TIN MỚI
Hôm nay là đúng hai tuần từ khi xuất hiện bài đăng trên Weibo cảnh cáo hot girl đình đám Trương Đại Dịch "hãy tự trọng, ngừng quyến rũ chồng tôi". Tiếp sau đó, tài khoản này được cho là của Đổng Hoa Hoa, người vợ môn đăng hộ đối với doanh nhân Tưởng Phàm.
Ông Tưởng hiện giữ chức chủ tịch 2 công ty thương mại điện tử lớn là Taobao và Tmall thuộc tập đoàn Alibaba. Vụ việc ầm ĩ suốt thời gian dài, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người trong cuộc mà công ty Ruhnn Holdings (với Trương Đại Dịch là cổ đông lớn thứ hai) cũng đang lao đao; danh tiếng của Alibaba và các công ty con bị ảnh hưởng ít nhiều. Nhưng chịu thiệt hại nặng nhất về mặt sự nghiệp không ai khác chính là Tưởng Phàm.
Sự nghiệp của Tưởng Phàm lao đao sau khi vợ Hoa Hoa (bên phải) công khai dằn mặt "tiểu tam" Trương Đại Dịch (bên trái)
Hậu quả "nhãn tiền": Bị giáng chức, cắt bổng lộc, "đá" ra khỏi vai trò đối tác
Cuộc điều tra nội bộ của Alibaba cho thấy Tưởng Phàm không có hành vi bất chính liên quan đến công ty Ruhnn do "bạn gái tin đồn" đồng sáng lập, tuy nhiên cách xử lý vấn đề cá nhân không ổn thỏa "đã làm dấy lên cuộc khủng hoảng trong dư luận và tác động mạnh mẽ đến danh tiếng của công ty" - theo một bản ghi nhớ nội bộ của Alibaba đề cập.
Hậu quả, ông Tưởng bị loại khỏi nhóm 38 đối tác của Alibaba, giáng chức từ phó chủ tịch cao cấp xuống thành phó chủ tịch, cắt toàn bộ tiền thưởng trong 1 năm qua.
Tưởng Phàm được xem là "thái tử" có thể kế thừa vị trí lãnh đạo Alibaba, nhưng nay thời thế đã thay đổi.
Biện pháp cứng rắn của Alibaba có thể rất khắc nghiệt nhưng lại khiến cho các cổ đông hài lòng. Giáo sư Joseph Fan từ Đại học Trung văn Hương Cảng, phân tích: "Đối với những công ty Trung Quốc phân quyền như Alibaba, Huawei, Lenovo hay Vanke... thách thức hiện tại là làm sao phân chia ổn thỏa quyền lợi và trách nhiệm cho các thế hệ lãnh đạo đời tiếp theo. Ví dụ mô hình quản trị công ty cổ phần của Alibaba [bao gồm nhóm đối tác 38 người]. Nhưng đồng thời, vẫn phải duy trì mức độ hiệu quả và cân bằng trong nội bộ".
Qua đó, việc loại Tưởng Phàm khỏi nhóm 38 đối tác là "một tín hiệu tích cực" đối với cổ đông, thể hiện "hệ thống quản trị đã bắt đầu làm việc để loại bỏ ngay những sai lầm trước mắt, thúc đẩy sự thành công của việc lãnh đạo tập đoàn trong tương lai" - theo giáo sư Fan nhận định.
Ngoài ra, những cú đòn mạnh mẽ của Alibaba còn nhắc nhở nội bộ công ty rằng "không ai là quá vĩ đại để không bị xô ngã". Nếu phạm vào những sai lầm nghiêm trọng, cá nhân đó hoàn toàn có thể bị thay thế. Đó là do các tập đoàn lớn của Trung Quốc đang siết chặt bộ máy quản trị ngày càng nghiêm ngặt hơn, ráo riết chuẩn bị cho lớp lãnh đạo kế cận.
Tưởng Phàm - ngôi sao vừa sáng đã 'tắt ngóm' của Alibaba?
Tưởng Phàm sinh năm 1985, gần đây được đề bạt vào vai trò đối tác của Alibaba sau khi giữ chức chủ tịch Taobao từ tháng 12/2017 và chủ tịch Tmall từ tháng 3/2019. Đứng đầu hai công ty thương mại điện tử lớn nhất của Alibaba, ông Tưởng được mặc định là người "tuổi trẻ tài cao" sáng giá nhất trong công ty. Thậm chí có thể trở thành CEO kế nhiệm Daniel Zhang - người đang lãnh đạo Alibaba sau khi nhà đồng sáng lập Jack Ma "nghỉ hưu" vào năm ngoái.
Alibaba đã thiết lập hệ thống đối tác vào năm 2010 để quản trị công ty hiệu quả hơn về sau này, tránh việc một người thao túng tất cả quyền lực. Hiện tại, nhóm đối tác này có 38 người, bao gồm Jack Ma, CEO Daniel Zhang và phó chủ tịch Thái Sùng Tín. Những nhân vật còn lại là các lãnh đạo cấp cao đã làm việc ít nhất 5 năm tại Alibaba hay các công ty liên minh như Ant Financial và dĩ nhiên là họ chứng minh được năng lực của mình.
Nhóm đối tác này có quyền để đề bạt phần "xương sống" trong hội đồng quản trị Alibaba. Nói cách khác, bất kỳ lúc nào các nhân vật cộm cán của công ty cũng có thể tác động đáng kể đến thành viên hội đồng quản trị.
Vì vậy, việc Tưởng Phàm bị gạt ra khỏi nhóm đối tác có thể ít được công chúng quan tâm chú ý, nhưng thực ra đây mới chính là hình phạt nặng nề và dai dẳng nhất.
Chuyên gia Paul Haswell từ hãng luật quốc tế Pinsent Masons nhận xét: "Để thành công về sau, Alibaba và đối thủ JD gặp thách thức lớn về người lãnh đạo. Bởi họ từng được dẫn dắt bởi các cá nhân vô cùng mạnh mẽ, gắn kết và độc đáo. Tuy nhiên, Alibaba luôn có một lượng lớn nhân sự tinh anh tài gỏi. Tôi nghĩ rằng vụ việc [của Tưởng Phàm] sẽ không ảnh hưởng gì đáng kể".
Các nhà phân tích đều cho rằng vụ scandal có thể là một thảm kịch đối với sự nghiệp của Tưởng Phàm, nhưng với Alibaba thì chỉ là một bê bối không đáng có. "Những biện pháp xử phạt đã cho thấy Tưởng Phàm không còn là 'thái tử' kế thừa ngôi báu của Alibaba nữa. Quả thật rất đáng tiếc cho ông ấy, nhưng người này cũng không phải là không thể thay thế. Và tôi không cho rằng Alibaba sẽ chịu tác động tiêu cực về lâu dài" - chuyên gia phân tích vốn đầu tư Ming Lu từ Aequitas Research nêu quan điểm.
Tóm lại, Tưởng Phàm đã ngã một cú rất đau đớn sau lùm xùm ngoại tình gần đây, trong phút chốc cả sự nghiệp huy hoàng đã bị lung lay đến tận gốc rễ.
(Theo SCMP)\
Chủ tịch Taobao nổi lên vì scandal ngoại tình từng là học sinh xuất chúng về lập trình nhưng bị Google làm cho bẽ mặt vì điểm học tập
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Không chỉ bị giáng chức, tiền đồ tươi sáng của chủ tịch Taobao còn bị hủy hoại ra sao sau ồn ào ngoại tình với 'tuesday' hot nhất xứ Trung?
Hôm nay là đúng hai tuần từ khi xuất hiện bài đăng trên Weibo cảnh cáo hot girl đình đám Trương Đại Dịch "hãy tự trọng, ngừng quyến rũ chồng tôi". Tiếp sau đó, tài khoản này được cho là của Đổng Hoa Hoa, người vợ môn đăng hộ đối với doanh nhân Tưởng Phàm.
Ông Tưởng hiện giữ chức chủ tịch 2 công ty thương mại điện tử lớn là Taobao và Tmall thuộc tập đoàn Alibaba. Vụ việc ầm ĩ suốt thời gian dài, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người trong cuộc mà công ty Ruhnn Holdings (với Trương Đại Dịch là cổ đông lớn thứ hai) cũng đang lao đao; danh tiếng của Alibaba và các công ty con bị ảnh hưởng ít nhiều. Nhưng chịu thiệt hại nặng nhất về mặt sự nghiệp không ai khác chính là Tưởng Phàm.
Sự nghiệp của Tưởng Phàm lao đao sau khi vợ Hoa Hoa (bên phải) công khai dằn mặt "tiểu tam" Trương Đại Dịch (bên trái)
Hậu quả "nhãn tiền": Bị giáng chức, cắt bổng lộc, "đá" ra khỏi vai trò đối tác
Cuộc điều tra nội bộ của Alibaba cho thấy Tưởng Phàm không có hành vi bất chính liên quan đến công ty Ruhnn do "bạn gái tin đồn" đồng sáng lập, tuy nhiên cách xử lý vấn đề cá nhân không ổn thỏa "đã làm dấy lên cuộc khủng hoảng trong dư luận và tác động mạnh mẽ đến danh tiếng của công ty" - theo một bản ghi nhớ nội bộ của Alibaba đề cập.
Hậu quả, ông Tưởng bị loại khỏi nhóm 38 đối tác của Alibaba, giáng chức từ phó chủ tịch cao cấp xuống thành phó chủ tịch, cắt toàn bộ tiền thưởng trong 1 năm qua.
Tưởng Phàm được xem là "thái tử" có thể kế thừa vị trí lãnh đạo Alibaba, nhưng nay thời thế đã thay đổi.
Biện pháp cứng rắn của Alibaba có thể rất khắc nghiệt nhưng lại khiến cho các cổ đông hài lòng. Giáo sư Joseph Fan từ Đại học Trung văn Hương Cảng, phân tích: "Đối với những công ty Trung Quốc phân quyền như Alibaba, Huawei, Lenovo hay Vanke... thách thức hiện tại là làm sao phân chia ổn thỏa quyền lợi và trách nhiệm cho các thế hệ lãnh đạo đời tiếp theo. Ví dụ mô hình quản trị công ty cổ phần của Alibaba [bao gồm nhóm đối tác 38 người]. Nhưng đồng thời, vẫn phải duy trì mức độ hiệu quả và cân bằng trong nội bộ".
Qua đó, việc loại Tưởng Phàm khỏi nhóm 38 đối tác là "một tín hiệu tích cực" đối với cổ đông, thể hiện "hệ thống quản trị đã bắt đầu làm việc để loại bỏ ngay những sai lầm trước mắt, thúc đẩy sự thành công của việc lãnh đạo tập đoàn trong tương lai" - theo giáo sư Fan nhận định.
Ngoài ra, những cú đòn mạnh mẽ của Alibaba còn nhắc nhở nội bộ công ty rằng "không ai là quá vĩ đại để không bị xô ngã". Nếu phạm vào những sai lầm nghiêm trọng, cá nhân đó hoàn toàn có thể bị thay thế. Đó là do các tập đoàn lớn của Trung Quốc đang siết chặt bộ máy quản trị ngày càng nghiêm ngặt hơn, ráo riết chuẩn bị cho lớp lãnh đạo kế cận.
Tưởng Phàm - ngôi sao vừa sáng đã 'tắt ngóm' của Alibaba?
Tưởng Phàm sinh năm 1985, gần đây được đề bạt vào vai trò đối tác của Alibaba sau khi giữ chức chủ tịch Taobao từ tháng 12/2017 và chủ tịch Tmall từ tháng 3/2019. Đứng đầu hai công ty thương mại điện tử lớn nhất của Alibaba, ông Tưởng được mặc định là người "tuổi trẻ tài cao" sáng giá nhất trong công ty. Thậm chí có thể trở thành CEO kế nhiệm Daniel Zhang - người đang lãnh đạo Alibaba sau khi nhà đồng sáng lập Jack Ma "nghỉ hưu" vào năm ngoái.
Alibaba đã thiết lập hệ thống đối tác vào năm 2010 để quản trị công ty hiệu quả hơn về sau này, tránh việc một người thao túng tất cả quyền lực. Hiện tại, nhóm đối tác này có 38 người, bao gồm Jack Ma, CEO Daniel Zhang và phó chủ tịch Thái Sùng Tín. Những nhân vật còn lại là các lãnh đạo cấp cao đã làm việc ít nhất 5 năm tại Alibaba hay các công ty liên minh như Ant Financial và dĩ nhiên là họ chứng minh được năng lực của mình.
Nhóm đối tác này có quyền để đề bạt phần "xương sống" trong hội đồng quản trị Alibaba. Nói cách khác, bất kỳ lúc nào các nhân vật cộm cán của công ty cũng có thể tác động đáng kể đến thành viên hội đồng quản trị.
Vì vậy, việc Tưởng Phàm bị gạt ra khỏi nhóm đối tác có thể ít được công chúng quan tâm chú ý, nhưng thực ra đây mới chính là hình phạt nặng nề và dai dẳng nhất.
Chuyên gia Paul Haswell từ hãng luật quốc tế Pinsent Masons nhận xét: "Để thành công về sau, Alibaba và đối thủ JD gặp thách thức lớn về người lãnh đạo. Bởi họ từng được dẫn dắt bởi các cá nhân vô cùng mạnh mẽ, gắn kết và độc đáo. Tuy nhiên, Alibaba luôn có một lượng lớn nhân sự tinh anh tài gỏi. Tôi nghĩ rằng vụ việc [của Tưởng Phàm] sẽ không ảnh hưởng gì đáng kể".
Các nhà phân tích đều cho rằng vụ scandal có thể là một thảm kịch đối với sự nghiệp của Tưởng Phàm, nhưng với Alibaba thì chỉ là một bê bối không đáng có. "Những biện pháp xử phạt đã cho thấy Tưởng Phàm không còn là 'thái tử' kế thừa ngôi báu của Alibaba nữa. Quả thật rất đáng tiếc cho ông ấy, nhưng người này cũng không phải là không thể thay thế. Và tôi không cho rằng Alibaba sẽ chịu tác động tiêu cực về lâu dài" - chuyên gia phân tích vốn đầu tư Ming Lu từ Aequitas Research nêu quan điểm.
Tóm lại, Tưởng Phàm đã ngã một cú rất đau đớn sau lùm xùm ngoại tình gần đây, trong phút chốc cả sự nghiệp huy hoàng đã bị lung lay đến tận gốc rễ.
(Theo SCMP)\
Chủ tịch Taobao nổi lên vì scandal ngoại tình từng là học sinh xuất chúng về lập trình nhưng bị Google làm cho bẽ mặt vì điểm học tập
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Không chỉ bị giáng chức, tiền đồ tươi sáng của chủ tịch Taobao còn bị hủy hoại ra sao sau ồn ào ngoại tình với 'tuesday' hot nhất xứ Trung?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Mang Thai Có Nâng Mũi Được Không? Những Lưu Ý Quan...
- Thread starter cachlamdaumuinholai
- Ngày bắt đầu
Thu nhỏ đầu mũi tại nhà có ảnh hưởng gì không?
- Thread starter cachlamdaumuinholai
- Ngày bắt đầu
7 việc không được làm ngay sau khi tập thể dục thể thao
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng không được 'ép' nhân viên bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu