TIN MỚI
Thành ủy Hà Nội nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, trọng tâm là hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; xây dựng nông thôn mới theo hướng tiêu chí đô thị, nhất là với các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng sẽ phát triển lên quận giai đoạn 2021-2025; Các huyện Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh... lên quận vào giai đoạn 2026 - 2030.
Hà Nội dự kiến có thêm 8 quận trong 10 năm tới. Ảnh: Hanoi.gov.vn.
Giá đất liên tục biến động
Về nguồn vốn, Hà Nội tập trung huy động các nguồn lực của Nhà nước và xã hội với tổng nguồn vốn dự kiến khoảng 92.680 tỷ đồng (tăng khoảng 15% so với giai đoạn 2016 - 2020). Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước là 83.700 tỷ đồng; từ doanh nghiệp, nhân dân là 8.980 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, TP cũng xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, chú trọng lĩnh vực chế biến, đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính, dịch vụ công và tăng cường chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trên thực tế, từ cuối năm 2019, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt đề án đầu tư xây dựng 5 huyện Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng thành quận theo kế hoạch vào năm 2025 khiến thị trường bất động sản tại các khu vực này liên tục biến động.
Trong đó, tại Gia Lâm giá đất từ giữa năm 2020 đã tăng bình quân trong khoảng từ 10 – 15% với các khu vực có các dự án lớn, giá nhà đất còn tăng tới 30% so với thời điểm đầu năm 2019.
Trong quý vừa qua, huyện Gia Lâm lần đầu tiên ghi nhận giá bán sơ cấp của một dự án mở bán mới đạt mức gần 44 triệu đồng/m2 - mức kỷ lục về giá căn hộ đối với một huyện ngoại thành Hà Nội.
Giá đất tại các huyện đã rục rịch tăng theo thông tin lên quận từ vài năm trở lại đây.
Trong khi đó, tại Đông Anh, thời gian vừa qua giá nhà đất cũng tăng vọt, hiện đất đấu giá vị trí đẹp tại Đông Anh đang dao động trong khoảng 35 - 70 triệu đồng/m2. So với cùng thời điểm 2019, giá đất Đông Anh đã tăng khoảng 50 - 60%.
Tại huyện Thanh Trì, khu vực có giá đất cao nhất là mặt đường Ngọc Hồi, thị trấn Văn Điển với mức giá dao động quanh mức 100 triệu đồng/m2. Đất trong ngõ, ô tô đi vào được có giá khoảng 30 - 40 triệu đồng/m2.
Tại Hoài Đức, với vị trí địa lý là cửa ngõ phía Tây, thời gian qua giá đất tại đây đã lên tục "leo dốc", nhiều dự án biệt thự liền kề đã có giá lên tới 120 triệu đồng/m2, giá đất nền cũng được thổi giá 80 triệu đồng/m2, lập đỉnh giá của nhiều năm qua.
Bài học nhãn tiền
Thực tế, câu chuyện giá đất tăng vọt sau thông tin quy hoạch hay lên đời các huyện không còn là câu chuyện xa lạ. Cách đây hơn 10 năm, khi tỉnh Hà Tây (cũ) sáp nhập về Hà Nội cũng đã từng tạo ra một cơn "địa chấn" về giá đất cho đến tận cuối năm 2010.
Ở giai đoạn này, giá nhà đất Hà Tây (cũ) đã tăng vọt từ mức 15-20 triệu đồng/m2 lên 140 triệu đồng/m2, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng hỗn loạn. Và kết cục sau đó vài năm, thị trường đóng băng khiến nhiều người "sống dở, chết dở" vì đã trót ôm đất ở những khu vực này.
Bài học nhãn tiền vẫn còn đó, các chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại với thông tin lên đời huyện trong thời gian tới sẽ xuất hiện tiếp tình trạng sốt đất.
Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, bà Đỗ Thị Thu Hằng - Giám đốc bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn Savills Hà Nội cho biết lộ trình các huyện này lên quận sẽ diễn ra từ nay đến 2025, 2030. Do đó, thị trường sẽ phải mất vài năm mới có thể phản ánh rõ rệt sự thay đổi, khác biệt ở giá bất động sản.
Để mức tăng giá bền vững, thị trường tại các địa phương cần hội tụ đầy đủ và đồng bộ các yếu tố như quy mô dân số, đầu tư cơ sở hạ tầng, quy tụ các cơ quan ban ngành... "Nếu nhìn vào các huyện sẽ lên quận hiện nay, chúng ta có thể thấy đây là một chặng đường dài. Và điều cốt lõi tạo nên giá trị của việc lên đời các đơn vị hành chính là sự thay đổi về chất lượng sống của người dân, quy hoạch, hạ tầng, kinh tế phát triển".
Cũng theo bà Hằng, để nhìn thấy rõ sự thay đổi của các huyện này trong quá trình đô thị hoá cũng như những biến động của giá đất cần một lộ trình. Nhà đầu tư nếu muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư ngắn hạn cần hết sức cẩn trọng với các cơn sốt đất và rủi ro thanh khoản của khoản đầu tư.
Diễn đàn doanh nghiệp
Link bài gốc: Hà Nội sẽ có thêm 8 quận: Liệu xảy ra cơn sốt đất mới?
Thành ủy Hà Nội nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, trọng tâm là hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; xây dựng nông thôn mới theo hướng tiêu chí đô thị, nhất là với các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng sẽ phát triển lên quận giai đoạn 2021-2025; Các huyện Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh... lên quận vào giai đoạn 2026 - 2030.
Hà Nội dự kiến có thêm 8 quận trong 10 năm tới. Ảnh: Hanoi.gov.vn.
Giá đất liên tục biến động
Về nguồn vốn, Hà Nội tập trung huy động các nguồn lực của Nhà nước và xã hội với tổng nguồn vốn dự kiến khoảng 92.680 tỷ đồng (tăng khoảng 15% so với giai đoạn 2016 - 2020). Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước là 83.700 tỷ đồng; từ doanh nghiệp, nhân dân là 8.980 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, TP cũng xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, chú trọng lĩnh vực chế biến, đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính, dịch vụ công và tăng cường chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trên thực tế, từ cuối năm 2019, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt đề án đầu tư xây dựng 5 huyện Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng thành quận theo kế hoạch vào năm 2025 khiến thị trường bất động sản tại các khu vực này liên tục biến động.
Trong đó, tại Gia Lâm giá đất từ giữa năm 2020 đã tăng bình quân trong khoảng từ 10 – 15% với các khu vực có các dự án lớn, giá nhà đất còn tăng tới 30% so với thời điểm đầu năm 2019.
Trong quý vừa qua, huyện Gia Lâm lần đầu tiên ghi nhận giá bán sơ cấp của một dự án mở bán mới đạt mức gần 44 triệu đồng/m2 - mức kỷ lục về giá căn hộ đối với một huyện ngoại thành Hà Nội.
Giá đất tại các huyện đã rục rịch tăng theo thông tin lên quận từ vài năm trở lại đây.
Trong khi đó, tại Đông Anh, thời gian vừa qua giá nhà đất cũng tăng vọt, hiện đất đấu giá vị trí đẹp tại Đông Anh đang dao động trong khoảng 35 - 70 triệu đồng/m2. So với cùng thời điểm 2019, giá đất Đông Anh đã tăng khoảng 50 - 60%.
Tại huyện Thanh Trì, khu vực có giá đất cao nhất là mặt đường Ngọc Hồi, thị trấn Văn Điển với mức giá dao động quanh mức 100 triệu đồng/m2. Đất trong ngõ, ô tô đi vào được có giá khoảng 30 - 40 triệu đồng/m2.
Tại Hoài Đức, với vị trí địa lý là cửa ngõ phía Tây, thời gian qua giá đất tại đây đã lên tục "leo dốc", nhiều dự án biệt thự liền kề đã có giá lên tới 120 triệu đồng/m2, giá đất nền cũng được thổi giá 80 triệu đồng/m2, lập đỉnh giá của nhiều năm qua.
Bài học nhãn tiền
Thực tế, câu chuyện giá đất tăng vọt sau thông tin quy hoạch hay lên đời các huyện không còn là câu chuyện xa lạ. Cách đây hơn 10 năm, khi tỉnh Hà Tây (cũ) sáp nhập về Hà Nội cũng đã từng tạo ra một cơn "địa chấn" về giá đất cho đến tận cuối năm 2010.
Ở giai đoạn này, giá nhà đất Hà Tây (cũ) đã tăng vọt từ mức 15-20 triệu đồng/m2 lên 140 triệu đồng/m2, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng hỗn loạn. Và kết cục sau đó vài năm, thị trường đóng băng khiến nhiều người "sống dở, chết dở" vì đã trót ôm đất ở những khu vực này.
Bài học nhãn tiền vẫn còn đó, các chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại với thông tin lên đời huyện trong thời gian tới sẽ xuất hiện tiếp tình trạng sốt đất.
Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, bà Đỗ Thị Thu Hằng - Giám đốc bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn Savills Hà Nội cho biết lộ trình các huyện này lên quận sẽ diễn ra từ nay đến 2025, 2030. Do đó, thị trường sẽ phải mất vài năm mới có thể phản ánh rõ rệt sự thay đổi, khác biệt ở giá bất động sản.
Để mức tăng giá bền vững, thị trường tại các địa phương cần hội tụ đầy đủ và đồng bộ các yếu tố như quy mô dân số, đầu tư cơ sở hạ tầng, quy tụ các cơ quan ban ngành... "Nếu nhìn vào các huyện sẽ lên quận hiện nay, chúng ta có thể thấy đây là một chặng đường dài. Và điều cốt lõi tạo nên giá trị của việc lên đời các đơn vị hành chính là sự thay đổi về chất lượng sống của người dân, quy hoạch, hạ tầng, kinh tế phát triển".
Cũng theo bà Hằng, để nhìn thấy rõ sự thay đổi của các huyện này trong quá trình đô thị hoá cũng như những biến động của giá đất cần một lộ trình. Nhà đầu tư nếu muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư ngắn hạn cần hết sức cẩn trọng với các cơn sốt đất và rủi ro thanh khoản của khoản đầu tư.
Diễn đàn doanh nghiệp
Link bài gốc: Hà Nội sẽ có thêm 8 quận: Liệu xảy ra cơn sốt đất mới?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
7 việc không được làm ngay sau khi tập thể dục thể thao
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu