TIN MỚI
Theo đó, hai tuyến metro số 1 và số 2 của Tp.HCM hiện đang mắc kẹt về vốn và cần phải tháo gỡ. Phản hồi trước kiến nghị này của Tp.HCM, Bộ Tài chính cho biết, đối với dự án tuyến metro số 1, dự án có vướng mắc vì căn cứ quy định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán phần vốn cấp phát cho dự án theo VNĐ tại thời điểm phê duyệt quyết định đầu tư dự án ban đầu, nay áp dụng đồng tiền vay là JPY (đồng Yên) có chênh lệch.
Về vấn đề tỷ lệ cấp phát, cho vay lại, căn cứ ý kiến đồng thuận của Tp.HCM, Bộ Tài chính đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về tỷ lệ cấp phát dự án là 67,5%/ tổng vốn vay theo tổng mức đầu tư ban đầu, phần tổng mức đầu tư tăng thêm áp dụng cơ chế cho vay lại toàn bộ.
Để thúc đẩy giải quyết dứt điểm vấn đề này, Bộ Tài chính cho rằng, UBND Tp.HCM cần thống nhất với Bộ KH-ĐT xác định số vốn cấp phát cho dự án phù hợp với cơ chế tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngay khi dự án được giao kế hoạch vốn cấp phát và có đề nghị rút vốn, Bộ Tài chính sẽ thực hiện rút vốn.
Đối với dự án tuyến metro số 2, Bộ Tài chính cho biết đã ký các Hiệp định vay từ các nguồn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) cho dự án. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện của dự án là rất chậm, phần lớn giá trị vốn vay đã cam kết phải hủy và mới chỉ giải ngân cho chi phí tài chính (khoảng 40,34 triệu USD), chưa giải ngân cho xây lắp, mua sắm thiết bị. Đến nay, toàn bộ các Hiệp định vay tài trợ dự án đều đã hết hạn giải ngân/đã hủy.
Đối với việc gia hạn thời gian giải ngân dự án (nguồn vay KfW), phía KfW chỉ đồng ý gia hạn thời hạn giải ngân của phần vốn viện trợ không hoàn lại (đến ngày 30/12/2026). Đối với phần vốn vay, Bộ Tài chính vẫn chưa nhận được ý kiến đồng thuận của KfW về việc gia hạn và điều chỉnh lịch trả nợ gốc.
Dự án metro số 1 tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỉ đồng, dài gần 20 km từ ga Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình (Tp.Thủ Đức), với 3 ga ngầm, 11 ga trên cao. Toàn dự án hiện đạt hơn 87% khối lượng, dự kiến khai thác thương mại năm 2022.
Còn tuyến metro số 2 dài khoảng 11,2km, trong đó có 9,2km đi ngầm trong lòng đất từ chợ Bến Thành qua các đường Cách Mạng Tháng Tám, Trường Chinh và 2km đoạn đi trên cao. Toàn tuyến xây dựng 10 nhà ga, trong đó 9 nhà ga ngầm và 1 nhà ga trên cao. Tổng vốn đầu tư xây dựng của tuyến metro số 2 sau điều chỉnh khoảng 2,093 tỉ USD (tương đương 47.890 tỉ đồng).
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Hai tuyến metro đang “kẹt vốn”
Theo đó, hai tuyến metro số 1 và số 2 của Tp.HCM hiện đang mắc kẹt về vốn và cần phải tháo gỡ. Phản hồi trước kiến nghị này của Tp.HCM, Bộ Tài chính cho biết, đối với dự án tuyến metro số 1, dự án có vướng mắc vì căn cứ quy định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán phần vốn cấp phát cho dự án theo VNĐ tại thời điểm phê duyệt quyết định đầu tư dự án ban đầu, nay áp dụng đồng tiền vay là JPY (đồng Yên) có chênh lệch.
Về vấn đề tỷ lệ cấp phát, cho vay lại, căn cứ ý kiến đồng thuận của Tp.HCM, Bộ Tài chính đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về tỷ lệ cấp phát dự án là 67,5%/ tổng vốn vay theo tổng mức đầu tư ban đầu, phần tổng mức đầu tư tăng thêm áp dụng cơ chế cho vay lại toàn bộ.
Để thúc đẩy giải quyết dứt điểm vấn đề này, Bộ Tài chính cho rằng, UBND Tp.HCM cần thống nhất với Bộ KH-ĐT xác định số vốn cấp phát cho dự án phù hợp với cơ chế tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngay khi dự án được giao kế hoạch vốn cấp phát và có đề nghị rút vốn, Bộ Tài chính sẽ thực hiện rút vốn.
Đối với dự án tuyến metro số 2, Bộ Tài chính cho biết đã ký các Hiệp định vay từ các nguồn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) cho dự án. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện của dự án là rất chậm, phần lớn giá trị vốn vay đã cam kết phải hủy và mới chỉ giải ngân cho chi phí tài chính (khoảng 40,34 triệu USD), chưa giải ngân cho xây lắp, mua sắm thiết bị. Đến nay, toàn bộ các Hiệp định vay tài trợ dự án đều đã hết hạn giải ngân/đã hủy.
Đối với việc gia hạn thời gian giải ngân dự án (nguồn vay KfW), phía KfW chỉ đồng ý gia hạn thời hạn giải ngân của phần vốn viện trợ không hoàn lại (đến ngày 30/12/2026). Đối với phần vốn vay, Bộ Tài chính vẫn chưa nhận được ý kiến đồng thuận của KfW về việc gia hạn và điều chỉnh lịch trả nợ gốc.
Dự án metro số 1 tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỉ đồng, dài gần 20 km từ ga Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình (Tp.Thủ Đức), với 3 ga ngầm, 11 ga trên cao. Toàn dự án hiện đạt hơn 87% khối lượng, dự kiến khai thác thương mại năm 2022.
Còn tuyến metro số 2 dài khoảng 11,2km, trong đó có 9,2km đi ngầm trong lòng đất từ chợ Bến Thành qua các đường Cách Mạng Tháng Tám, Trường Chinh và 2km đoạn đi trên cao. Toàn tuyến xây dựng 10 nhà ga, trong đó 9 nhà ga ngầm và 1 nhà ga trên cao. Tổng vốn đầu tư xây dựng của tuyến metro số 2 sau điều chỉnh khoảng 2,093 tỉ USD (tương đương 47.890 tỉ đồng).
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Hai tuyến metro đang “kẹt vốn”
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một huyện ở Hải Dương đã chọn nhà đầu tư cho 9 dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bi hài chuyện khách mua ép giá quá rẻ, người bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tưng bừng ngày khai giảng năm học mới, hội cầu thủ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Căn nhà hơn 5 tỉ, rao bán chưa đầy hai tuần đã có...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Điều gì tạo nên sức hút của đàn ông? Không phải...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu