khó chịu, tuyệt đối không được ráng chịu.
Chị còn nói, chị thấy không yên tâm nhất là hai đứa con của chị. Đứa lớn sắp lên tiểu học, vẫn chưa quyết định sẽ học trường nào; Đứa nhỏ thể chất kém, hay bị dị ứng, không ăn được nhiều thứ, cũng không làm được nhiều việc. Chỉ dựa vào một mình chồng chị, liệu có nuôi nổi hai con khôn lớn thành người không?
Tôi nghe thấy mà nghẹn lòng không nói lên được lời nào.
Chị cũng giống như bao người mẹ khác, giỏi việc nước, đảm việc nhà, luôn kiên cường và tràn đầy nghị lực.
Hành trình mỗi ngày của chị bắt đầu từ lúc 5 giờ sáng. Thức dậy, thu dọn nhà cửa, đưa các con tới trường rồi đi làm. Tan làm về nhà đón các con, chuẩn bị bữa tối, cho các con ngủ rồi mới bắt đầu công việc riêng của mình cho tới tận khuya.
Ở công ty, chị thường để bụng đói, bận rộn với công việc tới tận chiều; Về nhà, cho con cái ăn no rồi chị mới ăn. Ngày nào chị cũng vất vả lo toan mọi việc, chăm sóc tốt cho tất cả mọi người, nhưng lại quên chăm lo cho chính bản thân mình.
Đứng trước sinh tử, mọi lời kêu la đều là bất lực, mọi sự tiếc nuối đều buốt nhói trong tim. Là phụ nữ, chỉ khi chăm sóc tốt bản thân mình mới có thể chăm lo tốt cho gia đình. Là mẹ, chỉ khi có sức khỏe mới có thể mang lại hạnh phúc cho con cái.
Đạo lý đơn giản này, còn mấy người có thể ý thức được đây?
02
Câu chuyện về một nữ tiến sỹ trẻ qua đời vì mắc bệnh ung thư 2 năm trước, từng là hồi chuông cảnh tỉnh về sức khỏe cho rất nhiều người.
Nữ tiến sỹ giỏi giang ấy tên là Vu Quyên, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối lúc 31 tuổi, cô mới có một đứa con trai 14 tháng tuổi.
Do phát hiện quá muộn, tế bào ung thư gần như đã di căn khắp cơ thể, nên Vu Quyên không thể phẫu thuật, chỉ có thể hóa trị. Do tác dụng phụ trong quá trình hóa trị, cô bị nôn ói liên tục cả ngày. Mỗi lần nôn ói đều khiến khoang ngực dao động, đau nhức tới mức ngất lịm.
Thế nhưng dù bị bệnh tật, thuốc men tàn phá thảm khốc đến mức nào cô cũng không khóc…Cô muốn được tiếp tục sống, cô muốn được về nhà.
Cuối cùng, sau 6 lần hóa trị, Vu Quyên được trở về nhà, bé "Khoai Tây" con trai cô khi đó đã 19 tháng tuổi, vui vừng quấn quýt bên mẹ.
Bà nội kêu "Khoai Tây" hát cho mẹ Vu Quyên nghe. "Khoai Tây" liền ngoan ngoãn ngả vào lòng mẹ mẹ rồi cất tiếng hát bập bẹ: "Trên đời chỉ có mẹ là tốt, con có mẹ giống như báu vật. Ngả vào lòng mẹ, hạnh phúc vô bờ. Trên đời chỉ có mẹ là tốt, con không có mẹ giống như ngọn cỏ. Xa rời vòng tay của mẹ, con biết tìm hạnh phúc nơi đâu?"
Con trai chưa hát xong, mà nước mắt của cô đã nhòe khóe mắt: "Có lẽ, chỉ chút nữa thôi là con của tôi sẽ giống như ngọn cỏ".
Vu Quyên lúc đó chỉ hy vọng, mình có thể giống như những người mẹ khác, có thể lớn lên cùng con, để con giống như báu vật được mẹ thương mẹ yêu.
Thế nhưng, cô đã không làm được…
Một buổi tối nọ, Vu Quyên đột nhiên lay tỉnh người mẹ đang say giấc bên cạnh mình rồi căn dặn: "Sau khi con mất, hàng năm cứ đến ngày sinh nhật của "Khoai Tây", mẹ nhớ đưa cháu đi thăm con nhé".
Vu Quyên nói: "Tôi thực sự không nỡ rời xa đứa con bé bỏng vừa mới biết gọi mẹ của mình. Tôi thậm chí còn từng nghĩ, dù tôi đau đến mức liệt giường, quần áo tả tơi nằm bẹp giữa ngã tư mặc cho nghìn vạn người mắng chửi hay giẫm đạp, chỉ cần có thể nhìn thấy bố mẹ tôi dắt ‘Khoai Tây’ vui vẻ đến trường, tôi cũng cam tâm tình nguyện".
Tiếc rằng, Vu Quyên không thể đợi được đến ngày đó. Cô đấu tranh cùng căn bệnh ung thư suốt 1 năm 4 tháng rồi qua đời.
Trước ranh giới sinh tử, Vu Quyên từng điểm mặt 4 nguyên nhân lớn khiến ung thư tìm đến mình:
Ăn uống tạp nham: Tôi chưa từng từ chối nếm thử bất cứ món ăn nào, ăn rất nhiều những thứ không nên ăn: lợn hoang dã, cá voi, cá nóc…
Ăn uống vô tội vạ: Tôi luôn cho rằng ăn uống phải thoải mái, sướng mồm. Tôi từng ăn 7 con cua 1 ngày;
Nghiện đồ mặn: Bữa nào cũng phải có thịt, nếu không có món mặn tôi sẽ không có hứng thú ăn uống;
Thức khuya một cách điên cuồng: Suốt 10 năm qua, gần như tôi chưa từng ngủ trước 12 giờ đêm, sớm nhất cũng phải khoảng 1 giờ đêm, thậm chí có lúc còn thức trắng đêm.
Những điều trên, có điều nào mà chúng ta không thường phạm phải?
Chúng ta luôn cho rằng, sức khỏe mình tốt, không dễ đổ bệnh, nên mới phóng túng bản thân một cách vô tội vạ.
Thật không ngờ rằng, chính vì từng lần phóng túng đó, khiến sức khỏe của chúng ta ngày càng sa sút.
Trên thế giới này không có thuốc hối hận, chúng ta càng chà đạp sức khỏe, cái chết sẽ càng gần chúng ta. Nó sẽ không vì ai đó còn cha mẹ già phải phụng dưỡng, còn con thơ phải chăm lo mà bỏ qua cho người đó.
03
Tôi có chị bạn tên Hoa, là mẹ đơn thân, từng trải qua cảm giác "thập tử nhất sinh".
Những năm qua, vì kiếm tiền cho con học trường quốc tế, vì muốn dành dụm nhiều tiền cho con mà chị Hoa làm việc điên cuồng.
Chị từng thức suốt 48 giờ đồng hồ không chợp mắt để hoàn thành dự án. Chị cũng từng bận tới mức cả ngày không ăn uống khiến dạ dày co thắt phải nhập viện.
Lúc đó, chị luôn nghĩ rằng chỉ cần con cái được ăn ngon mặc đẹp, được học tập trong môi trường chuyên nghiệp, chị dù khổ dù mệt đến mấy cũng chẳng sao.
Cho tới một buổi tối nọ, chị đột nhiên toát mồ hôi lạnh, gáy đau buốt như kim đâm cùng với những luồng nóng dịch chuyển trong não.
Chị hoảng hốt: "Chết rồi, không xong rồi".
Chị nhân lúc còn tỉnh táo, nhanh chóng gọi điện thoại cho xe cấp cứu và báo cho bạn bè gần đó.
Không muốn con hoảng sợ, chị còn dốc hết sức mình an ủi con: "Mẹ không sao đâu, mẹ đi khám bác sỹ một lúc sẽ về".
Khi đó, chị chợt phát hiện ra thứ đáng sợ hơn cả cái chết của mình đó là: Con chị phải bơ vơ một mình…
Dành dụm tích cóp thật nhiều tiền cho con để làm gì chứ? Chị mà mất đi, gia đình sẽ sụp đổ.
Sau khi chị được đưa tới bệnh viện, bác sỹ chẩn đoán bị "xuất huyết não".
May mà xuất huyết mao mạch, mạch máu chính không bị tổn thương, coi như trong cái rủi có cái may.
Bất cứ người làm cha làm mẹ nào cũng luôn mong muốn làm được gì đó cho con cái. Thế nhưng, khi chúng ta liều mạng vì cuộc sống, tương lai của con cái, chúng ta luôn bỏ qua một điều vô cùng quan trọng: thứ mà con cái cần nhất thực ra là một người mẹ khỏe mạnh.
Tôi có cô bạn thân tên Linh, trong đợt tham gia khám sức khỏe định kỳ trong công ty vừa rồi, Linh phát hiện có u nang trong người.
Ai nấy đều ra sức khuyên bảo Linh nhanh chóng làm phẫu thuật cắt bỏ, nhưng Linh cứ chần chừ do dự mãi, rồi bỏ tờ kết quả kiểm tra khóa chặt trong ngăn kéo.
Linh nói: "Tớ mà phẫu thuật bây giờ thì nhà cửa loạn mất, con cái ai lo? Chồng thì vẫn đang đi công tác, bố mẹ chồng thì ốm yếu. Phẫu thuật xong phải nằm viện, ai đón con, ai nấu cho con ăn...."
"Tớ cũng sợ chết lắm chứ, nhưng không thể chỉ nghĩ đến mình, phải chăm lo tốt cho gia đình trước đã chứ".
Có người nói: "Sức khỏe của người trung niên không chỉ thuộc về chính mình, mà thuộc về người thân, cha mẹ, con cái…"
Chúng ta nguyện liều mạng hy sinh chính mình vì người thân, cha mẹ, con cái…
Thế nhưng, chúng ta có bao giờ nghĩ, vì họ mà chúng ta mới nên phải chăm sóc tốt bản thân mình?
04
Nếu giờ bạn chết đi, bạn sẽ không có gì để tiếc đúng không?
Tin rằng, câu trả lời của nhiều người đó là phủ định:
"Không, có rất nhiều thứ phải tiếc nuối":
Vẫn còn rất nhiều đồ ăn ngon chưa được thưởng thức;
Vẫn chưa được du ngoạn khắp năm châu bốn biển;
Con cái chưa khôn lớn, trưởng thành…chết như vậy, có phải là uổng quá không!
Nhân lúc mọi thứ còn kịp, hãy trân trọng sức khỏe, không có sức khỏe, mọi thứ đều là phù du:
Ăn uống tử tế
Đừng bao giờ lấy bận làm lý do bỏ bữa, không ăn uống đúng giờ nữa. Việc dù nhiều đến mấy, cũng không đến nỗi không thể bỏ ra chục phút để ăn cơm.
Đừng nhịn ăn để giảm cân, cũng đừng ăn uống vô tội vạ vì áp lực cuộc sống. Làm hỏng sức khỏe, người chịu khổ chẳng ai khác chính là bạn.
Vì vậy hãy ăn uống tử tế, có sức khỏe là có tất cả.
Đừng thức khuya
Tại sao có nhiều người thích thức khuya đến vậy?
Là bởi chỉ có đêm khuya vắng vẻ, chúng ta mới có thể gạt vợ con, cha mẹ, công việc, áp lực và lo lắng sang một bên để thỏa thích lướt điện thoại, xem phim hoặc chơi game, để được thỏa mãn là chính mình.
Mặc dù chúng ta đều hiểu sự nguy hại của việc thức khuya nhưng không thể vứt bỏ khoảng thời gian đêm khuya quý báu chỉ mình ta với ta đó.
Thế nhưng, nếu bạn không dừng lại, sức khỏe sớm muộn cũng sẽ đình công.
Nhà khoa học người Anh Matt Walker từng đưa ra một nhóm số liệu: Nếu hôm nay ngủ ít một tiếng, thì sáng ngày hôm sau số người mắc bệnh tim sẽ tăng lên 24%.
Đứng trước con số này, bạn còn nghĩ vì thời gian đêm khuya tận hưởng ngắn ngủi kia mà hy sinh sức khỏe quý báu của mình, có đáng không?
Suy nghĩ thông thoáng
Rất nhiều bệnh là do "bực bội quá mà ra".
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, có trên 90% các loại bệnh đều có liên quan tới tâm trạng, cảm xúc.
Bản thân chúng ta ắt từng có cảm giác: cơ thể run rẩy khi tức giận, cảm giác lục phủ ngũ tạng bốc hỏa, dạ dày khó chịu…
Đây thực ra là những tín hiệu cảnh báo mà cơ thể gửi đến chúng ta: đừng tức giận nữa, thực sự sẽ mất mạng đấy.
Tôi từng gặp cảnh vợ chồng bất hòa, sống trong nước mắt; Từng gặp cảnh mẹ phải uống thuốc vì tăng xông trong lúc phụ đạo con cái học bài; Cũng từng gặp cảnh con dâu trách móc bố mẹ chồng không giúp đỡ vì phải lo cả việc nhà lẫn việc cơ quan.
Phụ nữ đến tuổi trung niên, những chuyện phiền muộn ngày càng nhiều, bận rộn vì chồng, vì con cái, vì công việc, không có thời gian để chăm lo cho chính mình.
Gánh chịu mọi áp lực, uất ức, một bầu trời tâm sự mà không biết thổ lộ cùng ai, lúc nào cũng chỉ lo lắng cho người khác, mà đâu có ai lo lắng cho bản thân mình.
Cuối cùng, người chịu uất ức là mình, người tức giận là mình, người sinh bệnh cũng là mình. Tại sao phải khổ như vậy?
Mọi việc nên nghĩ thoáng một chút, trên đời này ngoại trừ cái chết, mọi thứ đều là chuyện nhỏ.
Định kỳ kiểm tra sức khỏe
Không ít người đều có suy nghĩa rằng: Không bệnh không tật tại sao phải khám sức khỏe, tốn tiền?
Thế nhưng đợi đến khi bạn thực sự cảm thấy đau, có lẽ đã muộn rồi.
Biết bao người, vất vả tích cóp một đời, cuối cùng không đủ tiền để ở trong phòng ICU một tháng.
Người ta nói "cái chết là người thầy tốt nhất của sự sống". Thế nhưng, tại sao chúng ta thường đợi đến khi đổ bệnh rồi mới thấu?
Thẳng thắn mà nói, con người đến tuổi trung niên có thể không thành công, có thể không có tiền, nhưng không được ốm, không được chết.
Bởi, phía sau chúng ta, còn có một gia đình, còn cha mẹ già phải phụng dưỡng, còn con cái nhỏ phải chăm lo. Họ là những người thân yêu nhất của chúng là, cũng là những người không thể rời xa chúng ta nhất.
Vì vậy, hãy yêu lấy chính bản thân mình. Đừng bao giờ quên rằng, sức khỏe của bạn mới là hạnh phúc lớn nhất của gia đình.
Những lưu ý cực quan trọng khi sử dụng các loại cốc uống nước để tránh hại sức khỏe và chặn đứng nguy cơ bị ung thư
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Lời cảnh tỉnh của nữ tiến sĩ 34 tuổi qua đời vì ung thư: Ăn uống tạp nham, nghiện đồ mặn, thức khuya... thực sự sẽ đoạt mạng của bạn đấy!
01
Chị hàng xóm thân thiết nhiều năm mới qua đời vì ung thư dạ dày.
Chị mới 34 tuổi, chị ra đi để lại hai đứa con, đứa lớn sắp 6 tuổi, đứa nhỏ mới 3 tuổi.
Tôi mới đi thăm chị tháng trước, khuôn mặt vốn đầy đặn, phúc hậu của chị bị bệnh tật giày vò không ra hồn người, trông tiều tụy và hốc hác.
Vì bị đau dạ dày liên tục, nên chị không biết đã bao nhiêu lâu mình không được ăn một bữa cơm tử tế và ngon miệng. Chị cao 1 mét 65, mà giờ chỉ nặng 42 kg, trông như một cái cây khô nằm cong queo một chỗ.
Tôi nhớ, khi tới thăm chị, mặc dù nói chuyện rất khó khăn, nhưng chị vẫn dặn đi dặn lại: Qua tuổi 30, sức khỏe sẽ không còn được như trước nữa, nếu thấy khó chịu, tuyệt đối không được ráng chịu.
Chị còn nói, chị thấy không yên tâm nhất là hai đứa con của chị. Đứa lớn sắp lên tiểu học, vẫn chưa quyết định sẽ học trường nào; Đứa nhỏ thể chất kém, hay bị dị ứng, không ăn được nhiều thứ, cũng không làm được nhiều việc. Chỉ dựa vào một mình chồng chị, liệu có nuôi nổi hai con khôn lớn thành người không?
Tôi nghe thấy mà nghẹn lòng không nói lên được lời nào.
Chị cũng giống như bao người mẹ khác, giỏi việc nước, đảm việc nhà, luôn kiên cường và tràn đầy nghị lực.
Hành trình mỗi ngày của chị bắt đầu từ lúc 5 giờ sáng. Thức dậy, thu dọn nhà cửa, đưa các con tới trường rồi đi làm. Tan làm về nhà đón các con, chuẩn bị bữa tối, cho các con ngủ rồi mới bắt đầu công việc riêng của mình cho tới tận khuya.
Ở công ty, chị thường để bụng đói, bận rộn với công việc tới tận chiều; Về nhà, cho con cái ăn no rồi chị mới ăn. Ngày nào chị cũng vất vả lo toan mọi việc, chăm sóc tốt cho tất cả mọi người, nhưng lại quên chăm lo cho chính bản thân mình.
Đứng trước sinh tử, mọi lời kêu la đều là bất lực, mọi sự tiếc nuối đều buốt nhói trong tim. Là phụ nữ, chỉ khi chăm sóc tốt bản thân mình mới có thể chăm lo tốt cho gia đình. Là mẹ, chỉ khi có sức khỏe mới có thể mang lại hạnh phúc cho con cái.
Đạo lý đơn giản này, còn mấy người có thể ý thức được đây?
02
Câu chuyện về một nữ tiến sỹ trẻ qua đời vì mắc bệnh ung thư 2 năm trước, từng là hồi chuông cảnh tỉnh về sức khỏe cho rất nhiều người.
Nữ tiến sỹ giỏi giang ấy tên là Vu Quyên, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối lúc 31 tuổi, cô mới có một đứa con trai 14 tháng tuổi.
Do phát hiện quá muộn, tế bào ung thư gần như đã di căn khắp cơ thể, nên Vu Quyên không thể phẫu thuật, chỉ có thể hóa trị. Do tác dụng phụ trong quá trình hóa trị, cô bị nôn ói liên tục cả ngày. Mỗi lần nôn ói đều khiến khoang ngực dao động, đau nhức tới mức ngất lịm.
Thế nhưng dù bị bệnh tật, thuốc men tàn phá thảm khốc đến mức nào cô cũng không khóc…Cô muốn được tiếp tục sống, cô muốn được về nhà.
Cuối cùng, sau 6 lần hóa trị, Vu Quyên được trở về nhà, bé "Khoai Tây" con trai cô khi đó đã 19 tháng tuổi, vui vừng quấn quýt bên mẹ.
Bà nội kêu "Khoai Tây" hát cho mẹ Vu Quyên nghe. "Khoai Tây" liền ngoan ngoãn ngả vào lòng mẹ mẹ rồi cất tiếng hát bập bẹ: "Trên đời chỉ có mẹ là tốt, con có mẹ giống như báu vật. Ngả vào lòng mẹ, hạnh phúc vô bờ. Trên đời chỉ có mẹ là tốt, con không có mẹ giống như ngọn cỏ. Xa rời vòng tay của mẹ, con biết tìm hạnh phúc nơi đâu?"
Con trai chưa hát xong, mà nước mắt của cô đã nhòe khóe mắt: "Có lẽ, chỉ chút nữa thôi là con của tôi sẽ giống như ngọn cỏ".
Vu Quyên lúc đó chỉ hy vọng, mình có thể giống như những người mẹ khác, có thể lớn lên cùng con, để con giống như báu vật được mẹ thương mẹ yêu.
Thế nhưng, cô đã không làm được…
Một buổi tối nọ, Vu Quyên đột nhiên lay tỉnh người mẹ đang say giấc bên cạnh mình rồi căn dặn: "Sau khi con mất, hàng năm cứ đến ngày sinh nhật của "Khoai Tây", mẹ nhớ đưa cháu đi thăm con nhé".
Vu Quyên nói: "Tôi thực sự không nỡ rời xa đứa con bé bỏng vừa mới biết gọi mẹ của mình. Tôi thậm chí còn từng nghĩ, dù tôi đau đến mức liệt giường, quần áo tả tơi nằm bẹp giữa ngã tư mặc cho nghìn vạn người mắng chửi hay giẫm đạp, chỉ cần có thể nhìn thấy bố mẹ tôi dắt ‘Khoai Tây’ vui vẻ đến trường, tôi cũng cam tâm tình nguyện".
Tiếc rằng, Vu Quyên không thể đợi được đến ngày đó. Cô đấu tranh cùng căn bệnh ung thư suốt 1 năm 4 tháng rồi qua đời.
Trước ranh giới sinh tử, Vu Quyên từng điểm mặt 4 nguyên nhân lớn khiến ung thư tìm đến mình:
Ăn uống tạp nham: Tôi chưa từng từ chối nếm thử bất cứ món ăn nào, ăn rất nhiều những thứ không nên ăn: lợn hoang dã, cá voi, cá nóc…
Ăn uống vô tội vạ: Tôi luôn cho rằng ăn uống phải thoải mái, sướng mồm. Tôi từng ăn 7 con cua 1 ngày;
Nghiện đồ mặn: Bữa nào cũng phải có thịt, nếu không có món mặn tôi sẽ không có hứng thú ăn uống;
Thức khuya một cách điên cuồng: Suốt 10 năm qua, gần như tôi chưa từng ngủ trước 12 giờ đêm, sớm nhất cũng phải khoảng 1 giờ đêm, thậm chí có lúc còn thức trắng đêm.
Những điều trên, có điều nào mà chúng ta không thường phạm phải?
Chúng ta luôn cho rằng, sức khỏe mình tốt, không dễ đổ bệnh, nên mới phóng túng bản thân một cách vô tội vạ.
Thật không ngờ rằng, chính vì từng lần phóng túng đó, khiến sức khỏe của chúng ta ngày càng sa sút.
Trên thế giới này không có thuốc hối hận, chúng ta càng chà đạp sức khỏe, cái chết sẽ càng gần chúng ta. Nó sẽ không vì ai đó còn cha mẹ già phải phụng dưỡng, còn con thơ phải chăm lo mà bỏ qua cho người đó.
03
Tôi có chị bạn tên Hoa, là mẹ đơn thân, từng trải qua cảm giác "thập tử nhất sinh".
Những năm qua, vì kiếm tiền cho con học trường quốc tế, vì muốn dành dụm nhiều tiền cho con mà chị Hoa làm việc điên cuồng.
Chị từng thức suốt 48 giờ đồng hồ không chợp mắt để hoàn thành dự án. Chị cũng từng bận tới mức cả ngày không ăn uống khiến dạ dày co thắt phải nhập viện.
Lúc đó, chị luôn nghĩ rằng chỉ cần con cái được ăn ngon mặc đẹp, được học tập trong môi trường chuyên nghiệp, chị dù khổ dù mệt đến mấy cũng chẳng sao.
Cho tới một buổi tối nọ, chị đột nhiên toát mồ hôi lạnh, gáy đau buốt như kim đâm cùng với những luồng nóng dịch chuyển trong não.
Chị hoảng hốt: "Chết rồi, không xong rồi".
Chị nhân lúc còn tỉnh táo, nhanh chóng gọi điện thoại cho xe cấp cứu và báo cho bạn bè gần đó.
Không muốn con hoảng sợ, chị còn dốc hết sức mình an ủi con: "Mẹ không sao đâu, mẹ đi khám bác sỹ một lúc sẽ về".
Khi đó, chị chợt phát hiện ra thứ đáng sợ hơn cả cái chết của mình đó là: Con chị phải bơ vơ một mình…
Dành dụm tích cóp thật nhiều tiền cho con để làm gì chứ? Chị mà mất đi, gia đình sẽ sụp đổ.
Sau khi chị được đưa tới bệnh viện, bác sỹ chẩn đoán bị "xuất huyết não".
May mà xuất huyết mao mạch, mạch máu chính không bị tổn thương, coi như trong cái rủi có cái may.
Bất cứ người làm cha làm mẹ nào cũng luôn mong muốn làm được gì đó cho con cái. Thế nhưng, khi chúng ta liều mạng vì cuộc sống, tương lai của con cái, chúng ta luôn bỏ qua một điều vô cùng quan trọng: thứ mà con cái cần nhất thực ra là một người mẹ khỏe mạnh.
Tôi có cô bạn thân tên Linh, trong đợt tham gia khám sức khỏe định kỳ trong công ty vừa rồi, Linh phát hiện có u nang trong người.
Ai nấy đều ra sức khuyên bảo Linh nhanh chóng làm phẫu thuật cắt bỏ, nhưng Linh cứ chần chừ do dự mãi, rồi bỏ tờ kết quả kiểm tra khóa chặt trong ngăn kéo.
Linh nói: "Tớ mà phẫu thuật bây giờ thì nhà cửa loạn mất, con cái ai lo? Chồng thì vẫn đang đi công tác, bố mẹ chồng thì ốm yếu. Phẫu thuật xong phải nằm viện, ai đón con, ai nấu cho con ăn...."
"Tớ cũng sợ chết lắm chứ, nhưng không thể chỉ nghĩ đến mình, phải chăm lo tốt cho gia đình trước đã chứ".
Có người nói: "Sức khỏe của người trung niên không chỉ thuộc về chính mình, mà thuộc về người thân, cha mẹ, con cái…"
Chúng ta nguyện liều mạng hy sinh chính mình vì người thân, cha mẹ, con cái…
Thế nhưng, chúng ta có bao giờ nghĩ, vì họ mà chúng ta mới nên phải chăm sóc tốt bản thân mình?
04
Nếu giờ bạn chết đi, bạn sẽ không có gì để tiếc đúng không?
Tin rằng, câu trả lời của nhiều người đó là phủ định:
"Không, có rất nhiều thứ phải tiếc nuối":
Vẫn còn rất nhiều đồ ăn ngon chưa được thưởng thức;
Vẫn chưa được du ngoạn khắp năm châu bốn biển;
Con cái chưa khôn lớn, trưởng thành…chết như vậy, có phải là uổng quá không!
Nhân lúc mọi thứ còn kịp, hãy trân trọng sức khỏe, không có sức khỏe, mọi thứ đều là phù du:
Ăn uống tử tế
Đừng bao giờ lấy bận làm lý do bỏ bữa, không ăn uống đúng giờ nữa. Việc dù nhiều đến mấy, cũng không đến nỗi không thể bỏ ra chục phút để ăn cơm.
Đừng nhịn ăn để giảm cân, cũng đừng ăn uống vô tội vạ vì áp lực cuộc sống. Làm hỏng sức khỏe, người chịu khổ chẳng ai khác chính là bạn.
Vì vậy hãy ăn uống tử tế, có sức khỏe là có tất cả.
Đừng thức khuya
Tại sao có nhiều người thích thức khuya đến vậy?
Là bởi chỉ có đêm khuya vắng vẻ, chúng ta mới có thể gạt vợ con, cha mẹ, công việc, áp lực và lo lắng sang một bên để thỏa thích lướt điện thoại, xem phim hoặc chơi game, để được thỏa mãn là chính mình.
Mặc dù chúng ta đều hiểu sự nguy hại của việc thức khuya nhưng không thể vứt bỏ khoảng thời gian đêm khuya quý báu chỉ mình ta với ta đó.
Thế nhưng, nếu bạn không dừng lại, sức khỏe sớm muộn cũng sẽ đình công.
Nhà khoa học người Anh Matt Walker từng đưa ra một nhóm số liệu: Nếu hôm nay ngủ ít một tiếng, thì sáng ngày hôm sau số người mắc bệnh tim sẽ tăng lên 24%.
Đứng trước con số này, bạn còn nghĩ vì thời gian đêm khuya tận hưởng ngắn ngủi kia mà hy sinh sức khỏe quý báu của mình, có đáng không?
Suy nghĩ thông thoáng
Rất nhiều bệnh là do "bực bội quá mà ra".
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, có trên 90% các loại bệnh đều có liên quan tới tâm trạng, cảm xúc.
Bản thân chúng ta ắt từng có cảm giác: cơ thể run rẩy khi tức giận, cảm giác lục phủ ngũ tạng bốc hỏa, dạ dày khó chịu…
Đây thực ra là những tín hiệu cảnh báo mà cơ thể gửi đến chúng ta: đừng tức giận nữa, thực sự sẽ mất mạng đấy.
Tôi từng gặp cảnh vợ chồng bất hòa, sống trong nước mắt; Từng gặp cảnh mẹ phải uống thuốc vì tăng xông trong lúc phụ đạo con cái học bài; Cũng từng gặp cảnh con dâu trách móc bố mẹ chồng không giúp đỡ vì phải lo cả việc nhà lẫn việc cơ quan.
Phụ nữ đến tuổi trung niên, những chuyện phiền muộn ngày càng nhiều, bận rộn vì chồng, vì con cái, vì công việc, không có thời gian để chăm lo cho chính mình.
Gánh chịu mọi áp lực, uất ức, một bầu trời tâm sự mà không biết thổ lộ cùng ai, lúc nào cũng chỉ lo lắng cho người khác, mà đâu có ai lo lắng cho bản thân mình.
Cuối cùng, người chịu uất ức là mình, người tức giận là mình, người sinh bệnh cũng là mình. Tại sao phải khổ như vậy?
Mọi việc nên nghĩ thoáng một chút, trên đời này ngoại trừ cái chết, mọi thứ đều là chuyện nhỏ.
Định kỳ kiểm tra sức khỏe
Không ít người đều có suy nghĩa rằng: Không bệnh không tật tại sao phải khám sức khỏe, tốn tiền?
Thế nhưng đợi đến khi bạn thực sự cảm thấy đau, có lẽ đã muộn rồi.
Biết bao người, vất vả tích cóp một đời, cuối cùng không đủ tiền để ở trong phòng ICU một tháng.
Người ta nói "cái chết là người thầy tốt nhất của sự sống". Thế nhưng, tại sao chúng ta thường đợi đến khi đổ bệnh rồi mới thấu?
Thẳng thắn mà nói, con người đến tuổi trung niên có thể không thành công, có thể không có tiền, nhưng không được ốm, không được chết.
Bởi, phía sau chúng ta, còn có một gia đình, còn cha mẹ già phải phụng dưỡng, còn con cái nhỏ phải chăm lo. Họ là những người thân yêu nhất của chúng là, cũng là những người không thể rời xa chúng ta nhất.
Vì vậy, hãy yêu lấy chính bản thân mình. Đừng bao giờ quên rằng, sức khỏe của bạn mới là hạnh phúc lớn nhất của gia đình.
Những lưu ý cực quan trọng khi sử dụng các loại cốc uống nước để tránh hại sức khỏe và chặn đứng nguy cơ bị ung thư
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Lời cảnh tỉnh của nữ tiến sĩ 34 tuổi qua đời vì ung thư: Ăn uống tạp nham, nghiện đồ mặn, thức khuya... thực sự sẽ đoạt mạng của bạn đấy!
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chiêu thức “cọc loạt lô đất, thổi thông tin, lướt...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Câu hỏi phỏng vấn: 0 lớn hơn 2, 2 lớn hơn 5, 5 lớn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một ngân hàng Hàn Quốc lãi “khủng” tại Việt Nam...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lợi Ích Nổi Bật Khi Sử Dụng Cửa Thép Chống Cháy 120...
- Thread starter KAI Windoors
- Ngày bắt đầu