Những năm qua, cùng với việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, để bảo đảm an toàn cho người đi bộ sang đường, việc thiết kế, xây dựng các hầm bộ hành thường được làm đồng bộ với các dự án hạ tầng giao thông. Đặc biệt, ở những khu vực có lưu lượng phương tiện giao thông qua lại lớn, rất nhiều hầm bộ hành đã được xây dựng và đưa vào sử dụng. Điển hình như, trên đường Phạm Hùng có 6 hầm, trên đường Khuất Duy Tiến có 5 hầm, 13 hầm trên đường Lý Sơn, Trường Sa, Hoàng Sa... Chi phí xây dựng, vận hành mỗi hầm lên đến hàng tỷ đồng.
Sau khoảng 10 năm được đưa vào sử dụng, các hầm đi bộ trên địa bàn thành phố đã bước đầu giúp cho người dân an toàn khi muốn sang đường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hầm đi bộ chưa phát huy hiệu quả, lượng người đi bộ dưới hầm đi bộ hàng tỷ đồng rất thưa thớt, chỉ lác đác vài người, gây lãng phí không nhỏ.
Ghi nhận của PV, đoạn đường Lý Sơn (quận Long Biên, Hà Nội), dài khoảng 2km nhưng được bố trí tới 3 hầm đi bộ sang đường, tuy nhiên quang cảnh xung quanh rất vắng vẻ, rất ít người dân đi bộ trên tuyến đường này. Hầm đi bộ gần như bỏ hoang, rất hiếm người qua lại, nhiều hạng mục xuống cấp, bên dưới có mùi xú uế từ nước, rác thải.
"Tôi chẳng thấy ai xuống hầm đi bộ này cả, thi thoảng trời mưa to thì thấy người ta vào trú mưa thôi. Ở đây chủ yếu những người hay đi xe buýt sang đường nhưng họ cũng đi bên trên chứ không đi xuống hầm", chị Hà, chủ kinh doanh quán ăn trên đường Lý Sơn chia sẻ.
Đoạn đường Lý Sơn (quận Long Biên, Hà Nội), dài khoảng 2km nhưng được bố trí tới 3 hầm đi bộ sang đường, tuy nhiên quang cảnh xung quanh rất vắng vẻ, rất ít người dân đi bộ trên tuyến đường này.
Dân cư xung quanh chưa nhiều nên khu vực này khá vắng người qua lại, hầm đi bộ gần như bỏ hoang.
Không gian bên dưới ẩm thấp, có mùi xú uế gây cảm giác mất an toàn khi sử dụng hầm đi bộ.
Quang cảnh phía trên vô cùng vắng vẻ, ít người sinh hoạt.
Cửa hầm được người dân sử dụng làm chỗ tránh mưa, tránh nắng.
Cửa hầm được mở cả ngày nhưng gần như không có người qua lại.
Một cửa hầm được đặt giữa dải phân cách giữa đường, hai bên đều có các làn xe chạy.
Nhiều hạng mục xuống cấp, xuất hiện vết nứt, mảng gạch vữa vỡ vụn, bong tróc.
Công trình hoang vu, heo hút, gây cảm giác "rợn rợn" cho người bộ hành.
Hệ thống cống rãnh dưới hầm không được vệ sinh, dọn dẹp.
Hầm đi bộ dọc tuyến đường Lý Sơn (quận Long Biên) không có một bóng người.
Nhiều người cho rằng vị trí đặt cửa hầm trên đường chưa hợp lý, gây lãng phí.
Gạch ốp ở phần cửa hầm đã bị bong tróc.
Hệ thống đèn hoạt động không ổn định, nhiều đèn nhấp nháy.
Rác bủa vây, bốc mùi xú uế xung quanh cửa hầm đi bộ.
Phía bên ngoài có những tảng, miếng bê tông gồ ghề, nứt toác.
Nhu cầu đi lại của người dân không nhiều, hầm đi bộ tại tuyến đường gần như bỏ hoang, xuống cấp theo thời gian, trở nên lãng phí.
Link bài gốc: Hầm đi bộ bạc tỷ đang bị 'lãng quên' ở Hà Nội
Sau khoảng 10 năm được đưa vào sử dụng, các hầm đi bộ trên địa bàn thành phố đã bước đầu giúp cho người dân an toàn khi muốn sang đường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hầm đi bộ chưa phát huy hiệu quả, lượng người đi bộ dưới hầm đi bộ hàng tỷ đồng rất thưa thớt, chỉ lác đác vài người, gây lãng phí không nhỏ.
Ghi nhận của PV, đoạn đường Lý Sơn (quận Long Biên, Hà Nội), dài khoảng 2km nhưng được bố trí tới 3 hầm đi bộ sang đường, tuy nhiên quang cảnh xung quanh rất vắng vẻ, rất ít người dân đi bộ trên tuyến đường này. Hầm đi bộ gần như bỏ hoang, rất hiếm người qua lại, nhiều hạng mục xuống cấp, bên dưới có mùi xú uế từ nước, rác thải.
"Tôi chẳng thấy ai xuống hầm đi bộ này cả, thi thoảng trời mưa to thì thấy người ta vào trú mưa thôi. Ở đây chủ yếu những người hay đi xe buýt sang đường nhưng họ cũng đi bên trên chứ không đi xuống hầm", chị Hà, chủ kinh doanh quán ăn trên đường Lý Sơn chia sẻ.
Đoạn đường Lý Sơn (quận Long Biên, Hà Nội), dài khoảng 2km nhưng được bố trí tới 3 hầm đi bộ sang đường, tuy nhiên quang cảnh xung quanh rất vắng vẻ, rất ít người dân đi bộ trên tuyến đường này.
Dân cư xung quanh chưa nhiều nên khu vực này khá vắng người qua lại, hầm đi bộ gần như bỏ hoang.
Không gian bên dưới ẩm thấp, có mùi xú uế gây cảm giác mất an toàn khi sử dụng hầm đi bộ.
Quang cảnh phía trên vô cùng vắng vẻ, ít người sinh hoạt.
Cửa hầm được người dân sử dụng làm chỗ tránh mưa, tránh nắng.
Cửa hầm được mở cả ngày nhưng gần như không có người qua lại.
Một cửa hầm được đặt giữa dải phân cách giữa đường, hai bên đều có các làn xe chạy.
Nhiều hạng mục xuống cấp, xuất hiện vết nứt, mảng gạch vữa vỡ vụn, bong tróc.
Công trình hoang vu, heo hút, gây cảm giác "rợn rợn" cho người bộ hành.
Hệ thống cống rãnh dưới hầm không được vệ sinh, dọn dẹp.
Hầm đi bộ dọc tuyến đường Lý Sơn (quận Long Biên) không có một bóng người.
Nhiều người cho rằng vị trí đặt cửa hầm trên đường chưa hợp lý, gây lãng phí.
Gạch ốp ở phần cửa hầm đã bị bong tróc.
Hệ thống đèn hoạt động không ổn định, nhiều đèn nhấp nháy.
Rác bủa vây, bốc mùi xú uế xung quanh cửa hầm đi bộ.
Phía bên ngoài có những tảng, miếng bê tông gồ ghề, nứt toác.
Nhu cầu đi lại của người dân không nhiều, hầm đi bộ tại tuyến đường gần như bỏ hoang, xuống cấp theo thời gian, trở nên lãng phí.
Link bài gốc: Hầm đi bộ bạc tỷ đang bị 'lãng quên' ở Hà Nội
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Khám phá ẩm thực Michelin với “Đặc quyền 3.0” từ VIB
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bán đất trái thẩm quyền, xóa tư cách Chủ tịch huyện...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mang tờ tiền giấy cũ cha để lại đi thẩm định, người...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hà Nội: Hiện trạng Công viên Tuổi trẻ sau hơn 3...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lên mạng tham gia lớp học đầu tư, ông cụ 70 tuổi bị...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhiều trẻ 'học trước quên sau' thì ra vì...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu