TIN MỚI
Bác sĩ Huynh Wuyn Trần, Los Angeles, Mỹ mới đây đã chia sẻ trên trang cá nhân những chỉ số cực kỳ quan trọng với sức khỏe mỗi người:
Khi quý vị đi khám bác sĩ, có những chỉ số quan trọng mà quý vị nên nhớ vì những con số này, cho dù quý vị đi đâu, khám bác sĩ nào, đều sẽ cho bác sĩ của quý vị biết về tình trạng bệnh của quý vị.
Các nghiên cứu chỉ ra một người trung bình có thể nhớ từ đến 7 đến 10 con số. Nhiều quý vị nhớ số an sinh xã hội, số tiền trong ngân hàng, số nợ mình (và bạn bè mượn) của mình, vậy tại sao chúng ta không tập nhớ những chỉ số sức khỏe cực kỳ quan trọng này và hỏi bác sĩ của mình mỗi lần khám bệnh xem các chỉ số này có ổn định hay không.
1. Chỉ số Ha1c (Hba1c)
- Là chỉ số về bệnh tiểu đường. Chỉ số này dùng để chẩn đoán và theo dõi bệnh tiểu đường. Số Ha1c 6.5% trở lên là chẩn đoán tiểu đường loại 2. Trong khi đó, theo dõi chỉ số Ha1c cho người đã bị tiểu đường theo thời gian sẽ cho thấy bệnh có kiểm soát được hay không.
- Thường chỉ số Ha1c dưới 7% cho thấy bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt trong khi khoảng 7% đến 8.5% cho thấy cần được chỉnh thuốc, trên 8.5% là không kiểm soát và trên 10% là mất kiểm soát hoàn toàn.
- Quý vị nào bị tiểu đường nên nhớ chỉ số Ha1c của mình vì con số này (thường là xét nghiệm mỗi 3 đến 6 tháng một lần) sẽ cho bác sĩ biết ngay tình trạng tiểu đường của quý vị.
2. Huyết áp và nhịp tim
- Là chỉ số quan trọng mà quý vị hay quên, thường bệnh nhân chỉ đo huyết áp và nhịp tim khi đến khám bác sĩ. Thực tế, đo huyết áp chính xác nhất là tại nhà, khi quý vị ngồi nghỉ, và đo cùng một thời điểm ví dụ như buổi chiều. Đo huyết áp thường xuyên chẳng những chỉ ra được quý vị có mắc bệnh cao huyết áp mà còn theo dõi xem việc uống thuốc huyết áp có hiệu quả hay không. Đo huyết áp tại phòng mạch thường cao hơn do quý vị lo, hồi hộp, hay là do hội chứng cao huyết áp do gặp bác sĩ (white coat hypertension).
- Vì vậy, quý vị nên đo huyết áp (HA) tại nhà ít nhất mỗi ngày một lần nếu bị cao huyết áp. Ghi nhớ con số trung bình và nhịp tim. Có 3 chỉ số khi đo huyết áp là huyết áp khi tim co bóp (chỉ số cao, huyết áp tâm thu), huyết áp khi tim thư giãn (chỉ số thấp, huyết áp tâm trương), và nhịp tim.
- Chỉ số HA cao là chỉ số quan trọng hơn, nhưng chỉ số HA thấp cũng không được coi thường. Huyết áp bình thường là 120/80 và HA trên 130/90 được xem là cao huyết áp. Nhịp tim thường là 60 đến 100.
- Hãy nhớ HA của mình và nhớ cả nhịp tim của mình (ví dụ như HA đo ở nhà là 138/90 và nhịp tim là 90).
3. Cân nặng và chiều cao
- Thường hai chỉ số này ít thay đổi nên quý vị có thể nhớ dễ dàng. Quý vị nào đi tập thể dục thường xuyên sẽ nhớ rõ 2 chỉ số này. Tăng cân là chỉ số báo nhiều bệnh tiềm ẩn như tiểu đường và cao huyết áp. Với người lớn tuổi, giảm cân không mong muốn cũng là một dấu hiệu cần kiểm tra sức khoẻ. Giảm chiều cao cũng là một dấu hiệu nguy hiểm của loãng xương (do vỡ xương cột sống).
4. Chỉ số thận GFR và Cr
- Với người bệnh thận, cao huyết áp, và tiểu đường thì chỉ số lọc cầu thận (GFR) và chỉ số Cr. (Creatinine) là hai chỉ số quan trọng để biết sức khỏe của thận. Thường chỉ số GFR cho biết tốc độ lọc của thận là bao nhiêu. Chỉ số GFR trung bình là trên 90. Người càng lớn tuổi thì chỉ số GFR càng thấp.
- Chỉ số GFR cũng chỉ ra giai đoạn suy thận của quý vị (suy thận càng nặng thì tốc độ lọc càng giảm, khi GFR còn khoảng 5-10 thì bệnh nhân cần được chạy thận). Chỉ số Cr. là một chỉ số gợi ý chất thải Cr. tích tụ trong cơ thể do thận không lọc được (do bị suy thận). Thường GFR càng giảm thì Cr. càng tăng.
5. Chỉ số loãng xương DEXA (BMD)
- Phụ nữ trên 65 tuổi (nam trên 70 tuổi( hoặc có các rủi ro về bệnh loãng xương nên đi chụp DEXA (T score) xem độ rỗng xương của mình. Thường chỉ số DEXA T score dưới -2.5 ( ví dụ như -3.0) là chẩn đoán của loãng xương. Chỉ số T score này so sánh xương của quý vị với một người bình thường 30 tuổi xem xương quý vị bị loãng đi như thế nào.
- Với bệnh nhân đang trị liệu loãng xương thì càng nên nhớ chỉ số DEXA của mình để xem trị liệu có hiệu quả hay không. Thường trị liệu hiệu quả khi chỉ số DEXA ổn định hoặc cải thiện. Thường DEXA sẽ chụp 2 năm một lần.
6. Quý vị uống bao nhiêu thuốc mỗi ngày
- Đây không hẳn là một chỉ số nhưng đây là một câu hỏi tôi hay hỏi các quý vị lớn tuổi khi quý vị không nhớ chính xác mình uống bao nhiêu thứ và bao nhiêu loại nào. Thường uống 1-3 thuốc mỗi ngày sẽ ít rủi ro hơn 4-6 loại. Định nghĩa dùng nhiều thuốc polypharmacy (và chẩn đoán) thường là dùng ít nhất 5 loại thuốc mỗi ngày.
- Khi quý vị dùng 5 loại mỗi ngày thì tác dụng thuốc sẽ giảm và sự tương tác sẽ tăng. Vì vậy, thảo luận với bác sĩ lâm sàng để xem quý vị có thể giảm hoặc tối ưu hóa thuốc uống hay không.
7. Quý vị khám bao nhiêu bác sĩ trong năm nay?
- Việc đi gặp bác sĩ bao nhiêu lần trong một năm cũng có thể nói lên tình hình sức khỏe của quý vị. Nhớ giữ các hồ sơ và chẩn đoán khi đi bác sĩ chuyên khoa vì nhiều khả năng bác sĩ gia đình của quý vị không nhận được hết các hội chẩn chuyên khoa gửi về.
Theo Bác sĩ Huynh Wuyn Trần, Los Angles, Mỹ
Bác sĩ Trần Quốc Khánh chỉ ra 5 chỉ số sức khỏe ai cũng cần kiểm tra thường xuyên: Nếu có bất thường chứng tỏ bệnh tật đang "ngấp nghé"
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Không phải tiền trong ngân hàng hay tài sản bạn có, 7 chỉ số này mới là thứ quan trọng hơn cả với cuộc đời mà ai cũng phải ghi nhớ
Bác sĩ Huynh Wuyn Trần, Los Angeles, Mỹ mới đây đã chia sẻ trên trang cá nhân những chỉ số cực kỳ quan trọng với sức khỏe mỗi người:
Khi quý vị đi khám bác sĩ, có những chỉ số quan trọng mà quý vị nên nhớ vì những con số này, cho dù quý vị đi đâu, khám bác sĩ nào, đều sẽ cho bác sĩ của quý vị biết về tình trạng bệnh của quý vị.
Các nghiên cứu chỉ ra một người trung bình có thể nhớ từ đến 7 đến 10 con số. Nhiều quý vị nhớ số an sinh xã hội, số tiền trong ngân hàng, số nợ mình (và bạn bè mượn) của mình, vậy tại sao chúng ta không tập nhớ những chỉ số sức khỏe cực kỳ quan trọng này và hỏi bác sĩ của mình mỗi lần khám bệnh xem các chỉ số này có ổn định hay không.
1. Chỉ số Ha1c (Hba1c)
- Là chỉ số về bệnh tiểu đường. Chỉ số này dùng để chẩn đoán và theo dõi bệnh tiểu đường. Số Ha1c 6.5% trở lên là chẩn đoán tiểu đường loại 2. Trong khi đó, theo dõi chỉ số Ha1c cho người đã bị tiểu đường theo thời gian sẽ cho thấy bệnh có kiểm soát được hay không.
- Thường chỉ số Ha1c dưới 7% cho thấy bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt trong khi khoảng 7% đến 8.5% cho thấy cần được chỉnh thuốc, trên 8.5% là không kiểm soát và trên 10% là mất kiểm soát hoàn toàn.
- Quý vị nào bị tiểu đường nên nhớ chỉ số Ha1c của mình vì con số này (thường là xét nghiệm mỗi 3 đến 6 tháng một lần) sẽ cho bác sĩ biết ngay tình trạng tiểu đường của quý vị.
2. Huyết áp và nhịp tim
- Là chỉ số quan trọng mà quý vị hay quên, thường bệnh nhân chỉ đo huyết áp và nhịp tim khi đến khám bác sĩ. Thực tế, đo huyết áp chính xác nhất là tại nhà, khi quý vị ngồi nghỉ, và đo cùng một thời điểm ví dụ như buổi chiều. Đo huyết áp thường xuyên chẳng những chỉ ra được quý vị có mắc bệnh cao huyết áp mà còn theo dõi xem việc uống thuốc huyết áp có hiệu quả hay không. Đo huyết áp tại phòng mạch thường cao hơn do quý vị lo, hồi hộp, hay là do hội chứng cao huyết áp do gặp bác sĩ (white coat hypertension).
- Vì vậy, quý vị nên đo huyết áp (HA) tại nhà ít nhất mỗi ngày một lần nếu bị cao huyết áp. Ghi nhớ con số trung bình và nhịp tim. Có 3 chỉ số khi đo huyết áp là huyết áp khi tim co bóp (chỉ số cao, huyết áp tâm thu), huyết áp khi tim thư giãn (chỉ số thấp, huyết áp tâm trương), và nhịp tim.
- Chỉ số HA cao là chỉ số quan trọng hơn, nhưng chỉ số HA thấp cũng không được coi thường. Huyết áp bình thường là 120/80 và HA trên 130/90 được xem là cao huyết áp. Nhịp tim thường là 60 đến 100.
- Hãy nhớ HA của mình và nhớ cả nhịp tim của mình (ví dụ như HA đo ở nhà là 138/90 và nhịp tim là 90).
3. Cân nặng và chiều cao
- Thường hai chỉ số này ít thay đổi nên quý vị có thể nhớ dễ dàng. Quý vị nào đi tập thể dục thường xuyên sẽ nhớ rõ 2 chỉ số này. Tăng cân là chỉ số báo nhiều bệnh tiềm ẩn như tiểu đường và cao huyết áp. Với người lớn tuổi, giảm cân không mong muốn cũng là một dấu hiệu cần kiểm tra sức khoẻ. Giảm chiều cao cũng là một dấu hiệu nguy hiểm của loãng xương (do vỡ xương cột sống).
4. Chỉ số thận GFR và Cr
- Với người bệnh thận, cao huyết áp, và tiểu đường thì chỉ số lọc cầu thận (GFR) và chỉ số Cr. (Creatinine) là hai chỉ số quan trọng để biết sức khỏe của thận. Thường chỉ số GFR cho biết tốc độ lọc của thận là bao nhiêu. Chỉ số GFR trung bình là trên 90. Người càng lớn tuổi thì chỉ số GFR càng thấp.
- Chỉ số GFR cũng chỉ ra giai đoạn suy thận của quý vị (suy thận càng nặng thì tốc độ lọc càng giảm, khi GFR còn khoảng 5-10 thì bệnh nhân cần được chạy thận). Chỉ số Cr. là một chỉ số gợi ý chất thải Cr. tích tụ trong cơ thể do thận không lọc được (do bị suy thận). Thường GFR càng giảm thì Cr. càng tăng.
5. Chỉ số loãng xương DEXA (BMD)
- Phụ nữ trên 65 tuổi (nam trên 70 tuổi( hoặc có các rủi ro về bệnh loãng xương nên đi chụp DEXA (T score) xem độ rỗng xương của mình. Thường chỉ số DEXA T score dưới -2.5 ( ví dụ như -3.0) là chẩn đoán của loãng xương. Chỉ số T score này so sánh xương của quý vị với một người bình thường 30 tuổi xem xương quý vị bị loãng đi như thế nào.
- Với bệnh nhân đang trị liệu loãng xương thì càng nên nhớ chỉ số DEXA của mình để xem trị liệu có hiệu quả hay không. Thường trị liệu hiệu quả khi chỉ số DEXA ổn định hoặc cải thiện. Thường DEXA sẽ chụp 2 năm một lần.
6. Quý vị uống bao nhiêu thuốc mỗi ngày
- Đây không hẳn là một chỉ số nhưng đây là một câu hỏi tôi hay hỏi các quý vị lớn tuổi khi quý vị không nhớ chính xác mình uống bao nhiêu thứ và bao nhiêu loại nào. Thường uống 1-3 thuốc mỗi ngày sẽ ít rủi ro hơn 4-6 loại. Định nghĩa dùng nhiều thuốc polypharmacy (và chẩn đoán) thường là dùng ít nhất 5 loại thuốc mỗi ngày.
- Khi quý vị dùng 5 loại mỗi ngày thì tác dụng thuốc sẽ giảm và sự tương tác sẽ tăng. Vì vậy, thảo luận với bác sĩ lâm sàng để xem quý vị có thể giảm hoặc tối ưu hóa thuốc uống hay không.
7. Quý vị khám bao nhiêu bác sĩ trong năm nay?
- Việc đi gặp bác sĩ bao nhiêu lần trong một năm cũng có thể nói lên tình hình sức khỏe của quý vị. Nhớ giữ các hồ sơ và chẩn đoán khi đi bác sĩ chuyên khoa vì nhiều khả năng bác sĩ gia đình của quý vị không nhận được hết các hội chẩn chuyên khoa gửi về.
Theo Bác sĩ Huynh Wuyn Trần, Los Angles, Mỹ
Bác sĩ Trần Quốc Khánh chỉ ra 5 chỉ số sức khỏe ai cũng cần kiểm tra thường xuyên: Nếu có bất thường chứng tỏ bệnh tật đang "ngấp nghé"
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Không phải tiền trong ngân hàng hay tài sản bạn có, 7 chỉ số này mới là thứ quan trọng hơn cả với cuộc đời mà ai cũng phải ghi nhớ
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Thu nhỏ đầu mũi tại nhà có ảnh hưởng gì không?
- Thread starter cachlamdaumuinholai
- Ngày bắt đầu
7 việc không được làm ngay sau khi tập thể dục thể thao
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng không được 'ép' nhân viên bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Con trai mới sinh bị bắt cóc, 16 năm sau, cặp vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu