Theo mục tiêu quy hoạch đến năm 2030, toàn tỉnh Đồng Nai sẽ có 30 đô thị. Trong đó, Tp.Biên Hòa sẽ là đô thị loại 1 – thành phố trực thuộc Trung ương.
Hai đô thị loại 2 gồm Tp.Long Khánh (trước năm 2025) và toàn bộ huyện Nhơn Trạch sẽ định hướng lên thành phố trước năm 2030.
Hai đô thị loại 3 gồm toàn bộ huyện Long Thành được định hướng lên thành phố trước năm 2030 và huyện Trảng Bom được định hướng lên thị xã trước năm 2030.
Sáu đô thị loại 4 gồm được xây dựng trên cơ sở các thị trấn hiện hữu gồm Dầu Giây, Vĩnh Cửu, Vĩnh An, Long Giao, Gia Ray và Định Quán.
Ngoài ra sẽ còn có 19 đô thị loại 5 phân bổ trên địa bàn nhiều huyện: Thống Nhất (có 4 đô thị gồm Hưng Lộc, Quang Trung, Lộ 25 và Xuân Thiện); Định Quán (có 2 đô thị La Ngà và Phú Túc); Tân Phú (có 1 đô thị Phú Lâm); Cẩm Mỹ (có 3 đô thị Bảo Bình, Sông Nhạn, Sông Ray); Xuân Lộc (có 3 đô thị Xuân Định, Xuân Thọ, Xuân Hưng); Vĩnh Cửu (có 6 đô thị Phủ Lý, Thạnh Phú, Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi, Thiện Tân).
Cùng với đó, Đồng Nai hình thành 5 hành lang phát triển đô thị. Các đô thị sẽ được hình thành dọc trên các tuyến hành lang kinh tế mới theo quy hoạch, với các vai trò và định hướng phù hợp với từng đặc điểm khu vực và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh
Cụ thể, h ành lang Đông - Tây (Hành lang cao tốc Tp.HCM – Dầu Giây - Phan Thiết), được trang bị bởi QL.1, đường sắt Bắc – Nam, vốn là trục tạo nên chuỗi đô thị trọng tâm của tỉnh. Quá trình công nghiệp hóa nhanh của tỉnh đã khiến trục này quá tải, nhất là đoạn Trảng Bom - Biên Hòa – Tp.HCM.
Trong tương lai, khi các cao tốc hình thành luồng vận tải mới xoay trục từ Đông - Tây thành Bắc - Nam, đoạn Biên Hòa Tp.HCM sẽ gần như được giải thoát khỏi vai trò vận tải nặng, trở thành trục giao thương đô thị đáng sống, sẽ là cơ sở để đưa Biên Hòa trở thành trung tâm đô thị tri thức, sáng tạo, thay vì chỉ là một trung tâm đô thị công nghiệp công nghệ cũ.
Hành lang Bắc - Nam (hành lang cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu): với điểm trung tâm tại Biên Hòa, là hành lang công nghiệp hóa - đô thị hóa quy mô lớn. Hiện trạng đây là một hành lang có hạ tầng yếu và gián đoạn. Chỉ nối giữa Biên Hòa và Vũng Tàu bởi QL.51; vòng qua Tp.HCM để kết nối Bình Dương qua QL.13 và các đường tỉnh Bình Dương, sau đó nối lên Bình Phước và Tây Nguyên theo QL.13 và 14. Trong tương lai, trục này sẽ được nối thẳng từ Chơn Thành đến Vũng Tàu bởi các đường vận tải nặng, quy mô cao tốc.
Hành lang phía Tây Nam (hành lang cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây): được trang bị bởi các trục cao tốc mới là Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường sắt đô thị Tp.HCM – sân bay Long Thành và nhiều trục phụ khác theo các cầu qua sông Đồng Nai nối trung tâm TPHCM với Nhơn Trạch và Long Thành. Các khu đô thị, khu chức năng thời kỳ mới sẽ hình thành trên tuyến không gian này, nối giữa 2 cực là trung tâm kinh tế quốc gia (Tp.HCM) và trung tâm cửa ngõ quốc gia (sân bay Long Thành).
Hành lang phía Đông Bắc (hành lang cao tốc Dầu Giây – Liên Khương), xâu chuỗi các đô thị nhỏ có chức năng trung tâm huyện và du lịch sinh thái, nông nghiệp.
Hành lang sông Đồng Nai : vốn là trục vận tải hàng hải quốc tế và nội địa có luồng lạch ăn sâu vào các trung tâm kinh tế của vùng, liên kết trực tiếp với cảng quốc tế Cái Mép.
Link bài gốc: Huyện Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai) lên thành phố?
Hai đô thị loại 2 gồm Tp.Long Khánh (trước năm 2025) và toàn bộ huyện Nhơn Trạch sẽ định hướng lên thành phố trước năm 2030.
Hai đô thị loại 3 gồm toàn bộ huyện Long Thành được định hướng lên thành phố trước năm 2030 và huyện Trảng Bom được định hướng lên thị xã trước năm 2030.
Sáu đô thị loại 4 gồm được xây dựng trên cơ sở các thị trấn hiện hữu gồm Dầu Giây, Vĩnh Cửu, Vĩnh An, Long Giao, Gia Ray và Định Quán.
Ngoài ra sẽ còn có 19 đô thị loại 5 phân bổ trên địa bàn nhiều huyện: Thống Nhất (có 4 đô thị gồm Hưng Lộc, Quang Trung, Lộ 25 và Xuân Thiện); Định Quán (có 2 đô thị La Ngà và Phú Túc); Tân Phú (có 1 đô thị Phú Lâm); Cẩm Mỹ (có 3 đô thị Bảo Bình, Sông Nhạn, Sông Ray); Xuân Lộc (có 3 đô thị Xuân Định, Xuân Thọ, Xuân Hưng); Vĩnh Cửu (có 6 đô thị Phủ Lý, Thạnh Phú, Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi, Thiện Tân).
Cùng với đó, Đồng Nai hình thành 5 hành lang phát triển đô thị. Các đô thị sẽ được hình thành dọc trên các tuyến hành lang kinh tế mới theo quy hoạch, với các vai trò và định hướng phù hợp với từng đặc điểm khu vực và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh
Cụ thể, h ành lang Đông - Tây (Hành lang cao tốc Tp.HCM – Dầu Giây - Phan Thiết), được trang bị bởi QL.1, đường sắt Bắc – Nam, vốn là trục tạo nên chuỗi đô thị trọng tâm của tỉnh. Quá trình công nghiệp hóa nhanh của tỉnh đã khiến trục này quá tải, nhất là đoạn Trảng Bom - Biên Hòa – Tp.HCM.
Trong tương lai, khi các cao tốc hình thành luồng vận tải mới xoay trục từ Đông - Tây thành Bắc - Nam, đoạn Biên Hòa Tp.HCM sẽ gần như được giải thoát khỏi vai trò vận tải nặng, trở thành trục giao thương đô thị đáng sống, sẽ là cơ sở để đưa Biên Hòa trở thành trung tâm đô thị tri thức, sáng tạo, thay vì chỉ là một trung tâm đô thị công nghiệp công nghệ cũ.
Hành lang Bắc - Nam (hành lang cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu): với điểm trung tâm tại Biên Hòa, là hành lang công nghiệp hóa - đô thị hóa quy mô lớn. Hiện trạng đây là một hành lang có hạ tầng yếu và gián đoạn. Chỉ nối giữa Biên Hòa và Vũng Tàu bởi QL.51; vòng qua Tp.HCM để kết nối Bình Dương qua QL.13 và các đường tỉnh Bình Dương, sau đó nối lên Bình Phước và Tây Nguyên theo QL.13 và 14. Trong tương lai, trục này sẽ được nối thẳng từ Chơn Thành đến Vũng Tàu bởi các đường vận tải nặng, quy mô cao tốc.
Hành lang phía Tây Nam (hành lang cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây): được trang bị bởi các trục cao tốc mới là Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường sắt đô thị Tp.HCM – sân bay Long Thành và nhiều trục phụ khác theo các cầu qua sông Đồng Nai nối trung tâm TPHCM với Nhơn Trạch và Long Thành. Các khu đô thị, khu chức năng thời kỳ mới sẽ hình thành trên tuyến không gian này, nối giữa 2 cực là trung tâm kinh tế quốc gia (Tp.HCM) và trung tâm cửa ngõ quốc gia (sân bay Long Thành).
Hành lang phía Đông Bắc (hành lang cao tốc Dầu Giây – Liên Khương), xâu chuỗi các đô thị nhỏ có chức năng trung tâm huyện và du lịch sinh thái, nông nghiệp.
Hành lang sông Đồng Nai : vốn là trục vận tải hàng hải quốc tế và nội địa có luồng lạch ăn sâu vào các trung tâm kinh tế của vùng, liên kết trực tiếp với cảng quốc tế Cái Mép.
Link bài gốc: Huyện Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai) lên thành phố?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Hướng Dẫn Thiết Kế Logo Nha Khoa Đẹp và Chuyên Nghiệp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một huyện ở Hải Dương đã chọn nhà đầu tư cho 9 dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bi hài chuyện khách mua ép giá quá rẻ, người bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mua nhà tặng kèm nhà, có nhà là có ô tô đi miễn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bán đất trái thẩm quyền, xóa tư cách Chủ tịch huyện...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu