TIN MỚI
Trong số các ngân hàng có nợ xấu tăng mạnh trong quý I/2021 phải kể tới Ngân hàng Á Châu (ACB)…
Nợ cần chú ý của các ngân hàng có xu hướng tăng mạnh.
Nợ xấu song hành lợi nhuận
ACB đã báo cáo tài chính quý I với kết quả lợi nhuận tăng trưởng mạnh, đạt trước thuế 3.104 tỷ đồng. Bên cạnh chỉ số lợi nhuận sáng, ACB gây chú ý với dư nợ tín dụng không tăng vọt, song chi phí dự phòng rủi ro trong kỳ của ACB lại đã tăng vọt lên 606 tỷ đồng, cao gấp 6,5 lần quý I/2020, vì số dư nợ xấu tăng tới 60,5% lên 2.954 tỷ đồng. Lần đầu tiên sau nhiều quý, tỷ lệ nợ xấu của ACB lên gần 1% từ mức 0,59% cuối 2020.
Ở khối ngân hàng có cổ phần Nhà nước, Vietcombank đạt lợi nhuận trước thuế quý I vượt 8.000 tỷ đồng, tăng trưởng tới 65% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tổng giá trị nợ xấu nội bảng của ngân hàng này cũng tăng hơn 47%, lên 7.647 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng gần gấp đôi lên gần 1.312 tỷ đồng; nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng gấp hơn 8 lần lên 1.935 tỷ đồng; nợ có khả năng mất vốn tăng nhẹ 2,6% lên 4.450 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu đã tăng từ 0,62% lên 0,88%...
Chưa phán ánh hết rủi ro chuyển nhóm nợ
Theo nhiều nhà quản lý ngân hàng, quý I rơi vào thời điểm có những đặc thù liên quan đến chỉ số quản lý nợ xấu. Trong đó, nhiều ngân hàng có các khoản vay từ khách hàng bán lẻ sẽ ít chọn dịp Lễ Tết cuối năm và đầu năm để đáo hạn trả nợ. Nợ xấu vì vậy sẽ dễ tăng lên, và các ngân hàng sẽ "điều tiết" vào tháng cuối quý I hoặc bước sang quý II.
Dù vậy, các chuyên gia cho rằng nợ xấu bắt đầu tăng tại một số ngân hàng, cũng phản ánh bước chuyển nhóm nợ đã bắt đầu có sự dịch chuyển theo quy định của Thông tư 03/2021/TT-NHNN. Rất có thể các ngân hàng sẽ "phân bổ" nợ xấu theo hướng chuyển nhóm dần trong năm để có tỷ trọng vừa đúng thực tế, vừa khớp quy định phân loại và trích lập cho các nhóm nợ.
Hơn thế, các số liệu này cũng phản ánh rõ khó khăn của COVID-19 đã bắt đầu "ngấm" dần đến nhiều doanh nghiệp, các chủ thể vay. "Thông tư 03/2021/TT-NHNN cho phép ngân hàng kéo giãn lộ trình trích lập dự phòng xử lý nợ xấu 3 năm là một quyết định chính xác để các ngân hàng lẫn doanh nghiệp dễ thở hơn. Nhưng với tác động của đợt COVID-19 mới, nợ xấu có thể trở nên đáng quan ngại hơn. Nợ xấu năm nay vì thế, sẽ khó "đẹp" như 2020, và điều đó cũng sẽ khiến các nhà băng càng thận trọng hơn đối với các khoản vay. Bởi vậy, các doanh nghiệp phụ thuộc vốn tín dụng cần chuẩn bị kịch bản dự phòng cho vấn đề này", một chuyên gia tài chính đánh giá.
Diễn đàn doanh nghiệp
Link bài gốc: “Giật mình” nợ xấu ngân hàng
Trong số các ngân hàng có nợ xấu tăng mạnh trong quý I/2021 phải kể tới Ngân hàng Á Châu (ACB)…
Nợ cần chú ý của các ngân hàng có xu hướng tăng mạnh.
Nợ xấu song hành lợi nhuận
ACB đã báo cáo tài chính quý I với kết quả lợi nhuận tăng trưởng mạnh, đạt trước thuế 3.104 tỷ đồng. Bên cạnh chỉ số lợi nhuận sáng, ACB gây chú ý với dư nợ tín dụng không tăng vọt, song chi phí dự phòng rủi ro trong kỳ của ACB lại đã tăng vọt lên 606 tỷ đồng, cao gấp 6,5 lần quý I/2020, vì số dư nợ xấu tăng tới 60,5% lên 2.954 tỷ đồng. Lần đầu tiên sau nhiều quý, tỷ lệ nợ xấu của ACB lên gần 1% từ mức 0,59% cuối 2020.
Ở khối ngân hàng có cổ phần Nhà nước, Vietcombank đạt lợi nhuận trước thuế quý I vượt 8.000 tỷ đồng, tăng trưởng tới 65% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tổng giá trị nợ xấu nội bảng của ngân hàng này cũng tăng hơn 47%, lên 7.647 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng gần gấp đôi lên gần 1.312 tỷ đồng; nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng gấp hơn 8 lần lên 1.935 tỷ đồng; nợ có khả năng mất vốn tăng nhẹ 2,6% lên 4.450 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu đã tăng từ 0,62% lên 0,88%...
Chưa phán ánh hết rủi ro chuyển nhóm nợ
Theo nhiều nhà quản lý ngân hàng, quý I rơi vào thời điểm có những đặc thù liên quan đến chỉ số quản lý nợ xấu. Trong đó, nhiều ngân hàng có các khoản vay từ khách hàng bán lẻ sẽ ít chọn dịp Lễ Tết cuối năm và đầu năm để đáo hạn trả nợ. Nợ xấu vì vậy sẽ dễ tăng lên, và các ngân hàng sẽ "điều tiết" vào tháng cuối quý I hoặc bước sang quý II.
Dù vậy, các chuyên gia cho rằng nợ xấu bắt đầu tăng tại một số ngân hàng, cũng phản ánh bước chuyển nhóm nợ đã bắt đầu có sự dịch chuyển theo quy định của Thông tư 03/2021/TT-NHNN. Rất có thể các ngân hàng sẽ "phân bổ" nợ xấu theo hướng chuyển nhóm dần trong năm để có tỷ trọng vừa đúng thực tế, vừa khớp quy định phân loại và trích lập cho các nhóm nợ.
Hơn thế, các số liệu này cũng phản ánh rõ khó khăn của COVID-19 đã bắt đầu "ngấm" dần đến nhiều doanh nghiệp, các chủ thể vay. "Thông tư 03/2021/TT-NHNN cho phép ngân hàng kéo giãn lộ trình trích lập dự phòng xử lý nợ xấu 3 năm là một quyết định chính xác để các ngân hàng lẫn doanh nghiệp dễ thở hơn. Nhưng với tác động của đợt COVID-19 mới, nợ xấu có thể trở nên đáng quan ngại hơn. Nợ xấu năm nay vì thế, sẽ khó "đẹp" như 2020, và điều đó cũng sẽ khiến các nhà băng càng thận trọng hơn đối với các khoản vay. Bởi vậy, các doanh nghiệp phụ thuộc vốn tín dụng cần chuẩn bị kịch bản dự phòng cho vấn đề này", một chuyên gia tài chính đánh giá.
Diễn đàn doanh nghiệp
Link bài gốc: “Giật mình” nợ xấu ngân hàng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Cặp vợ chồng U70 tìm đường lên phố sau 1 năm mang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Kinh doanh ảm đạm, thị trường khách sạn rơi vào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sau cuộc đua lãi suất huy động, các ngân hàng đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chủ nhà “giật mình” khi giá căn hộ đang ở bất ngờ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mua shophouse Hà Nội giá 30 tỷ, cho thuê mỗi tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu