Từ năm 2016 tới nay, 16 chung cư cấp D (nguy hiểm, hư hỏng nặng) nằm rải rác trong nhiều quận của TP HCM đã được cơ quan chức năng nhận biết, tính toán nhằm có lời giải tối ưu trong việc di dời người dân đến nơi ở mới, xây dựng lại chung cư và bố trí tái định cư. Dù vậy, đến nay thành phố chưa xây dựng được chung cư mới nào thay thế chung cư cũ .
Linh hoạt giải pháp
Để tạo đột phá, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường đã yêu cầu các sở, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác phối hợp, kết nối giữa các đơn vị để giải quyết hồ sơ chung cư cũ. Ông cũng chỉ đạo bằng hàng loạt giải pháp cụ thể, sát sườn với tình hình từng chung cư.
Về phía địa phương, Phó Chủ tịch UBND quận 1 Vũ Nguyễn Quang Vinh cho hay trên địa bàn quận 1 có 3 chung cư cấp D và quận mong chỉ đạo của UBND thành phố sẽ thúc đẩy quá trình xây dựng mới chung cư cũ.
Chung cư 155-157 Bùi Viện, quận 1
Theo ông Vinh, quận 1 và chủ đầu tư đã thống nhất phương án bồi thường bổ sung tại chung cư 23 Lý Tự Trọng (đã phá dỡ) và gửi báo cáo lên thành phố. Sau đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố giao 2 sở Xây dựng và Tài nguyên - Môi trường sớm phản hồi quận 1 để triển khai các công việc tiếp theo. Về dự án chung cư 128 Hai Bà Trưng (di dời dân nhưng chưa phá dỡ), quận 1 đã có văn bản đề nghị lập phương án bồi thường bổ sung và sẽ mời chủ đầu tư làm việc để sớm giải quyết.
Không được thuận lợi như 2 chung cư trên, với chung cư 155-157 Bùi Viện, quận 1 vẫn chưa tìm được nhà đầu tư. Đây là chung cư mà thành phố giao Sở Tài chính tham mưu bố trí nguồn kinh phí để thực hiện di dời, tạm cư, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các hộ dân. Theo ông Vinh, cái khó ở đây là vấn đề lịch sử để lại như chung cư nhỏ, số hộ đông, nằm sát lộ giới, bà con có nguyện vọng trở lại nơi ở cũ… Do vậy, nếu không tìm được nhà đầu tư thì phải tìm phương án khác.
Cư dân chung cư Vĩnh Hội (quận 4) lo lắng tình trạng công trình xuống cấp
Còn tại quận Tân Bình, Phó Chủ tịch quận, ông Trương Tấn Sơn, cho biết trên địa bàn quận có 5 chung cư cũ được đơn vị có chức năng xác định là cấp D. Trong đó, thời gian qua UBND quận đã báo cáo đề xuất và được Sở Xây dựng thống nhất sẽ không đầu tư xây dựng lại 3 chung cư (170-171 Tân Châu, 137 Lý Thường Kiệt, 149-151 Lý Thường Kiệt) mà sẽ đấu giá theo quy định vì diện tích xây dựng còn lại sau khi trừ lộ giới còn quá ít, không đủ chuẩn xây dựng nhà chung cư.
Tại quận 6, đại diện UBND quận này cho hay từ năm 2016, khu đất chung cư 119B Tân Hòa Đông được điều chỉnh quy hoạch sang chức năng đất giáo dục (rộng 1.760 m2). Sau đó, quận 6 kiến nghị Sở Xây dựng về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng hộ dân tại chung cư này. Trong lúc chờ đợi phương án, quận 6 phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục tiếp xúc, vận động các hộ dân chưa đồng ý di dời để thuyết phục di dời sang nơi tạm cư chung cư 243 Tân Hòa Đông.
Những chung cư cấp D còn lại cũng đang được khẩn trương tiến hành các bước phù hợp.
Đồng thuận là yếu tố quan trọng
Theo PGS-TS Nguyễn Minh Hòa (Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP HCM), các chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975 hầu hết là chung cư thấp tầng, không thang máy, căn hộ nhỏ, thiếu tiện nghi và hầu hết đều nằm ở khu vực các quận trung tâm. Chính vì nằm ở khu trung tâm nên bị khống chế chiều cao và dân số. Đây là nút thắt lớn nhất mà chính quyền và chủ đầu tư đang gặp phải. Đã đến lúc chính quyền phải chấp nhận để cho các chủ đầu tư của các chung cư mới này xây dựng với số tầng cao gấp 3-4 lần chung cư cũ. Như thế, ngoài số căn hộ mà chủ đầu tư hoàn trả cho người dân đang cư trú trong chung cư thì còn số căn hộ thương mại dôi ra bảo đảm cho chủ đầu tư kinh doanh có lợi nhuận.
Số chiều cao tăng, dân số tăng nhưng đổi lại thành phố có thêm nhiều căn hộ mới, người dân được an cư và quan trọng nhất là an toàn. "Có thể có nhiều lý do khiến các dự án thay thế chung cư cũ nát bằng chung cư mới bất thành nhưng bất luận vì lý do gì cũng không nên kéo dài thời gian duy trì các chung cư cũ nữa. Một khi chung cư bị sập thì hậu quả rất nghiêm trọng" - PGS-TS Nguyễn Minh Hòa, nói.
Ở góc độ khác, TS Phạm Trần Hải (Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM) cho rằng sự đồng thuận của người dân có ảnh hưởng mang tính quyết định đến công tác cải tạo, sửa chữa, tháo dỡ hoặc xây dựng mới các chung cư cũ.
Thực tiễn cho thấy các hộ dân sinh sống tại chung cư cũ thường là các hộ thu nhập không cao và có sinh kế gắn liền với chung cư cũ. Do đó, việc thương lượng và đồng thuận với họ trong việc cải tạo, sửa chữa chung cư cũ là vấn đề quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ. Trong quá trình thương thảo với các hộ dân, chủ đầu tư cần đưa ra phương án tạm cư và tái định cư, các phương án bồi thường bằng tiền hoặc bằng căn hộ...
Cũng như PGS-TS Nguyễn Minh Hòa, TS Phạm Trần Hải khẳng định đối với các chung cư hư hỏng nặng, việc tháo dỡ, di dời hộ dân phải luôn được ưu tiên hàng đầu. Điều này để bảo vệ tính mạng và sự an toàn của họ cũng như những người sinh sống xung quanh chung cư.
"Nhiều chuyên gia nhận định tiến độ xây dựng lại chung cư cũ tại TP HCM chậm do nhiều khó khăn, trong đó có bất cập từ quy định pháp luật và nhà đầu tư thấy thiếu hấp dẫn. Để hóa giải những nguyên nhân này, bên cạnh giải pháp hợp lý thì phải được thực hiện nhanh chóng, rốt ráo.
Thấp thỏm trong chung cư cũ
Chung cư Vĩnh Hội (quận 4) nằm trong số những chung cư cũ được nhắc tên. Hay tin thành phố chỉ đạo quyết liệt về chung cư cũ, cư dân tại đây rất vui, mong muốn sớm có nơi ở mới khang trang, an toàn hơn.
Sau khi dẫn chúng tôi đi một vòng, cư dân Nguyễn Văn Phước nói ở đây ai cũng lo lắng trước tình trạng xuống cấp, nguy hiểm của chung cư. Theo anh Phước, để bảo đảm nơi ở an toàn, đơn vị quản lý chung cư cũng như nhiều hộ gia đình đã cải tạo, sửa chữa trần, lối đi, lan can, cột... nhưng chỉ là tạm bợ trong nhiều năm qua.
Cũng là cư dân ở đây, anh Lê Minh Trường cho biết sắp tới, họp tổ dân phố, người dân sẽ đóng góp ý kiến về việc tạm cư, tái định cư khi triển khai xây chung cư mới.
Cải tạo chung cư cũ Hà Nội hài hòa lợi ích 3 bên
Link bài gốc: Gấp rút thay thế chung cư cũ
Linh hoạt giải pháp
Để tạo đột phá, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường đã yêu cầu các sở, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác phối hợp, kết nối giữa các đơn vị để giải quyết hồ sơ chung cư cũ. Ông cũng chỉ đạo bằng hàng loạt giải pháp cụ thể, sát sườn với tình hình từng chung cư.
Về phía địa phương, Phó Chủ tịch UBND quận 1 Vũ Nguyễn Quang Vinh cho hay trên địa bàn quận 1 có 3 chung cư cấp D và quận mong chỉ đạo của UBND thành phố sẽ thúc đẩy quá trình xây dựng mới chung cư cũ.
Chung cư 155-157 Bùi Viện, quận 1
Theo ông Vinh, quận 1 và chủ đầu tư đã thống nhất phương án bồi thường bổ sung tại chung cư 23 Lý Tự Trọng (đã phá dỡ) và gửi báo cáo lên thành phố. Sau đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố giao 2 sở Xây dựng và Tài nguyên - Môi trường sớm phản hồi quận 1 để triển khai các công việc tiếp theo. Về dự án chung cư 128 Hai Bà Trưng (di dời dân nhưng chưa phá dỡ), quận 1 đã có văn bản đề nghị lập phương án bồi thường bổ sung và sẽ mời chủ đầu tư làm việc để sớm giải quyết.
Không được thuận lợi như 2 chung cư trên, với chung cư 155-157 Bùi Viện, quận 1 vẫn chưa tìm được nhà đầu tư. Đây là chung cư mà thành phố giao Sở Tài chính tham mưu bố trí nguồn kinh phí để thực hiện di dời, tạm cư, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các hộ dân. Theo ông Vinh, cái khó ở đây là vấn đề lịch sử để lại như chung cư nhỏ, số hộ đông, nằm sát lộ giới, bà con có nguyện vọng trở lại nơi ở cũ… Do vậy, nếu không tìm được nhà đầu tư thì phải tìm phương án khác.
Cư dân chung cư Vĩnh Hội (quận 4) lo lắng tình trạng công trình xuống cấp
Còn tại quận Tân Bình, Phó Chủ tịch quận, ông Trương Tấn Sơn, cho biết trên địa bàn quận có 5 chung cư cũ được đơn vị có chức năng xác định là cấp D. Trong đó, thời gian qua UBND quận đã báo cáo đề xuất và được Sở Xây dựng thống nhất sẽ không đầu tư xây dựng lại 3 chung cư (170-171 Tân Châu, 137 Lý Thường Kiệt, 149-151 Lý Thường Kiệt) mà sẽ đấu giá theo quy định vì diện tích xây dựng còn lại sau khi trừ lộ giới còn quá ít, không đủ chuẩn xây dựng nhà chung cư.
Tại quận 6, đại diện UBND quận này cho hay từ năm 2016, khu đất chung cư 119B Tân Hòa Đông được điều chỉnh quy hoạch sang chức năng đất giáo dục (rộng 1.760 m2). Sau đó, quận 6 kiến nghị Sở Xây dựng về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng hộ dân tại chung cư này. Trong lúc chờ đợi phương án, quận 6 phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục tiếp xúc, vận động các hộ dân chưa đồng ý di dời để thuyết phục di dời sang nơi tạm cư chung cư 243 Tân Hòa Đông.
Những chung cư cấp D còn lại cũng đang được khẩn trương tiến hành các bước phù hợp.
Đồng thuận là yếu tố quan trọng
Theo PGS-TS Nguyễn Minh Hòa (Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP HCM), các chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975 hầu hết là chung cư thấp tầng, không thang máy, căn hộ nhỏ, thiếu tiện nghi và hầu hết đều nằm ở khu vực các quận trung tâm. Chính vì nằm ở khu trung tâm nên bị khống chế chiều cao và dân số. Đây là nút thắt lớn nhất mà chính quyền và chủ đầu tư đang gặp phải. Đã đến lúc chính quyền phải chấp nhận để cho các chủ đầu tư của các chung cư mới này xây dựng với số tầng cao gấp 3-4 lần chung cư cũ. Như thế, ngoài số căn hộ mà chủ đầu tư hoàn trả cho người dân đang cư trú trong chung cư thì còn số căn hộ thương mại dôi ra bảo đảm cho chủ đầu tư kinh doanh có lợi nhuận.
Số chiều cao tăng, dân số tăng nhưng đổi lại thành phố có thêm nhiều căn hộ mới, người dân được an cư và quan trọng nhất là an toàn. "Có thể có nhiều lý do khiến các dự án thay thế chung cư cũ nát bằng chung cư mới bất thành nhưng bất luận vì lý do gì cũng không nên kéo dài thời gian duy trì các chung cư cũ nữa. Một khi chung cư bị sập thì hậu quả rất nghiêm trọng" - PGS-TS Nguyễn Minh Hòa, nói.
Ở góc độ khác, TS Phạm Trần Hải (Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM) cho rằng sự đồng thuận của người dân có ảnh hưởng mang tính quyết định đến công tác cải tạo, sửa chữa, tháo dỡ hoặc xây dựng mới các chung cư cũ.
Thực tiễn cho thấy các hộ dân sinh sống tại chung cư cũ thường là các hộ thu nhập không cao và có sinh kế gắn liền với chung cư cũ. Do đó, việc thương lượng và đồng thuận với họ trong việc cải tạo, sửa chữa chung cư cũ là vấn đề quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ. Trong quá trình thương thảo với các hộ dân, chủ đầu tư cần đưa ra phương án tạm cư và tái định cư, các phương án bồi thường bằng tiền hoặc bằng căn hộ...
Cũng như PGS-TS Nguyễn Minh Hòa, TS Phạm Trần Hải khẳng định đối với các chung cư hư hỏng nặng, việc tháo dỡ, di dời hộ dân phải luôn được ưu tiên hàng đầu. Điều này để bảo vệ tính mạng và sự an toàn của họ cũng như những người sinh sống xung quanh chung cư.
"Nhiều chuyên gia nhận định tiến độ xây dựng lại chung cư cũ tại TP HCM chậm do nhiều khó khăn, trong đó có bất cập từ quy định pháp luật và nhà đầu tư thấy thiếu hấp dẫn. Để hóa giải những nguyên nhân này, bên cạnh giải pháp hợp lý thì phải được thực hiện nhanh chóng, rốt ráo.
Thấp thỏm trong chung cư cũ
Chung cư Vĩnh Hội (quận 4) nằm trong số những chung cư cũ được nhắc tên. Hay tin thành phố chỉ đạo quyết liệt về chung cư cũ, cư dân tại đây rất vui, mong muốn sớm có nơi ở mới khang trang, an toàn hơn.
Sau khi dẫn chúng tôi đi một vòng, cư dân Nguyễn Văn Phước nói ở đây ai cũng lo lắng trước tình trạng xuống cấp, nguy hiểm của chung cư. Theo anh Phước, để bảo đảm nơi ở an toàn, đơn vị quản lý chung cư cũng như nhiều hộ gia đình đã cải tạo, sửa chữa trần, lối đi, lan can, cột... nhưng chỉ là tạm bợ trong nhiều năm qua.
Cũng là cư dân ở đây, anh Lê Minh Trường cho biết sắp tới, họp tổ dân phố, người dân sẽ đóng góp ý kiến về việc tạm cư, tái định cư khi triển khai xây chung cư mới.
Cải tạo chung cư cũ Hà Nội hài hòa lợi ích 3 bên
Link bài gốc: Gấp rút thay thế chung cư cũ
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Con trai mới sinh bị bắt cóc, 16 năm sau, cặp vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng vẫn “khó gặp...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Công ty con của Novaland có nợ phải trả gấp 28 lần...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu tiết lộ sai lầm nhỏ khi ăn có thể gián...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một ngân hàng báo lãi trước thuế 6 tháng đầu năm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu