Kỹ năng mềm quyết định 85% sự thành công
Học sinh, sinh viên Việt Nam vốn rất nổi tiếng ở tinh thần tự chủ trong học tập. Hàng năm, chúng ta luôn đạt nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi trí tuệ trên thế giới (toán, vật lý, cờ vua, robocon…). Thế nhưng, năng lực lao động của Việt Nam lại đứng ở một vị trí khiêm nhường và chưa được đánh giá cao bởi hạn chế từ những kỹ năng nghề nghiệp.
Trong khi đó, các quốc gia phát triển ở châu Âu, châu Mỹ lẫn châu Á luôn đặt nhu cầu rèn luyện kỹ năng cho sinh viên và công dân lên hàng đầu. Tất cả đều nhằm mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao, đồng thời giúp công dân có mức thu nhập cao và thành đạt. Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng - Skills Based Economy (http://www.librarything. com/work/5395375).
Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học trên thế giới thì cho rằng: Để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%.
Tại Việt Nam, trong nhiều năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã nhiều lần lên tiếng đề cập đến kỹ năng mềm” cũng như tầm quan trọng của kỹ năng này. Có được kỹ năng mềm vững không những giúp con đường học tập của các bạn trẻ trở nên suôn sẻ, thuận lợi, tạo bước đà cho sự nghiệp thành công mà nó còn đem lại hạnh phúc trong cuộc sống.
Nhận định đúng tầm quan trọng của “kỹ năng mềm”, thế hệ học sinh, sinh viên cần lưu tâm hơn nữa trong việc trau dồi kỹ năng cho mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bởi kiến thức không phải là tất cả và để giải quyết công việc thì không chỉ có kiến thức. Trong khi hiện nay đa số các trường vẫn chưa thật sự lưu tâm đến việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, thì việc tự trau dồi hoặc đăng ký các khóa học bồi dưỡng là điều nên làm ngay từ bây giờ của mỗi chúng ta.
Hiểu về kỹ năng mềm và những kỹ năng cần có để thành công
Kỹ năng mềm (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: Kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
Những kỹ năng cứng (hard skills) như khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn thường xuất hiện trên bản lý lịch. Bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng với hàng loạt bằng cấp của mình, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng những điều đó không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn cần có cả những kỹ năng mềm, vì thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 15% là do những kiến thức chuyên môn, 85% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này.
Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế tại Việt Nam, 10 kỹ năng sau là căn bản và quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay:
1/ Kỹ năng học và tự học (Learning to learn);
2/ Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal branding);
3/ Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills);
4/ Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills);
5/ Kỹ năng lắng nghe (Listening skills);
6/ Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills);
7/ Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills);
8/ Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills);
9/ Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork);
10/Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills).
Môi trường giúp cải thiện kỹ năng mềm cho sinh viên
Hầu hết những bạn trẻ khi mới chập chững va chạm vào môi trường tập thể, thường rất e dè, ngại ngùng, không tránh khỏi những va vấp, hoặc cảm thấy thiếu tự tin. Nhưng cũng không nên vì thế mà chùng chân. Cần va chạm thật nhiều, chúng ta mới có thể tự tin giao tiếp, ứng xử và trau dồi kỹ năng mềm. Tại trường học, hiện nay các bạn trẻ có thể trau dồi khả năng giao tiếp, ứng xử, thuyết trình và kỹ năng mềm thông qua các hội thảo chuyên đề, sinh hoạt các câu lạc bộ hoặc thảo luận ở các diễn đàn mở… Để hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp trước khi tốt nghiệp, ngoài thời gian thực tập tại các doanh nghiệp, sinh viên cần tận dụng thời gian của mình để làm thử hoặc tiếp xúc nhiều hơn với môi trường văn hóa doanh nghiệp. Sinh viên sắp ra trường cũng có thể đăng ký các khóa học kỹ năng mềm do các chuyên gia tâm lý hoặc lãnh đạo các doanh nghiệp trực tiếp tham gia giảng dạy để có cơ hội nói chuyện, đối chất và học hỏi được nhiều kinh nghiệm.
Hiện nay, những nơi có đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên gồm Nhà văn hóa Thanh niên, Cung văn hóa Lao động, Trung tâm đào tạo thuộc khu công nghệ cao TPHCM, một số trường ĐH, CĐ…
Mời các bạn đón xem các phần tiếp theo sẽ nói rõ về các kỹ năng trên.
(nguồn forum athena)
Học sinh, sinh viên Việt Nam vốn rất nổi tiếng ở tinh thần tự chủ trong học tập. Hàng năm, chúng ta luôn đạt nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi trí tuệ trên thế giới (toán, vật lý, cờ vua, robocon…). Thế nhưng, năng lực lao động của Việt Nam lại đứng ở một vị trí khiêm nhường và chưa được đánh giá cao bởi hạn chế từ những kỹ năng nghề nghiệp.
Trong khi đó, các quốc gia phát triển ở châu Âu, châu Mỹ lẫn châu Á luôn đặt nhu cầu rèn luyện kỹ năng cho sinh viên và công dân lên hàng đầu. Tất cả đều nhằm mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao, đồng thời giúp công dân có mức thu nhập cao và thành đạt. Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng - Skills Based Economy (http://www.librarything. com/work/5395375).
Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học trên thế giới thì cho rằng: Để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%.
Tại Việt Nam, trong nhiều năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã nhiều lần lên tiếng đề cập đến kỹ năng mềm” cũng như tầm quan trọng của kỹ năng này. Có được kỹ năng mềm vững không những giúp con đường học tập của các bạn trẻ trở nên suôn sẻ, thuận lợi, tạo bước đà cho sự nghiệp thành công mà nó còn đem lại hạnh phúc trong cuộc sống.
Nhận định đúng tầm quan trọng của “kỹ năng mềm”, thế hệ học sinh, sinh viên cần lưu tâm hơn nữa trong việc trau dồi kỹ năng cho mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bởi kiến thức không phải là tất cả và để giải quyết công việc thì không chỉ có kiến thức. Trong khi hiện nay đa số các trường vẫn chưa thật sự lưu tâm đến việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, thì việc tự trau dồi hoặc đăng ký các khóa học bồi dưỡng là điều nên làm ngay từ bây giờ của mỗi chúng ta.
Hiểu về kỹ năng mềm và những kỹ năng cần có để thành công
Kỹ năng mềm (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: Kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
Những kỹ năng cứng (hard skills) như khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn thường xuất hiện trên bản lý lịch. Bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng với hàng loạt bằng cấp của mình, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng những điều đó không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn cần có cả những kỹ năng mềm, vì thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 15% là do những kiến thức chuyên môn, 85% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này.
Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế tại Việt Nam, 10 kỹ năng sau là căn bản và quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay:
1/ Kỹ năng học và tự học (Learning to learn);
2/ Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal branding);
3/ Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills);
4/ Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills);
5/ Kỹ năng lắng nghe (Listening skills);
6/ Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills);
7/ Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills);
8/ Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills);
9/ Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork);
10/Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills).
Môi trường giúp cải thiện kỹ năng mềm cho sinh viên
Hầu hết những bạn trẻ khi mới chập chững va chạm vào môi trường tập thể, thường rất e dè, ngại ngùng, không tránh khỏi những va vấp, hoặc cảm thấy thiếu tự tin. Nhưng cũng không nên vì thế mà chùng chân. Cần va chạm thật nhiều, chúng ta mới có thể tự tin giao tiếp, ứng xử và trau dồi kỹ năng mềm. Tại trường học, hiện nay các bạn trẻ có thể trau dồi khả năng giao tiếp, ứng xử, thuyết trình và kỹ năng mềm thông qua các hội thảo chuyên đề, sinh hoạt các câu lạc bộ hoặc thảo luận ở các diễn đàn mở… Để hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp trước khi tốt nghiệp, ngoài thời gian thực tập tại các doanh nghiệp, sinh viên cần tận dụng thời gian của mình để làm thử hoặc tiếp xúc nhiều hơn với môi trường văn hóa doanh nghiệp. Sinh viên sắp ra trường cũng có thể đăng ký các khóa học kỹ năng mềm do các chuyên gia tâm lý hoặc lãnh đạo các doanh nghiệp trực tiếp tham gia giảng dạy để có cơ hội nói chuyện, đối chất và học hỏi được nhiều kinh nghiệm.
Hiện nay, những nơi có đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên gồm Nhà văn hóa Thanh niên, Cung văn hóa Lao động, Trung tâm đào tạo thuộc khu công nghệ cao TPHCM, một số trường ĐH, CĐ…
Mời các bạn đón xem các phần tiếp theo sẽ nói rõ về các kỹ năng trên.
(nguồn forum athena)
Bài tương tự bạn quan tâm
(Kỹ năng sống) Cuộc Sống Thật Tuyệt Vời
- Thread starter benhi2311
- Ngày bắt đầu
(Kỹ Năng Sống) Xin Thầy Hãy Dạy Cho Con Tôi
- Thread starter benhi2311
- Ngày bắt đầu
(Kỹ Năng Sống) Sức Nặng Của Ly Nước
- Thread starter benhi2311
- Ngày bắt đầu
(Kỹ năng sống) Phiên Tòa Xử Nghiêm Minh Và Cảm Động...
- Thread starter benhi2311
- Ngày bắt đầu
(Kỹ Năng Lãnh Đạo) Sếp Có Thể Yêu Cầu Người Ốm Ở Nhà
- Thread starter benhi2311
- Ngày bắt đầu
(Kỹ năng sống) Cha Đã Quên – Đắc Nhân Tâm
- Thread starter benhi2311
- Ngày bắt đầu