Suốt nhiều năm qua vấn đề này được gọi là “điểm đen” trong quản lý đất đai. Các địa phương, chủ đầu tư cũng đã có nhiều hứa hẹn rồi chính các bộ ngành từ trung ương tới địa phương cũng từng đưa ra nhiều những giải pháp tháo gỡ khó khăn, nhưng chuyện rồi vẫn “đâu lại vào đấy”. Nhiều khu đất vàng, thậm chí là đất kim cương vẫn vị bỏ hoang, nhìn mà xót xa khi nguồn lực đất đai bị lãng phí, tiêu cực và bức xúc trong nhân dân.
Ước tính cả nước có trên 3.200 dự án với diện tích lên tới trên 85.200 ha đất đã được Nhà nước giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng nhưng chủ đầu tư các dự án đã chậm hoặc không đưa đất vào sử dụng trong nhiều năm. Thậm chí có nơi là vài thập kỷ để đất ngủ yên trong hoang hóa hoặc sử dụng sai mục đích. Đặc biệt, tình trạng chậm hoặc bỏ hoang đất vàng này không chỉ tập trung ở những đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, mà còn diễn ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố.
Dự án hoàn thiện rồi bỏ hoang
Sau mỗi mùa gặt, mang thóc ra phơi trước cổng Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội là việc mà bà Chi đã làm suốt nhiều năm qua. Chỗ phơi thóc không còn là đất ruộng của gia đình bà nữa nhưng phơi ở đây cũng chẳng ảnh hưởng đến ai, bởi khu công nghiệp này đã bị bỏ hoang ngay sau khi hoàn thành.
“Đất nhà tôi ở đây. Người ta làm từ năm 2012, đất để không thế này để người ta để bán nhưng mà chưa thấy doanh nghiệp nào về", bà Nguyễn Thị Chi - Xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội cho biết.
Cách trung tâm Hà Nội chưa đến 30 km, Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội được quy hoạch lên tới 640 ha, có vị trí đẹp, thuận tiện trên khu đất thuộc huyện Phú Xuyên, nằm sát đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Dự kiến nếu đi vào hoạt động, khu công nghiệp này này sẽ thu hút được khoảng 2.000 doanh nghiệp lớn và nhỏ vào sản xuất - kinh doanh, tạo ra việc làm cho khoảng 300.000 - 500.000 lao động trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, do nằm cách các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam chỉ vài cây số nên bị cạnh tranh mạnh về giá thuê đất.
Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội bị bỏ hoang ngay sau khi hoàn thành.
Cụ thể, ở Hà Nam, doanh nghiệp chỉ phải chi 70 USD/m2/năm, nhưng tại Hà Nội tiền thuê lên tới 200 USD, cao gấp gần 3 lần. Do vậy, 10 năm qua, khu công nghiệp này vẫn chỉ là chỗ cho cỏ dại mọc, còn Thành phố thì không có giải pháp gì để hồi sinh.
“Chúng ta có quy hoạch, có sử dụng đất, và có triển khai nhưng đều bỏ hoang. Mà như vậy phải nói rằng là nguồn lực quan trọng nhất để chúng ta phát triển đất nước, phát triển kinh tế xã hội đều bắt đầu từ nguồn lực từ đất đai, mà chúng ta để ngủ yên cái nguồn lực đấy có nghĩa là chúng ta có tội. Và chúng ta phải thấy đấy là 1 cái việc rất quan trọng cho những người làm công tác quản lý về lĩnh vực đất đai”, Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính đánh giá.
Trong khi đó, khu công nghiệp Phụng Hiệp 175 ha do Công ty Cổ phần Simco Sông Đà làm chủ đầu tư, nhưng chậm triển khai cả thập kỷ, nên hiện thành phố Hà Nội đã chấm dứt hoạt động của dự án để kêu gọi chủ đầu tư mới. Thế nhưng, suốt nhiều năm qua, dự án vẫn để hoang. Nghịch lý là trong khi nhiều địa phương đang phải đau đầu tìm cách mở rộng diện tích đất công nghiệp thì tại Hà Nội lại có không ít các khu công nghiệp được giao đất ở vị trí vàng bỏ hoang cả thập kỷ.
Hàng trăm dự án treo “bền vững”
Thống kê Hà Nội còn có tới hơn 400 dự án treo lâu năm mà ì ạch loay hoay mãi các sở ban ngành liên quan vẫn chưa thể thu hồi.
Thậm chí một số dự án, quy hoạch treo tới gần 3 thập kỷ như dự án “Trấn Sông Hồng” - Song Hong city nằm giữa lòng Hà Nội trên địa bàn 2 quận trung tâm của Thủ đô là Ba Đình và Tây Hồ. Qua tay từ nhà đầu tư Singapore rồi đến Hàn Quốc, dự án này vẫn chỉ trên giấy và quây tôn chiếm đất từ năm 1995 tới nay. Kết quả là nhiều năm qua, khu đất bị sẻ thịt cho thuê làm sân bóng, làm bãi trông giữ xe, bán vật liệu xây dựng…
Đại diện cơ quan chức năng của Hà Nội thừa nhận, chậm đưa đất dự án vào sử dụng sẽ gây thiệt hại lớn tới ngân sách, gây nhiều hệ lụy tới kinh tế xã hội, nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi các dự án treo, bỏ hoang này.
“Chậm triển khai đưa đất vào sử dụng theo quy định là vi phạm quy định của pháp luật. Nó có những ảnh hưởng là nó gây những cái việc là sử dụng đất không có hiệu quả theo quy định của pháp luật và gây bức xúc trong dư luận khi mà chuyển đổi mục đích sử dụng đất, và tạo ra những cái không công bằng đối với những dự án tổ chức thực hiện theo đúng tiến độ”, ông Trịnh Việt Dân - Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Thành phố Hà Nội
Nhiều ý kiến cho rằng, việc thu hồi các dự án treo để tái sinh nguồn lực từ đất hiện là việc không dễ dàng nhưng không phải là việc không thể thực hiện được, quan trọng là các sở ngành có quyết liệt thực hiện việc hay không mà thôi, bởi hàng rào pháp lý đều đã có đầy đủ.
Theo ông Hoàng Văn Cường - Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội khóa XV, Luật đã quy định rồi, nếu chậm 12 tháng không có lý do thì chính quyền phải thu hồi. nếu có ký do để mà được phép hoãn thì tối đa cũng chỉ được 24 tháng. Nếu 24 tháng mà cũng không triển khai thì đương nhiên là thu hồi, và trong trường hợp này là không được đền bù và thu hồi thẳng cái dự án đó để giao cho nhà đầu tư khác hoặc thậm chí trả lại cho người dân.
Không chỉ người dân sống khổ, bức xúc bởi chất lượng nhà ở cũng treo theo dự án treo, việc chậm xử lý thu hồi dự án treo của các cơ quan chức năng ở Hà Nội còn khiến dấy lên nghi ngại về tiêu cực trong việc xử lý các dự án treo lâu năm.
Cuộc sống của người dân cũng bị treo theo các dự án treo
Những dự án bỏ hoang, những bản quy hoạch treo nhiều năm thì hệ lụy đầu tiên mà ai cũng thấy, đó là cuộc sống của người dân trong vùng dự án bị đảo lộn, chất lượng cuộc sống thấp kém cơ cực, đi không được, ở chẳng xong. Cuộc sống của người dân cũng bị treo theo các dự án và các quy hoạch treo hàng thập kỷ ngay giữa những thành phố lớn.
Câu chuyện tại TP Hồ Chí Minh - Thành phố đầu tàu của cả nước với hơn 500 dự án treo, quy hoạch treo nhiều năm.
Khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh hay còn gọi là “khu cư dân Mả Lạng”, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Từng được biết đến như một khu “ổ chuột” giữa lòng thành phố bởi tính phức tạp và là tụ điểm của nhiều tệ nạn xã hội.
Hẻm 245, tại khu cư dân Mả Lạng, đường dây điện chằng chịt, mái tôn gỉ sét. Có nhà chỉ rộng 1,5m – 2m2 và bếp được bố trí ngoài nhà thay vì đúng vị trí của nó. Những căn nhà rộng hơn, khoảng hơn chục m2 thì có đến hai, ba thế hệ với gần chục con người chen chúc sinh sống như thế này. Đa phần ở đây là dân lao động như: Chạy xe ôm, phụ hồ, bán vé số…
Từ cách đây hơn 20 năm, UBND TP. Hồ Chí Minh đã có chủ trương giải tỏa khu Mả Lạng và xem đây là một trong những chiến lược đột phá của TP trong việc cải tạo, chỉnh trang đô thị. Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn được giao làm chủ đầu tư nhưng sau đó không đủ khả năng thực hiện.
Năm 2007, Thành phố tiếp tục chuyển giao cho Tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng - trung tâm thương mại - căn hộ kết hợp chỉnh trang đô thị. Và sau gần 20 năm, vẫn chẳng có gì mới, có chăng là thỉnh thoảng người dân thấy cán bộ phường, cán bộ quận đến thông kê, đo đạc… rồi đi về.
Đất bỏ hoang sau cổ phần hoá
Với những người dân sinh sống tại các khu trung tâm, tư duy “tấc đất tấc vàng” luôn gắn sâu trong cuộc sống. Dọc theo các tuyến phố lớn, chỉ cần vài m2 đất là có thể thành nơi mưu sinh và nuôi sống cả một gia đình. Đã có nhiều trường hợp chỉ vài cm đất cũng xảy ra những xung đột.
Thế nhưng, cũng đã có nghịch lý xảy ra, đó là hàng nghìn m2, thậm chí nhiều hecta đất ở các khu trung tâm kinh tế đang bị những ông chủ sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nước bỏ rơi, bỏ hoang không thương tiếc.
Mặc dù quy định rất rõ doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa phải lập báo cáo hiện trạng quản lý, sử dụng đất và thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để gửi cơ quan chủ quản phê duyệt. Thế nhưng câu chuyện “đất chung không ai khóc” vẫn tiếp diễn trong nhiều năm qua.
Nhiều diện tích đất vàng bị lãng phí nhiều trung tâm thành phố lớn sau cổ phẩn hoá
Đất đai, nguồn lực phát triển của kinh tế đất nước đang bị để hoang lãng phí. Câu hỏi được đặt ra, ai được hưởng lợi từ quỹ đất sau cổ phần hóa? Đó chính là những nhóm cơ hội. Còn đương nhiên, nhà nước vẫn đang thất thu nhiều khoản lớn cho ngân sách, chưa kể các lãng phí cơ hội không đo đếm được.
Như hơn 2.200 m3 đất vàng tại phố Lò Đúc, trung tâm Hà Nội, đây là khu đất thuộc quyền quản lý của Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội. Thế nhưng nhiều năm nay cả khu đất chỉ toàn cây dại, nhà xưởng bị bỏ hoang, hoen rỉ. Đất vàng nhưng không thể đẻ ra vàng. Thậm chí, nó trở thành nơi xả thải của những người thiếu ý thức, bất chấp những tấm biển cấm được dựng suốt dọc suốt tuyến phố.
“Nguồn lực về đất đai là nguồn lực rất quan trọng, chúng ta phải biết nhà đầu tư nào, khả năng vào như thế nào trong hợp đồng phải quy định rất rõ, chứ không thể 5 - 10 hecta thậm chí cả trăm hecta anh cứ để lại 5-7 năm. Sản xuất không sản xuất được, đưa vào xây dựng cũng không được bởi người ra không có nguồn lực đầu tư, mà người ta chỉ muốn chiếm đất. Đây là vấn đề mà chúng ta phải nhìn nhận”, Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho biết.
Trong qua trình làm việc kiểm toán nhà nước đã chỉ ra hàng loạt sai phạm trong việc quản lý sử dụng đất trong và sau quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước bằng nhiều thủ đoạn như bán tài sản gắn liền với đất không qua đấu giá hay cố tình buông lỏng quản lý tạo điều kiện để biến đất công thành đất tư tại nhiều địa phương.
Nhiều đơn vị đã cố tình không thực hiện việc sử dụng đất theo kế hoạch cổ phần hóa đã được phê duyệt dẫn đến hoang hoá, lãng phí nguồn lực đất đai của nhà nước.
Link bài gốc: Lãng phí đất vàng, đất chung không ai khóc
Ước tính cả nước có trên 3.200 dự án với diện tích lên tới trên 85.200 ha đất đã được Nhà nước giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng nhưng chủ đầu tư các dự án đã chậm hoặc không đưa đất vào sử dụng trong nhiều năm. Thậm chí có nơi là vài thập kỷ để đất ngủ yên trong hoang hóa hoặc sử dụng sai mục đích. Đặc biệt, tình trạng chậm hoặc bỏ hoang đất vàng này không chỉ tập trung ở những đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, mà còn diễn ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố.
Dự án hoàn thiện rồi bỏ hoang
Sau mỗi mùa gặt, mang thóc ra phơi trước cổng Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội là việc mà bà Chi đã làm suốt nhiều năm qua. Chỗ phơi thóc không còn là đất ruộng của gia đình bà nữa nhưng phơi ở đây cũng chẳng ảnh hưởng đến ai, bởi khu công nghiệp này đã bị bỏ hoang ngay sau khi hoàn thành.
“Đất nhà tôi ở đây. Người ta làm từ năm 2012, đất để không thế này để người ta để bán nhưng mà chưa thấy doanh nghiệp nào về", bà Nguyễn Thị Chi - Xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội cho biết.
Cách trung tâm Hà Nội chưa đến 30 km, Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội được quy hoạch lên tới 640 ha, có vị trí đẹp, thuận tiện trên khu đất thuộc huyện Phú Xuyên, nằm sát đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Dự kiến nếu đi vào hoạt động, khu công nghiệp này này sẽ thu hút được khoảng 2.000 doanh nghiệp lớn và nhỏ vào sản xuất - kinh doanh, tạo ra việc làm cho khoảng 300.000 - 500.000 lao động trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, do nằm cách các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam chỉ vài cây số nên bị cạnh tranh mạnh về giá thuê đất.
Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội bị bỏ hoang ngay sau khi hoàn thành.
Cụ thể, ở Hà Nam, doanh nghiệp chỉ phải chi 70 USD/m2/năm, nhưng tại Hà Nội tiền thuê lên tới 200 USD, cao gấp gần 3 lần. Do vậy, 10 năm qua, khu công nghiệp này vẫn chỉ là chỗ cho cỏ dại mọc, còn Thành phố thì không có giải pháp gì để hồi sinh.
“Chúng ta có quy hoạch, có sử dụng đất, và có triển khai nhưng đều bỏ hoang. Mà như vậy phải nói rằng là nguồn lực quan trọng nhất để chúng ta phát triển đất nước, phát triển kinh tế xã hội đều bắt đầu từ nguồn lực từ đất đai, mà chúng ta để ngủ yên cái nguồn lực đấy có nghĩa là chúng ta có tội. Và chúng ta phải thấy đấy là 1 cái việc rất quan trọng cho những người làm công tác quản lý về lĩnh vực đất đai”, Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính đánh giá.
Trong khi đó, khu công nghiệp Phụng Hiệp 175 ha do Công ty Cổ phần Simco Sông Đà làm chủ đầu tư, nhưng chậm triển khai cả thập kỷ, nên hiện thành phố Hà Nội đã chấm dứt hoạt động của dự án để kêu gọi chủ đầu tư mới. Thế nhưng, suốt nhiều năm qua, dự án vẫn để hoang. Nghịch lý là trong khi nhiều địa phương đang phải đau đầu tìm cách mở rộng diện tích đất công nghiệp thì tại Hà Nội lại có không ít các khu công nghiệp được giao đất ở vị trí vàng bỏ hoang cả thập kỷ.
Hàng trăm dự án treo “bền vững”
Thống kê Hà Nội còn có tới hơn 400 dự án treo lâu năm mà ì ạch loay hoay mãi các sở ban ngành liên quan vẫn chưa thể thu hồi.
Thậm chí một số dự án, quy hoạch treo tới gần 3 thập kỷ như dự án “Trấn Sông Hồng” - Song Hong city nằm giữa lòng Hà Nội trên địa bàn 2 quận trung tâm của Thủ đô là Ba Đình và Tây Hồ. Qua tay từ nhà đầu tư Singapore rồi đến Hàn Quốc, dự án này vẫn chỉ trên giấy và quây tôn chiếm đất từ năm 1995 tới nay. Kết quả là nhiều năm qua, khu đất bị sẻ thịt cho thuê làm sân bóng, làm bãi trông giữ xe, bán vật liệu xây dựng…
Đại diện cơ quan chức năng của Hà Nội thừa nhận, chậm đưa đất dự án vào sử dụng sẽ gây thiệt hại lớn tới ngân sách, gây nhiều hệ lụy tới kinh tế xã hội, nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi các dự án treo, bỏ hoang này.
“Chậm triển khai đưa đất vào sử dụng theo quy định là vi phạm quy định của pháp luật. Nó có những ảnh hưởng là nó gây những cái việc là sử dụng đất không có hiệu quả theo quy định của pháp luật và gây bức xúc trong dư luận khi mà chuyển đổi mục đích sử dụng đất, và tạo ra những cái không công bằng đối với những dự án tổ chức thực hiện theo đúng tiến độ”, ông Trịnh Việt Dân - Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Thành phố Hà Nội
Nhiều ý kiến cho rằng, việc thu hồi các dự án treo để tái sinh nguồn lực từ đất hiện là việc không dễ dàng nhưng không phải là việc không thể thực hiện được, quan trọng là các sở ngành có quyết liệt thực hiện việc hay không mà thôi, bởi hàng rào pháp lý đều đã có đầy đủ.
Theo ông Hoàng Văn Cường - Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội khóa XV, Luật đã quy định rồi, nếu chậm 12 tháng không có lý do thì chính quyền phải thu hồi. nếu có ký do để mà được phép hoãn thì tối đa cũng chỉ được 24 tháng. Nếu 24 tháng mà cũng không triển khai thì đương nhiên là thu hồi, và trong trường hợp này là không được đền bù và thu hồi thẳng cái dự án đó để giao cho nhà đầu tư khác hoặc thậm chí trả lại cho người dân.
Không chỉ người dân sống khổ, bức xúc bởi chất lượng nhà ở cũng treo theo dự án treo, việc chậm xử lý thu hồi dự án treo của các cơ quan chức năng ở Hà Nội còn khiến dấy lên nghi ngại về tiêu cực trong việc xử lý các dự án treo lâu năm.
Cuộc sống của người dân cũng bị treo theo các dự án treo
Những dự án bỏ hoang, những bản quy hoạch treo nhiều năm thì hệ lụy đầu tiên mà ai cũng thấy, đó là cuộc sống của người dân trong vùng dự án bị đảo lộn, chất lượng cuộc sống thấp kém cơ cực, đi không được, ở chẳng xong. Cuộc sống của người dân cũng bị treo theo các dự án và các quy hoạch treo hàng thập kỷ ngay giữa những thành phố lớn.
Câu chuyện tại TP Hồ Chí Minh - Thành phố đầu tàu của cả nước với hơn 500 dự án treo, quy hoạch treo nhiều năm.
Khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh hay còn gọi là “khu cư dân Mả Lạng”, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Từng được biết đến như một khu “ổ chuột” giữa lòng thành phố bởi tính phức tạp và là tụ điểm của nhiều tệ nạn xã hội.
Hẻm 245, tại khu cư dân Mả Lạng, đường dây điện chằng chịt, mái tôn gỉ sét. Có nhà chỉ rộng 1,5m – 2m2 và bếp được bố trí ngoài nhà thay vì đúng vị trí của nó. Những căn nhà rộng hơn, khoảng hơn chục m2 thì có đến hai, ba thế hệ với gần chục con người chen chúc sinh sống như thế này. Đa phần ở đây là dân lao động như: Chạy xe ôm, phụ hồ, bán vé số…
Từ cách đây hơn 20 năm, UBND TP. Hồ Chí Minh đã có chủ trương giải tỏa khu Mả Lạng và xem đây là một trong những chiến lược đột phá của TP trong việc cải tạo, chỉnh trang đô thị. Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn được giao làm chủ đầu tư nhưng sau đó không đủ khả năng thực hiện.
Năm 2007, Thành phố tiếp tục chuyển giao cho Tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng - trung tâm thương mại - căn hộ kết hợp chỉnh trang đô thị. Và sau gần 20 năm, vẫn chẳng có gì mới, có chăng là thỉnh thoảng người dân thấy cán bộ phường, cán bộ quận đến thông kê, đo đạc… rồi đi về.
Đất bỏ hoang sau cổ phần hoá
Với những người dân sinh sống tại các khu trung tâm, tư duy “tấc đất tấc vàng” luôn gắn sâu trong cuộc sống. Dọc theo các tuyến phố lớn, chỉ cần vài m2 đất là có thể thành nơi mưu sinh và nuôi sống cả một gia đình. Đã có nhiều trường hợp chỉ vài cm đất cũng xảy ra những xung đột.
Thế nhưng, cũng đã có nghịch lý xảy ra, đó là hàng nghìn m2, thậm chí nhiều hecta đất ở các khu trung tâm kinh tế đang bị những ông chủ sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nước bỏ rơi, bỏ hoang không thương tiếc.
Mặc dù quy định rất rõ doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa phải lập báo cáo hiện trạng quản lý, sử dụng đất và thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để gửi cơ quan chủ quản phê duyệt. Thế nhưng câu chuyện “đất chung không ai khóc” vẫn tiếp diễn trong nhiều năm qua.
Nhiều diện tích đất vàng bị lãng phí nhiều trung tâm thành phố lớn sau cổ phẩn hoá
Đất đai, nguồn lực phát triển của kinh tế đất nước đang bị để hoang lãng phí. Câu hỏi được đặt ra, ai được hưởng lợi từ quỹ đất sau cổ phần hóa? Đó chính là những nhóm cơ hội. Còn đương nhiên, nhà nước vẫn đang thất thu nhiều khoản lớn cho ngân sách, chưa kể các lãng phí cơ hội không đo đếm được.
Như hơn 2.200 m3 đất vàng tại phố Lò Đúc, trung tâm Hà Nội, đây là khu đất thuộc quyền quản lý của Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội. Thế nhưng nhiều năm nay cả khu đất chỉ toàn cây dại, nhà xưởng bị bỏ hoang, hoen rỉ. Đất vàng nhưng không thể đẻ ra vàng. Thậm chí, nó trở thành nơi xả thải của những người thiếu ý thức, bất chấp những tấm biển cấm được dựng suốt dọc suốt tuyến phố.
“Nguồn lực về đất đai là nguồn lực rất quan trọng, chúng ta phải biết nhà đầu tư nào, khả năng vào như thế nào trong hợp đồng phải quy định rất rõ, chứ không thể 5 - 10 hecta thậm chí cả trăm hecta anh cứ để lại 5-7 năm. Sản xuất không sản xuất được, đưa vào xây dựng cũng không được bởi người ra không có nguồn lực đầu tư, mà người ta chỉ muốn chiếm đất. Đây là vấn đề mà chúng ta phải nhìn nhận”, Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho biết.
Trong qua trình làm việc kiểm toán nhà nước đã chỉ ra hàng loạt sai phạm trong việc quản lý sử dụng đất trong và sau quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước bằng nhiều thủ đoạn như bán tài sản gắn liền với đất không qua đấu giá hay cố tình buông lỏng quản lý tạo điều kiện để biến đất công thành đất tư tại nhiều địa phương.
Nhiều đơn vị đã cố tình không thực hiện việc sử dụng đất theo kế hoạch cổ phần hóa đã được phê duyệt dẫn đến hoang hoá, lãng phí nguồn lực đất đai của nhà nước.
Link bài gốc: Lãng phí đất vàng, đất chung không ai khóc
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Người phụ nữ thuê trọn hòn đảo, giấu gia đình một...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Anh bộ đội siêng đi ăn cưới bỗng "chốt" được vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hầm đi bộ bạc tỷ đang bị 'lãng quên' ở Hà Nội
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thờ ơ với loại hình bất động sản này nhiều năm, khi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lớp 'trường làng' có 100% em đỗ nguyện...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lạng Sơn chuẩn bị có khu đô thị hơn 1.300 tỷ đồng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu