Trong bối cảnh Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh, một số ngành nghề như bất động sản, xuất nhập khẩu... có cơ hội hồi phục mạnh mẽ. Nhờ đó, những ngân hàng có khách hàng tốt sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi đó nhanh hơn các ngân hàng khác.
Tại: Đo đếm sức khỏe thực sự của ngân hàng
Với Việt Nam hiện tại, chúng ta giảm lãi suất nhưng tín dụng không tăng nên không có lượng tiền lớn được đưa vào lưu thông, lạm phát vẫn không tăng mạnh
Tại: Lạm phát âm và lãi suất thấp kỷ lục, điều gì đang diễn ra trong nền kinh tế?
Lãi suất liên ngân hàng đã có những phiên điều chỉnh mạnh trên thị trường trong tuần giao dịch cuối tháng 4/2021. Trong khi đó, trên thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước liên tục chào thầu 1.000 tỷ đồng/phiên trên kênh cầm cố với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất đều ở mức 2,5% nhưng đã không có khối lượng trúng thầu, không có khối lượng lưu hành.
Ông đánh giá như thế nào về những diễn biến mới đây trên thị trường tiền tệ?
Tính tới thời điểm này, lãi suất liên ngân hàng đã hạ nhiệt. Nhưng biến động tăng trong những phiên giao dịch trước kỳ nghỉ lễ 30/4/2021 đã đưa ra nhiều chỉ báo quan trọng cho thị trường cũng như nhà điều hành.
Cụ thể, ngày 26/4, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng đã tăng mạnh 0,23 – 0,25 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn từ một tháng trở xuống so với phiên trước đó. Diễn biến tăng lãi suất còn xuất hiện ở hầu hết các kỳ hạn trong các ngày 27/4 và 28/4.
Chỉ tính riêng trong ba phiên này, lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn đã vượt lên trên mức trung bình tính từ đầu năm tới nay cũng như so với cùng kỳ năm 2020 khi dịch Covid-19 và làn sóng nới lỏng tiền tệ bắt đầu diễn ra.
Diễn biến trên, theo tôi, xuất phát từ thực tế nhu cầu tín dụng tăng cao hiện nay khi giá bất động sản ở một số phân khúc đang tăng mạnh dẫn tới tình trạng “sốt ảo” và thị trường chứng khoán đã có sự bứt phá ngoạn mục vượt ngưỡng tâm lý 1.200 điểm.
Biến động ở thị trường 1 đã kéo theo những thay đổi trên thị trường 2, nhất là khi mới đây có thông tin cho rằng cung tiền trên thị trường đang rất cao và việc tập trung chủ yếu ở mảng bất động sản và chứng khoán có thể dẫn tới “bong bóng” trên hai thị trường tài sản này. Nhiều ngân hàng đã “chạy” vào thị trường 2 để tạo tính thanh khoản và duy trì dự trữ bắt buộc. Vì vậy, lãi suất liên ngân hàng những ngày này đã tăng lên.
Từ quý 2/2021 trở đi, lãi suất sẽ chịu thêm áp lực lạm phát khi cung tiền trên thị trường vẫn tăng trước nhu cầu vay vốn đầu tư của người dân và doanh nghiệp.
Theo ông, xu hướng lãi suất trên thị trường 1 và 2 thời gian tới sẽ diễn ra như thế nào?
Rất khó đưa ra con số chính xác nhưng theo tôi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sẽ tăng khoảng 0,5%.
Khi lãi suất trên thị trường 2 bị đẩy tăng, sẽ tác động ngược trở lại thị trường 1, kéo lãi suất huy động cũng tăng với mức tăng tối thiểu tương ứng là 0,5%. Tuy nhiên, lãi suất cho vay có thể sẽ tăng mạnh hơn mức tăng của lãi suất huy động.
Từ quý 2/2021 trở đi, lãi suất sẽ chịu thêm áp lực lạm phát khi cung tiền trên thị trường vẫn tăng trước nhu cầu vay vốn đầu tư của người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, mới đây, có thông tin cho rằng cung tiền M2, một trong những chỉ số chính được sử dụng để tính toán lạm phát của Việt Nam đang rất cao và đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 2020- 2021 khi so sánh với tốc độ tăng trưởng GDP. Theo tính toán của tôi, lãi suất sẽ tăng ít nhất 1% trong nửa cuối năm nay.
Trong bối cảnh này, Ngân hàng Nhà nước nên có ứng xử chính sách như thế nào nhất là trong bối cảnh Chính phủ chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do tác động từ Covid-19, thưa ông?
Việc tăng/giảm lãi suất trên thị trường, theo tôi, nên để thị trường tự điều tiết. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn với mức lãi suất thấp để phục hồi sản xuất sau giai đoạn chịu tác động nặng nề từ dịch Covid-19. Cùng với đó, trong bối cảnh thị trường bất động sản và chứng khoán tiếp tục tăng, nhu cầu vay vốn để đầu tư kiếm lời của người dân vẫn tăng mạnh. Vì vậy, nhu cầu tín dụng trên thị trường vẫn tăng mạnh trong thời gian tới.
Cầu tín dụng tăng sẽ kéo mặt bằng lãi suất tăng, nhất là khi nhiều người sẵn sàng chi trả mức lãi suất cao để đầu cơ kiếm lời.
Rõ ràng, khi mặt bằng lãi suất cho vay cao, lãi suất huy động trên thị trường 1 sẽ tăng. Vì vậy, các tổ chức kinh tế, nhà đầu tư và người dân sẽ “nhạt nhẽo” với những đợt chào thầu của Ngân hàng Nhà nước vì lãi suất quá thấp so với kỳ vọng lãi suất tăng trên thị trường hay khả năng kiếm lời từ những hoạt động đầu tư khác. Mức lãi suất chào thầu 2,5% là quá thấp, không đủ hấp dẫn thị trường. Theo tôi, mức lãi suất hợp lý dự kiến sẽ khoảng 3-3,5%.
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn do những tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19, Ngân hàng Nhà nước cũng như Chính phủ đều mong muốn duy trì mặt bằng lãi suất thấp để hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, phục hồi sản xuất.
Vì vậy, như ở một số quốc gia, họ sẽ sử dụng các công cụ điều hành để can thiệp thị trường thông qua điều chỉnh lãi suất trên thị trường mở, lãi suất qua đêm. Chẳng hạn, ở Mỹ, khi ngân hàng trung ương tác động tới lãi suất qua đêm, tất cả các lãi suất khác trên thị trường như cho vay mua nhà, ôtô... lập tức có sự điều chỉnh.
Đáng tiếc, phản ứng chính sách ở Việt Nam lại không như vậy. Công cụ điều hành lãi suất ở Việt Nam không tác động quá mạnh tới thị trường vì thị trường 1 và thị trường 2 không thực sự liên thông. Hay nói cách khác, công cụ điều hành lãi suất chỉ tác động nhiều trên thị trường liên ngân hàng mà ít tác động ở thị trường 1. Đây là điểm thiếu sót của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ rất nhiều năm nay.
Vì vậy, trong trường hợp muốn duy trì mặt bằng lãi suất ổn định, liều lượng điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước phải đủ mạnh mới có thể tác động tới thị trường, nhất là sau những phiên chào thầu không thành công khi kỳ vọng lãi suất trên thị trường tăng.
Do đó, ở thời điểm này, theo tôi, quan trọng hơn là phải kiểm soát tốt dịch bệnh. Bởi nếu kiểm soát tốt, nền kinh tế sẽ tiếp tục phát triển và Ngân hàng Nhà nước sẽ có những chính sách tiền tệ linh hoạt và hiệu quả để điều hành thị trường đặc biệt trong vấn đề lãi suất.
Nếu dịch bệnh bùng phát, phải thực hiện cách ly cũng như giãn cách xã hội, nền kinh tế sẽ vào giai đoạn suy thoái. Không chỉ riêng Việt Nam mà các quốc gia trên toàn thế giới đang rất lo lắng về dịch bệnh Covid-19. Rất nhiều quốc gia như Mỹ, Ấn Độ... đã phải hứng chịu tác động nặng nề. Do đó, ưu tiên hàng đầu hiện nay vẫn phải là chống dịch.
Vì sao lãi suất liên ngân hàng bất ngờ tăng vọt?
Vneconomy
Link bài gốc: Lãi suất sẽ tăng ít nhất 1% vào nửa cuối năm
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Con trai mới sinh bị bắt cóc, 16 năm sau, cặp vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mang tờ tiền giấy cũ cha để lại đi thẩm định, người...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thêm “ông lớn” ngân hàng cho khách vay tiền để trả...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lãi suất ngân hàng nào đang cao nhất trong tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu