TIN MỚI
“Không làm gì nhưng luôn thấy rất mệt”, là trạng thái như thế nào?
Nhiều buổi sáng thức dậy, mở mắt ra đã cảm thấy mệt mỏi. Tối về đến nhà, chỉ muốn nằm ườn một chỗ vì cảm giác bã cả người. Ngày cuối tuần chỉ ở nhà nghỉ ngơi, lướt web, xem phim và ăn uống, thế nhưng cũng chẳng thấy thoải mái hoàn toàn.
Rất nhiều người đều từng rơi vào khoảng thời gian như vậy. Rõ ràng không làm gì nhưng cơ thể và tâm trí ngày nào cũng thấy mệt mỏi, vô vị, không có hứng thú.
Nếu có tâm trạng trên trong ít nhất 6 tháng liên tục, rất có thể, bạn đã mắc phải “Hội chứng mệt mỏi mãn tính”. Theo số liệu nghiên cứu y học của Mỹ, tính đến năm 2015, ước tính có 836,000 đến 2,500,000 người Mỹ mắc dạng bệnh này. Tuy nhiên, theo dự tính có 84% đến 91% người vẫn chưa được chẩn đoán, không hề biết gì tới tình trạng của mình.
Dấu hiệu chẩn đoán y học của hội chứng này được quy định rõ ràng: Thời gian mệt mỏi kéo dài ít nhất 6 tháng, và bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng hoạt động bình thường. Đối với mỗi người khác nhau, cảm giác mệt mỏi do hội chứng này đem lại cũng được phân chia thành hai loại khác nhau dưới đây.
1. Loại mệt mỏi “trống rỗng”
Trạng thái này xuất hiện khi chúng đang ở vào lúc nghỉ ngơi, tâm trí trống rỗng, không suy nghĩ bất cứ điều gì mà vẫn cảm thấy cả người cạn kiệt sức lực. Khi đó, tinh thần dễ bị suy sụp, chán nản, cũng không biết làm cách nào để nhiệt tình hơn.
Loại mệt mỏi trống rỗng này thường được bắt nguồn từ hai kiểu tâm lý:
Một là, muốn làm gì đó ý nghĩa, nhưng không thể đạt được. Chẳng hạn như, đặt mục tiêu tiết kiệm tiền nhưng thu nhập không cho phép, muốn làm việc này việc kia nhưng không đủ sức cạnh tranh, muốn thăng tiến cao hơn nhưng năng lực chưa đủ… Vì không đạt được mong muốn, bạn tự thất vọng về bản thân và rơi vào trạng thái chán nản.
Hai là, cảm xúc rất mãnh liệt nhưng biến mất cũng rất nhanh. Thông thường, cảm giác này xuất hiện sau một chuỗi ngày bận rộn, ví dụ như sau khi chạy deadline liên tục thì bỗng được thong thả nghỉ ngơi, lại không biết làm gì để thời gian nghỉ ngơi có giá trị và ý nghĩa hơn, nên cảm thấy trống rỗng.
Hầu như đây đều là do chúng ta lựa chọn sự “trống rỗng”, nhưng cuối cùng phát hiện thì ra trống rỗng không thể xóa giải mệt mỏi.
2. Loại mệt mỏi “tư duy lao nhanh”
Trái ngược với kiểu thảnh thơi thứ nhất, loại thứ hai thường thấy ở người chỉ đặt cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi, còn não bộ vẫn đang lao nhanh - sốt ruột không yên, đầu óc quay mòng mòng, lúc nào cũng căng như dây đàn. Do tâm trí phải hoạt động căng thẳng liên tục nên có thể dẫn đến hai kiểu hình thái mệt mỏi.
Một là, suy nghĩ lúc nào cũng dồn dập, tự xoay chuyển mà bản thân bạn còn không hiểu nó vận động gì, mục tiêu gì, làm sao để dừng lại.
Hai là, bạn biết lý do tâm trí luôn không ngừng hoạt động, nhưng không thể ngừng nó lại được mà cứ tự động “nạp vào” ngày càng nhiều thông tin, khiến bạn quá tải, không thể xử lý hết, dẫn tới tình trạng ứ đọng.
Trạng thái mệt mỏi bắt nguồn từ đâu?
Theo giáo sư Jacobson (1976) chỉ ra, con người bị căng thẳng là do năng lượng bị tiêu hao quá mức. Ông so sánh việc sử dụng năng lượng với kinh doanh, nguồn vốn của một cửa tiệm là có hạn. Cho nên nếu giá thành nguyên liệu quá cao thì sẽ lâm vào căng thẳng nguồn tiền. Vì thế dù ngoài mặt không hoạt động nhưng cơ thể con người vẫn tồn tại rất nhiều căng thẳng, có thể dễ dàng nhận thấy sự tiêu hao năng lượng của chúng ta.
Lượng thông tin ồ ạt mỗi ngày về cộng đồng, xã hội, dịch bệnh, sức khỏe, tài chính, cộng thêm các áp lực về sự nghiệp, riêng tư cá nhân đều không ngừng truyền tải thêm vào não bộ. Tâm trí bạn không có lấy một phút thư giãn. Càng quá tải thông tin trong thời gian dài thì năng lượng cơ thể càng tiêu hao nhanh chóng, khiến bạn mệt mỏi hơn hẳn.
Nhiều người coi bản thân như một công cụ, liên tục ép buộc hoạt động với hiệu suất cao nhưng lại “đứt phanh” trong nhịp sống và phát triển hối hả của xã hội. Như vậy, thứ kiểm soát tâm trí của họ không còn là bản thân họ nữa, mà là quy tắc vận hành và quy chuẩn của xã hội chung.
Cho nên, dù tinh thần rệu rã, cơ thể mệt mỏi, chúng ta vẫn gồng mình tiếp tục để đạt tới mục tiêu là được xã hội chấp nhận. Nhưng mục tiêu này không thể đem lại cảm giác thỏa mãn cho bản thân, nên tâm trí tiếp tục bị nhấn chìm trong sự uể oải, chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn nữa.
Thay đổi con người từ trong tâm trí
Bülow (2013) cho rằng, đối với người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi trong cuộc sống mà nói, cần xây dựng câu chuyện cuộc sống của bản thân cực kỳ quan trọng, nghĩa là coi chúng ta trở thành nhân vật chính của cuộc đời, để viết nên câu chuyện dưới góc độ của người ngoài cuộc (ngôi thứ ba).
Câu chuyện được cấu thành bởi thời gian và địa điểm, nguyên nhân và kết quả, sau đó tiến hành miêu tả và phân tích dựa trên các sự kiện diễn ra, cộng với dòng thời gian tương quan. Như vậy, chúng ta sẽ nhận thấy, rất nhiều chuyện xảy ra là không thể tránh khỏi, lại có những chuyện chỉ là một khả năng có thể mà thôi. Đặt vào trong hoàn cảnh thời gian thì sự hiện diện của nó không quá to tát.
Khi tầm nhìn của bạn trở nên khách quan, bạn có thể nhận thức được bản chất của sự mệt mỏi trong cả thể xác lẫn tâm trí. Bắt đầu tìm hiểu từ “nhân” thì bạn sẽ ngộ ra “quả”. Mọi chuyện diễn ra thuận theo tự nhiên, nếu cần thay đổi, thì phải thay đổi ngay từ cái “nhân” ban đầu đó, chứ bất lực hay chán nản đều không giúp bạn giải quyết vấn đề.
Bên cạnh đó, những người mệt mỏi trong một thời gian dài có thể luyện tập tâm trí bằng các phương pháp củng cố sức khỏe tinh thần, chẳng hạn như tập yoga, tập hít thở, tập thiền định… Tiêu chuẩn quan trọng nhất của các phương pháp này là một hệ tư duy tích cực. Bạn nên đặt sự tập trung và chú ý vào thời điểm hiện tại nhiều hơn, chứ không âu lo buồn rầu mãi vì quá khứ tiếc nuối hay tương lai vô định. Có như vậy, cảm giác thỏa mãn mới dần dần xuất hiện, giúp bạn tận hưởng cuộc sống tốt hơn, không còn chìm trong uể oải cả ngày nữa.
Theo dõi 700 cặp vợ chồng trong suốt 40 năm, tôi tìm ra 3 vấn đề quan trọng cốt lõi trong hôn nhân: Đổ vỡ hay bền lâu đều phụ thuộc vào điều này!
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Không làm gì nhưng ngày nào cũng thấy mệt: Có thể bạn đã mắc "hội chứng mãn tính" của hàng triệu người này mà không hay biết
“Không làm gì nhưng luôn thấy rất mệt”, là trạng thái như thế nào?
Nhiều buổi sáng thức dậy, mở mắt ra đã cảm thấy mệt mỏi. Tối về đến nhà, chỉ muốn nằm ườn một chỗ vì cảm giác bã cả người. Ngày cuối tuần chỉ ở nhà nghỉ ngơi, lướt web, xem phim và ăn uống, thế nhưng cũng chẳng thấy thoải mái hoàn toàn.
Rất nhiều người đều từng rơi vào khoảng thời gian như vậy. Rõ ràng không làm gì nhưng cơ thể và tâm trí ngày nào cũng thấy mệt mỏi, vô vị, không có hứng thú.
Nếu có tâm trạng trên trong ít nhất 6 tháng liên tục, rất có thể, bạn đã mắc phải “Hội chứng mệt mỏi mãn tính”. Theo số liệu nghiên cứu y học của Mỹ, tính đến năm 2015, ước tính có 836,000 đến 2,500,000 người Mỹ mắc dạng bệnh này. Tuy nhiên, theo dự tính có 84% đến 91% người vẫn chưa được chẩn đoán, không hề biết gì tới tình trạng của mình.
Dấu hiệu chẩn đoán y học của hội chứng này được quy định rõ ràng: Thời gian mệt mỏi kéo dài ít nhất 6 tháng, và bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng hoạt động bình thường. Đối với mỗi người khác nhau, cảm giác mệt mỏi do hội chứng này đem lại cũng được phân chia thành hai loại khác nhau dưới đây.
1. Loại mệt mỏi “trống rỗng”
Trạng thái này xuất hiện khi chúng đang ở vào lúc nghỉ ngơi, tâm trí trống rỗng, không suy nghĩ bất cứ điều gì mà vẫn cảm thấy cả người cạn kiệt sức lực. Khi đó, tinh thần dễ bị suy sụp, chán nản, cũng không biết làm cách nào để nhiệt tình hơn.
Loại mệt mỏi trống rỗng này thường được bắt nguồn từ hai kiểu tâm lý:
Một là, muốn làm gì đó ý nghĩa, nhưng không thể đạt được. Chẳng hạn như, đặt mục tiêu tiết kiệm tiền nhưng thu nhập không cho phép, muốn làm việc này việc kia nhưng không đủ sức cạnh tranh, muốn thăng tiến cao hơn nhưng năng lực chưa đủ… Vì không đạt được mong muốn, bạn tự thất vọng về bản thân và rơi vào trạng thái chán nản.
Hai là, cảm xúc rất mãnh liệt nhưng biến mất cũng rất nhanh. Thông thường, cảm giác này xuất hiện sau một chuỗi ngày bận rộn, ví dụ như sau khi chạy deadline liên tục thì bỗng được thong thả nghỉ ngơi, lại không biết làm gì để thời gian nghỉ ngơi có giá trị và ý nghĩa hơn, nên cảm thấy trống rỗng.
Hầu như đây đều là do chúng ta lựa chọn sự “trống rỗng”, nhưng cuối cùng phát hiện thì ra trống rỗng không thể xóa giải mệt mỏi.
2. Loại mệt mỏi “tư duy lao nhanh”
Trái ngược với kiểu thảnh thơi thứ nhất, loại thứ hai thường thấy ở người chỉ đặt cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi, còn não bộ vẫn đang lao nhanh - sốt ruột không yên, đầu óc quay mòng mòng, lúc nào cũng căng như dây đàn. Do tâm trí phải hoạt động căng thẳng liên tục nên có thể dẫn đến hai kiểu hình thái mệt mỏi.
Một là, suy nghĩ lúc nào cũng dồn dập, tự xoay chuyển mà bản thân bạn còn không hiểu nó vận động gì, mục tiêu gì, làm sao để dừng lại.
Hai là, bạn biết lý do tâm trí luôn không ngừng hoạt động, nhưng không thể ngừng nó lại được mà cứ tự động “nạp vào” ngày càng nhiều thông tin, khiến bạn quá tải, không thể xử lý hết, dẫn tới tình trạng ứ đọng.
Trạng thái mệt mỏi bắt nguồn từ đâu?
Theo giáo sư Jacobson (1976) chỉ ra, con người bị căng thẳng là do năng lượng bị tiêu hao quá mức. Ông so sánh việc sử dụng năng lượng với kinh doanh, nguồn vốn của một cửa tiệm là có hạn. Cho nên nếu giá thành nguyên liệu quá cao thì sẽ lâm vào căng thẳng nguồn tiền. Vì thế dù ngoài mặt không hoạt động nhưng cơ thể con người vẫn tồn tại rất nhiều căng thẳng, có thể dễ dàng nhận thấy sự tiêu hao năng lượng của chúng ta.
Lượng thông tin ồ ạt mỗi ngày về cộng đồng, xã hội, dịch bệnh, sức khỏe, tài chính, cộng thêm các áp lực về sự nghiệp, riêng tư cá nhân đều không ngừng truyền tải thêm vào não bộ. Tâm trí bạn không có lấy một phút thư giãn. Càng quá tải thông tin trong thời gian dài thì năng lượng cơ thể càng tiêu hao nhanh chóng, khiến bạn mệt mỏi hơn hẳn.
Nhiều người coi bản thân như một công cụ, liên tục ép buộc hoạt động với hiệu suất cao nhưng lại “đứt phanh” trong nhịp sống và phát triển hối hả của xã hội. Như vậy, thứ kiểm soát tâm trí của họ không còn là bản thân họ nữa, mà là quy tắc vận hành và quy chuẩn của xã hội chung.
Cho nên, dù tinh thần rệu rã, cơ thể mệt mỏi, chúng ta vẫn gồng mình tiếp tục để đạt tới mục tiêu là được xã hội chấp nhận. Nhưng mục tiêu này không thể đem lại cảm giác thỏa mãn cho bản thân, nên tâm trí tiếp tục bị nhấn chìm trong sự uể oải, chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn nữa.
Thay đổi con người từ trong tâm trí
Bülow (2013) cho rằng, đối với người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi trong cuộc sống mà nói, cần xây dựng câu chuyện cuộc sống của bản thân cực kỳ quan trọng, nghĩa là coi chúng ta trở thành nhân vật chính của cuộc đời, để viết nên câu chuyện dưới góc độ của người ngoài cuộc (ngôi thứ ba).
Câu chuyện được cấu thành bởi thời gian và địa điểm, nguyên nhân và kết quả, sau đó tiến hành miêu tả và phân tích dựa trên các sự kiện diễn ra, cộng với dòng thời gian tương quan. Như vậy, chúng ta sẽ nhận thấy, rất nhiều chuyện xảy ra là không thể tránh khỏi, lại có những chuyện chỉ là một khả năng có thể mà thôi. Đặt vào trong hoàn cảnh thời gian thì sự hiện diện của nó không quá to tát.
Khi tầm nhìn của bạn trở nên khách quan, bạn có thể nhận thức được bản chất của sự mệt mỏi trong cả thể xác lẫn tâm trí. Bắt đầu tìm hiểu từ “nhân” thì bạn sẽ ngộ ra “quả”. Mọi chuyện diễn ra thuận theo tự nhiên, nếu cần thay đổi, thì phải thay đổi ngay từ cái “nhân” ban đầu đó, chứ bất lực hay chán nản đều không giúp bạn giải quyết vấn đề.
Bên cạnh đó, những người mệt mỏi trong một thời gian dài có thể luyện tập tâm trí bằng các phương pháp củng cố sức khỏe tinh thần, chẳng hạn như tập yoga, tập hít thở, tập thiền định… Tiêu chuẩn quan trọng nhất của các phương pháp này là một hệ tư duy tích cực. Bạn nên đặt sự tập trung và chú ý vào thời điểm hiện tại nhiều hơn, chứ không âu lo buồn rầu mãi vì quá khứ tiếc nuối hay tương lai vô định. Có như vậy, cảm giác thỏa mãn mới dần dần xuất hiện, giúp bạn tận hưởng cuộc sống tốt hơn, không còn chìm trong uể oải cả ngày nữa.
Theo dõi 700 cặp vợ chồng trong suốt 40 năm, tôi tìm ra 3 vấn đề quan trọng cốt lõi trong hôn nhân: Đổ vỡ hay bền lâu đều phụ thuộc vào điều này!
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Không làm gì nhưng ngày nào cũng thấy mệt: Có thể bạn đã mắc "hội chứng mãn tính" của hàng triệu người này mà không hay biết
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Mang Thai Có Nâng Mũi Được Không? Những Lưu Ý Quan...
- Thread starter cachlamdaumuinholai
- Ngày bắt đầu
Thu nhỏ đầu mũi tại nhà có ảnh hưởng gì không?
- Thread starter cachlamdaumuinholai
- Ngày bắt đầu
7 việc không được làm ngay sau khi tập thể dục thể thao
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng không được 'ép' nhân viên bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu