TIN MỚI
Sau nhiều ồn ào, cơn sốt nóng giá đất đã quét qua các vùng ngoại thành Hà Nội như một cơn gió, đến nhanh và cũng tan nhanh. Khi mọi người nhận ra giá mảnh đất ở nông thôn của mình đã tăng nhiều lần, thậm chí cả chục lần cũng là lúc thị trường xuất hiện 2 thái cực đối lập nhau "kẻ cười, người mếu".
Ở thái cực thứ nhất, có những người tự nhiên được biếu không cả trăm triệu đồng khi các nhà đầu tư chấp nhận bỏ cọc để rút chân khỏi vụ đầu tư hụt.
Ông L, ở một thôn của Xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội cho biết, vừa qua thời điểm đất tăng giá, mảnh đất nhà ông năm ngoái chỉ có giá khoảng 2 triệu đồng/m2 năm nay khi có người trả 10 triệu đồng/m2 ông đã quyết định cắt một nửa để bán lấy tiền trang trải.
Sau khi làm hợp đồng thỏa thuận mua bán, khách đã đặt cọc 60 triệu đồng, nếu bỏ cọc đền gấp đôi, trong vòng 1 tháng phải trả đủ tiền, sang tên. Tuy nhiên, ông L cho biết đến nay đã hơn 2 tháng từ thời điểm đặt cọc và người mua (là một cò đất – PV) đã chấp nhận trả gia đình ông 120 triệu đồng để hủy hợp đồng.
Ở thái cực ngược lại, anh Q, một nhà đầu tư tay ngang tại huyện Thạch Thất (Hà Nội) lại đang "chông chênh" khi bị om hơn 6 tỷ đồng vào 1 mảnh đất mà chưa biết khi nào ra được dù chấp nhận bán hòa. Theo anh Q, trước đó, khi cơn sốt đất lên cao, thấy đầu tư lướt sóng đất kiếm được, anh đã vào tiền lướt một số mảnh đất và có lãi khoảng 1 tỷ đồng.
"Bon tay" khi thấy có khách rao bán một mảnh đất "view hồ" gần 4000m2 với giá hơn 6 tỷ đồng anh đã "chốt đơn" với ý định vào cọc, lướt sóng. Tuy nhiên, khi hết thời gian cọc mà vẫn chưa bán được, tiếc tiền đền cọc nếu hủy hợp đồng hơn 300 triệu anh đã dồn tiền, vay mượn để mua.
Theo một số chuyên gia, theo dõi thị trường bất động sản sau mỗi cơn sốt đất nhiều người không kịp nhảy khỏi đỉnh sóng đành chịu phận "chết chìm". Họ chủ yếu là nhà đầu tư F0 thiếu kinh nghiệm, đầu tư theo tâm lý đám đông, mua vào lúc giá đã lên đỉnh.
Ôm hàng chờ lướt sóng, bán chênh nhưng nhà đầu tư tay ngang đang chưa thể rút chân ra khỏi cơn sốt đất
Nhà đầu tư mắc cạn, chết chìm hay vỡ nợ… là những cụm từ xuất hiện dày đặc trên nhiều mặt báo sau mỗi cơn sốt đất. Những cụm từ này phản ánh tình trạng của rất nhiều người lao vào ôm đất đầu cơ trong cơn sốt với hi vọng kiếm lời nhanh chóng. Tuy nhiên, khi cuộc chơi hạ nhiệt, cứ 100 người sẽ có đến 80 người thất bại.
Trong báo cáo thị trường bất động sản mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, giá giao dịch đất nền trong khu dân cư tại thời điểm nửa cuối quý I/2021, đặc biệt là sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán đã xảy ra hiện tượng tăng nóng ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên, tình trạng trên chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi lắng xuống sau khi chính quyền địa phương kịp thời vào cuộc.
Nêu quan điểm nguyên nhân hạ nhiệt cơn sốt đất đang diễn ra, ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT, CEO BHS Group cho rằng hiện các ngân hàng đã có những động thái tăng cả lãi suất huy động và cho vay, nguồn vốn rẻ đổ vào bất động sản sẽ không còn nhiều. Chính quyền cũng đã đưa ra các thông báo rà soát đất đai, siết lại pháp lý trên thị trường. Các nhà đầu tư F0 đã yên vị trong đất và hết khả năng mua tiếp. Như một hệ quả, thị trường đói vốn hơn sẽ bước vào giai đoạn điều chỉnh.
Trong bối cảnh cơn sốt nóng giá đất đang có những dấu hiệu hạ nhiệt hiện nay, theo ông Tuyển vẫn sẽ có cơ hội cho những nhà đầu tư tỉnh táo, có tiềm lực nhưng khi quyết định cần nghiên cứu pháp lý thật cẩn thận, phải tiết chế "lòng tham" vì rủi ro là không nhỏ.
Diễn đàn doanh nghiệp
Link bài gốc: “Kẻ cười người mếu” khi cơn sốt đất đi qua
Sau nhiều ồn ào, cơn sốt nóng giá đất đã quét qua các vùng ngoại thành Hà Nội như một cơn gió, đến nhanh và cũng tan nhanh. Khi mọi người nhận ra giá mảnh đất ở nông thôn của mình đã tăng nhiều lần, thậm chí cả chục lần cũng là lúc thị trường xuất hiện 2 thái cực đối lập nhau "kẻ cười, người mếu".
Ở thái cực thứ nhất, có những người tự nhiên được biếu không cả trăm triệu đồng khi các nhà đầu tư chấp nhận bỏ cọc để rút chân khỏi vụ đầu tư hụt.
Ông L, ở một thôn của Xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội cho biết, vừa qua thời điểm đất tăng giá, mảnh đất nhà ông năm ngoái chỉ có giá khoảng 2 triệu đồng/m2 năm nay khi có người trả 10 triệu đồng/m2 ông đã quyết định cắt một nửa để bán lấy tiền trang trải.
Sau khi làm hợp đồng thỏa thuận mua bán, khách đã đặt cọc 60 triệu đồng, nếu bỏ cọc đền gấp đôi, trong vòng 1 tháng phải trả đủ tiền, sang tên. Tuy nhiên, ông L cho biết đến nay đã hơn 2 tháng từ thời điểm đặt cọc và người mua (là một cò đất – PV) đã chấp nhận trả gia đình ông 120 triệu đồng để hủy hợp đồng.
Ở thái cực ngược lại, anh Q, một nhà đầu tư tay ngang tại huyện Thạch Thất (Hà Nội) lại đang "chông chênh" khi bị om hơn 6 tỷ đồng vào 1 mảnh đất mà chưa biết khi nào ra được dù chấp nhận bán hòa. Theo anh Q, trước đó, khi cơn sốt đất lên cao, thấy đầu tư lướt sóng đất kiếm được, anh đã vào tiền lướt một số mảnh đất và có lãi khoảng 1 tỷ đồng.
"Bon tay" khi thấy có khách rao bán một mảnh đất "view hồ" gần 4000m2 với giá hơn 6 tỷ đồng anh đã "chốt đơn" với ý định vào cọc, lướt sóng. Tuy nhiên, khi hết thời gian cọc mà vẫn chưa bán được, tiếc tiền đền cọc nếu hủy hợp đồng hơn 300 triệu anh đã dồn tiền, vay mượn để mua.
Theo một số chuyên gia, theo dõi thị trường bất động sản sau mỗi cơn sốt đất nhiều người không kịp nhảy khỏi đỉnh sóng đành chịu phận "chết chìm". Họ chủ yếu là nhà đầu tư F0 thiếu kinh nghiệm, đầu tư theo tâm lý đám đông, mua vào lúc giá đã lên đỉnh.
Ôm hàng chờ lướt sóng, bán chênh nhưng nhà đầu tư tay ngang đang chưa thể rút chân ra khỏi cơn sốt đất
Nhà đầu tư mắc cạn, chết chìm hay vỡ nợ… là những cụm từ xuất hiện dày đặc trên nhiều mặt báo sau mỗi cơn sốt đất. Những cụm từ này phản ánh tình trạng của rất nhiều người lao vào ôm đất đầu cơ trong cơn sốt với hi vọng kiếm lời nhanh chóng. Tuy nhiên, khi cuộc chơi hạ nhiệt, cứ 100 người sẽ có đến 80 người thất bại.
Trong báo cáo thị trường bất động sản mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, giá giao dịch đất nền trong khu dân cư tại thời điểm nửa cuối quý I/2021, đặc biệt là sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán đã xảy ra hiện tượng tăng nóng ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên, tình trạng trên chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi lắng xuống sau khi chính quyền địa phương kịp thời vào cuộc.
Nêu quan điểm nguyên nhân hạ nhiệt cơn sốt đất đang diễn ra, ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT, CEO BHS Group cho rằng hiện các ngân hàng đã có những động thái tăng cả lãi suất huy động và cho vay, nguồn vốn rẻ đổ vào bất động sản sẽ không còn nhiều. Chính quyền cũng đã đưa ra các thông báo rà soát đất đai, siết lại pháp lý trên thị trường. Các nhà đầu tư F0 đã yên vị trong đất và hết khả năng mua tiếp. Như một hệ quả, thị trường đói vốn hơn sẽ bước vào giai đoạn điều chỉnh.
Trong bối cảnh cơn sốt nóng giá đất đang có những dấu hiệu hạ nhiệt hiện nay, theo ông Tuyển vẫn sẽ có cơ hội cho những nhà đầu tư tỉnh táo, có tiềm lực nhưng khi quyết định cần nghiên cứu pháp lý thật cẩn thận, phải tiết chế "lòng tham" vì rủi ro là không nhỏ.
Diễn đàn doanh nghiệp
Link bài gốc: “Kẻ cười người mếu” khi cơn sốt đất đi qua
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
5 thứ nên lưu ý nếu có trong nhà: Dễ khiến tiền tài...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
2 quả thận “kêu cứu” vì nhiều người có 8 thói quen này
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Novaland “kề vai sát cánh” với khách hàng miền Bắc
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đầu tư sinh lãi “kép" với nhà phố thương mại Mega...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hàng nghìn khách tham gia khai trương “kép” tại dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
3 dấu hiệu ở bàn tay là lời “cầu cứu” của tim mạch...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu