Khi nói đến cây chuối, đa phần mọi người nghĩ đến quả chuối chín, hoặc các món ăn được chế biến từ hoa chuối hay quả chuối xanh. Tuy nhiên, ít ai biết một bộ phận của cây chuối thường bị chặt bỏ, hay tận dụng để làm thức ăn chăn nuôi lại có nhiều tác dụng cho sức khỏe, là món ăn rất ngon. Đó là phần thân của cây chuối.
Tại Nhật Bản, thân cây chuối với trọng lượng khoảng 400-500 gam, dài tầm 10cm được bán với giá 1.400 yên, tương đương khoảng 250.000 đồng tiền Việt. Không phải ngẫu nhiên người Nhật mua thân cây chuối với giá "trên trời" như vậy. Đây là loại rau được họ cho là rất an toàn, ngon và còn có nhiều giá trị cho sức khỏe.
Rau chuối được bày bán ở Nhật có giá khá cao, nhưng Việt Nam ít sử dụng (Ảnh mạng xã hội)
Nhà khoa học, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y TP Hà Nội) cho biết, chuối có nhiều loại khác nhau và mỗi loại có những công dụng, chất lượng khác biệt.
Theo ông Sáng, tại Việt Nam, đa số mọi người chỉ dùng quả chuối nhưng thực tế toàn bộ cây chuối đều có giá trị với sức khỏe. Thậm chí phần củ, thân, lá (búp, lá non) của chuối ngoài cung cấp dinh dưỡng còn là vị thuốc, bài thuốc trong Đông y.
Riêng phần thân cây chuối, tại Việt Nam ít được sử dụng, chủ yếu hay được trộn lẫn và ăn kèm một số loại rau sống, hoặc làm nộm, ăn kèm cùng bún ốc, bún cá. Phần cây chuối ăn ngon và chất lượng nhất là khi còn non, cục lõi chưa phát triển, khi đó rau chuối ăn sẽ mềm và hấp dẫn hơn. Đây cũng là loại rau được đánh giá sạch, an toàn vì dễ trồng, không cần phải phun hóa chất như một số loại rau khác.
Phần rau của cây chuối non rất phù hợp để ăn kết hợp với một số loại bún (Ảnh minh họa)
Thân cây chuối cung chấp nhiều chất xơ, tốt cho những người có ý định giảm cân. Tuy nhiên, do có nhiều chất xơ, tính chát, mọi người không nên ăn nhiều vì có thể gặp tình trạng táo bón. Mỗi tuần, người khỏe mạnh chỉ nên ăn 3-4 lần, mỗi lần khoảng 25 gam - 40 gam.
Không chỉ có chất xơ, y học hiện đại còn chứng minh trong phần thân cây chuối chứa nhiều kali, vitamin B6 và một số dưỡng chất khác. Việc ăn thân cây chuối sẽ giúp kiểm soát được huyết áp, giải độc cơ thể vì nó lợi tiểu, ngoài ra còn tốt cho những người bị sỏi thận.
Với thân cây chuối lớn, cây chuối đã thu hoạch, nhất là với loại chuối hột, nếu biết cách tận dụng thì lượng nước tiết ra trong thân cây cũng rất tốt cho cơ thể.
Cụ thể, có thể lấy nước trong thân cây chuối bằng cách dùng dụng cụ như ống sắc nhọn đâm vào thân cây rồi hứng nước trong đó chảy ra. Hoặc có thể chặt ngang cây chuối, sau đó khoét lõi phía trong để nước tiết ra rồi sử dụng.
Dùng nước trong thân cây chuối cần phải thật cẩn thận, tránh nhiễm tạp chất, côn trùng (Ảnh minh họa)
Nước trong thân cây chuối giúp hạ huyết áp, giảm cân, hỗ trợ cho người bị tiểu đường… Tuy nhiên, khi sử dụng chỉ nên lấy nguyên phần nước, phần màng nổi bên trên nên loại bỏ (phần nhựa chuối) và không uống nhiều, mỗi lần chỉ uống 200 ml để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
Lương y Bùi Đắc Sáng cũng khuyến cáo việc tận dụng nước trong thân cây chuối cần làm rất cẩn thận, tỉ mỉ để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Đặc biệt, quá trình đợi nước tiết ra cần che đậy kín, dụng cụ cần sạch sẽ để tránh bị lẫn tạp chất, côn trùng gây hại xâm nhập.
Chàng trai không chân trong lễ khai mạc World Cup 2022: Chưa chào đời đã bị nhiều người nói không nên được sinh ra, vượt nghịch cảnh thành thục mọi môn thể thao
Link bài gốc: Loại rau bình dân tại chợ Việt được bán giá "trên trời" ở Nhật
Tại Nhật Bản, thân cây chuối với trọng lượng khoảng 400-500 gam, dài tầm 10cm được bán với giá 1.400 yên, tương đương khoảng 250.000 đồng tiền Việt. Không phải ngẫu nhiên người Nhật mua thân cây chuối với giá "trên trời" như vậy. Đây là loại rau được họ cho là rất an toàn, ngon và còn có nhiều giá trị cho sức khỏe.
Rau chuối được bày bán ở Nhật có giá khá cao, nhưng Việt Nam ít sử dụng (Ảnh mạng xã hội)
Nhà khoa học, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y TP Hà Nội) cho biết, chuối có nhiều loại khác nhau và mỗi loại có những công dụng, chất lượng khác biệt.
Theo ông Sáng, tại Việt Nam, đa số mọi người chỉ dùng quả chuối nhưng thực tế toàn bộ cây chuối đều có giá trị với sức khỏe. Thậm chí phần củ, thân, lá (búp, lá non) của chuối ngoài cung cấp dinh dưỡng còn là vị thuốc, bài thuốc trong Đông y.
Riêng phần thân cây chuối, tại Việt Nam ít được sử dụng, chủ yếu hay được trộn lẫn và ăn kèm một số loại rau sống, hoặc làm nộm, ăn kèm cùng bún ốc, bún cá. Phần cây chuối ăn ngon và chất lượng nhất là khi còn non, cục lõi chưa phát triển, khi đó rau chuối ăn sẽ mềm và hấp dẫn hơn. Đây cũng là loại rau được đánh giá sạch, an toàn vì dễ trồng, không cần phải phun hóa chất như một số loại rau khác.
Phần rau của cây chuối non rất phù hợp để ăn kết hợp với một số loại bún (Ảnh minh họa)
Thân cây chuối cung chấp nhiều chất xơ, tốt cho những người có ý định giảm cân. Tuy nhiên, do có nhiều chất xơ, tính chát, mọi người không nên ăn nhiều vì có thể gặp tình trạng táo bón. Mỗi tuần, người khỏe mạnh chỉ nên ăn 3-4 lần, mỗi lần khoảng 25 gam - 40 gam.
Không chỉ có chất xơ, y học hiện đại còn chứng minh trong phần thân cây chuối chứa nhiều kali, vitamin B6 và một số dưỡng chất khác. Việc ăn thân cây chuối sẽ giúp kiểm soát được huyết áp, giải độc cơ thể vì nó lợi tiểu, ngoài ra còn tốt cho những người bị sỏi thận.
Với thân cây chuối lớn, cây chuối đã thu hoạch, nhất là với loại chuối hột, nếu biết cách tận dụng thì lượng nước tiết ra trong thân cây cũng rất tốt cho cơ thể.
Cụ thể, có thể lấy nước trong thân cây chuối bằng cách dùng dụng cụ như ống sắc nhọn đâm vào thân cây rồi hứng nước trong đó chảy ra. Hoặc có thể chặt ngang cây chuối, sau đó khoét lõi phía trong để nước tiết ra rồi sử dụng.
Dùng nước trong thân cây chuối cần phải thật cẩn thận, tránh nhiễm tạp chất, côn trùng (Ảnh minh họa)
Nước trong thân cây chuối giúp hạ huyết áp, giảm cân, hỗ trợ cho người bị tiểu đường… Tuy nhiên, khi sử dụng chỉ nên lấy nguyên phần nước, phần màng nổi bên trên nên loại bỏ (phần nhựa chuối) và không uống nhiều, mỗi lần chỉ uống 200 ml để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
Lương y Bùi Đắc Sáng cũng khuyến cáo việc tận dụng nước trong thân cây chuối cần làm rất cẩn thận, tỉ mỉ để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Đặc biệt, quá trình đợi nước tiết ra cần che đậy kín, dụng cụ cần sạch sẽ để tránh bị lẫn tạp chất, côn trùng gây hại xâm nhập.
Chàng trai không chân trong lễ khai mạc World Cup 2022: Chưa chào đời đã bị nhiều người nói không nên được sinh ra, vượt nghịch cảnh thành thục mọi môn thể thao
Link bài gốc: Loại rau bình dân tại chợ Việt được bán giá "trên trời" ở Nhật
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
3 loại rau củ rẻ bèo, càng ăn nhiều mắt càng sáng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
4 loại gia vị là “tiên dược trị rụng tóc”, còn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Loại quả 'ngọc màu vàng' nhưng ít người...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu