TIN MỚI
Mạnh Tử nói:
"Khi trời cao muốn giao trọng trách cho một người, chắc chắn sẽ khiến người đó phải chịu gánh nặng về tinh thần và thể xác trước."
Đời người nào đâu bằng phẳng, mệt mỏi là điều cần phải chịu đựng. Gánh vác áp lực lớn thì mới có thể bắt đầu cuộc sống tốt đẹp.
Đời có 3 việc khiến con người mệt mỏi: Nghĩ quá nhiều, chẳng thể nói ra, chẳng ai thấu hiểu.
Ai sống trên đời cũng đều khổ. Con đường đời dài đằng đẵng, phải có một trái tim không sợ vất vả, không sợ mệt mỏi thì mới tiến lên được. Vượt qua được rồi, cuộc đời mới không còn điều gì phải nuối tiếc.
1. Nghĩ quá nhiều
Thường nghe người đời nói rằng: "Người có tâm thường phải mệt mỏi, người vô tâm cứ thường vô tư."
Phần lớn thời gian, con người cảm thấy mệt mỏi là bởi họ nghĩ quá nhiều, trong lòng có một hố sâu không vượt qua được. Lòng nhiều tâm sự khó tránh sinh ra gánh nặng cho thể xác và tinh thần.
"Đời vốn vô sự, con người lại tự làm khó mình." Có rất nhiều khó khăn và thắc mắc trong cuộc sống, thật ra đều do con người tự làm khó bản thân.
Tinh lực và thời gian của con người có hạn, nếu trong lòng có gánh nặng, tâm hồn và thể xác sẽ đều mệt mỏi, tạo ảnh hưởng tiêu cực tới công việc và cuộc sống.
Ngày xưa có vị quan tri huyện nọ mời một ông quan văn tới nhà uống rượu. Bàn rượu được đặt tại gian phòng lớn, trên tường có treo một cây cung. Do khúc xạ ánh sáng, trong chén rượu có phản chiếu hình ảnh của cây cung.
Quan văn thấy vậy, tưởng có con rắn đang ngọ quậy trong chén, sợ tới mức mặt biến sắc.
Nhưng vì ngại tri huyện là cấp trên của mình, ông ta bấm bụng uống vài ngụm. Về sau quả thật không chịu nổi nữa, bèn kiếm cớ cáo từ.
Về tới phủ đệ của mình, quan văn lo nghĩ nhiều thêm, cho rằng mình đã uống rượu có rắn, cảm thấy bụng đau dữ dội, ăn uống trở nên khó khăn.
Về sau, tri huyện nghe được tin này, ông rất nghi ngờ, ngẫm đi ngẫm lại, mới biết cây cung treo trên tường nhà mình gây ra hiểu lầm cho quan văn. Sau khi nói rõ việc này cho quan văn, ông ta mới hết suy nghĩ.
Nghĩ ngợi quá nhiều không những tăng thêm phiền muộn âu lo, thậm chí còn gây tổn thương cho sức khoẻ tinh thần và thể xác.
"Phiền muộn vốn chẳng có gốc rễ, không tự rước về thì hiển nhiên phiền muộn không tồn tại."
Nghĩ quá nhiều nghĩa là đang giày vò bản thân. Đừng sa vào nỗi ám ảnh của chính mình, phải học được cách thản nhiên, buông bỏ gánh nặng.
Đừng mắc kẹt trong quá khứ, đừng lo nghĩ về tương lai, đừng để lòng rối rắm, đừng để tình cảm trói buộc. Hãy trút bỏ những phiền muộn mình tự rước về, thoát khỏi những mệt mỏi thừa thãi, để mình trở nên thản nhiên, để lòng giảm bớt áp lực.
2. Chẳng thể nói ra
"Suy nghĩ trong lòng mình, người khác không thể nhận ra và thấu hiểu."
Trên đời không có chuyện hiểu được cảm nhận của người khác, vì thế mà phần lớn vẫn là có nỗi khổ tâm mà chẳng thể nói ra.
Có những mệt mỏi bởi tủi thân, rõ ràng mình không đáng phải chịu, nhưng lại phải gánh hậu quả; có những mệt mỏi bởi đau khổ, nói ra thì tổn thương người khác và bản thân, đành phải âm thầm chịu đựng.
Mệt mỏi chẳng thể nói ra mới là việc gây ấm ức nhất trong lòng.
Nam Đường Hậu Chủ Lý Dục giỏi làm thơ, nhưng lại lên làm vua một nước, xử lý việc triều chính vốn không phải sở trường của ông, để rồi cuối cùng bị quân Tống đánh bại, không thể không chấp nhận số phận mất nước.
Ông gánh trách nhiệm lớn, chịu nhục sống những ngày bị giam cầm, có nỗi khổ mà chẳng thể nói ra, chỉ đành gửi gắm tình cảm vào câu từ:
"Tiễn bất đoạn, lý hoàn loạn, thị ly sầu, biệt thị nhất phiên tư vị tại tâm đầu. "
(Nỗi sầu biệt ly chẳng thể cắt đứt, chẳng thể đè xuống, thứ cảm giác ấy thật là khó chịu).
Câu trên thể hiện rõ nỗi u uất trong lòng ông, cứ tích tụ lại trong lòng, khó mà trút bỏ.
Vua một nước lâm vào cảnh làm tù nhân, cảm nhận sự chênh lệch quá lớn, bản thân còn khó lòng nói ra, huống chi người khác có thể hiểu được.
Dẫu trong lòng còn vương nhiều mối âu sầu nhưng ngặt nỗi không có người lắng nghe, đành chôn lại những mệt mỏi trong lòng.
Niềm vui nỗi buồn của kẻ khác chẳng hề tương thông, đừng gửi gắm mọi hy vọng vào người khác, bởi mệt mỏi khổ sở cũng chỉ có mình hiểu được mà thôi.
Khi ấm ức hãy tự mình tìm cách khiến cảm giác ấy tiêu tan, khi tổn thương hãy tự mình chữa lành, đó mới là liều thuốc tốt cho con tim đau khổ.
3. Chẳng ai thấu hiểu
"Núi cao chảy nước, tri âm khó tìm, đàn đứt có ai nghe?"
Không có ai hiểu bạn, cho dù bạn có móc cả tim phổi ra cũng chẳng ích gì.
Phần lớn thời gian, chúng ta mệt mỏi không phải bởi thiếu người để dốc bầu tâm sự mà là vì người ấy không hiểu bạn.
Hai con người không hiểu nhau, khi trao đổi sẽ chỉ cảm thấy gượng gạo hay thậm chí là mệt mỏi. Cho dù đôi bên có cố gắng đón nhận cảm nhận của đối phương, nhưng đều chỉ là lãng phí thời gian và sức lực. Dẫu sao cũng chẳng phải người cùng chung chí hướng.
Có một câu chuyện như sau: Trứng gà muốn làm bạn với hòn đá, nó cố gắng lại gần hòn đá. Nhưng hòn đá không biết trứng gà mong manh dễ vỡ, chúng càng lại gần thì bắt đầu đập vào nhau, kết quả là trứng gà bị thương khắp người.
Trứng gà cảm thấy mệt mỏi cả thể xác lẫn tâm hồn, bèn rời xa hòn đá.
Về sau, trứng gà gặp được cục bông. Bông mềm mại, trứng gà ôm nó, thấy thân thiết bội phần.
Khi ấy trứng gà mới hiểu ra rằng, người không hiểu mình sẽ chỉ gây ra va chạm, người hiểu mình mới là phù hợp nhất.
Ở bên người không hiểu mình sẽ tạo nên sự âu lo bởi khoảng cách, khiến con người ta mệt mỏi không thôi. Ở bên người hiểu mình sẽ được vui vẻ thoải mái, khiến tâm trạng con người ta trở nên dễ chịu muôn phần.
"Người hiểu ra biết lo cho ta, người không hiểu ra chỉ biết đòi hỏi ta." Đời người khó tìm tri kỷ, nếu tìm được người hiểu được lòng mình, nhất định phải nâng niu quý trọng.
Chẳng ai có được cuộc đời luôn bằng phẳng. Nếu không trải qua những vất vả mệt mỏi, sao ta có thể có những ngày vui vẻ, hạnh phúc? Cũng giống như trời nổi cơn dông, nếu không mưa một trận thật to, sao có thể thấy được ánh mặt trời rực rỡ.
Khi tinh thần và thể xác bạn rã rời, hãy nghĩ tới việc có những người phải chịu những ấm ức và đau khổ còn lớn hơn bạn, rồi cuộc đời sẽ chẳng có khó khăn nào ta không vượt qua.
Cuộc đời quả là mệt mỏi, nhưng đừng dễ dàng chùn chân; cuộc đời đều gian nan, nhưng không thể mất đi ý chí.
Mệt mỏi là giai đoạn tu hành khó khăn, để tinh thần và thể xác được phong phú và tôi luyện. Vượt qua được những điều ấy sẽ tới niềm hạnh phúc bạn mong chờ.
Người đã ở tuổi trung niên, có 3 loại rượu không uống, 3 việc không làm và 3 người không chơi
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Được mời rượu nhưng thấy có rắn trong chén, người đàn ông sợ hãi bỏ về và chân tướng phía sau khiến nhiều người tỉnh ngộ
Mạnh Tử nói:
"Khi trời cao muốn giao trọng trách cho một người, chắc chắn sẽ khiến người đó phải chịu gánh nặng về tinh thần và thể xác trước."
Đời người nào đâu bằng phẳng, mệt mỏi là điều cần phải chịu đựng. Gánh vác áp lực lớn thì mới có thể bắt đầu cuộc sống tốt đẹp.
Đời có 3 việc khiến con người mệt mỏi: Nghĩ quá nhiều, chẳng thể nói ra, chẳng ai thấu hiểu.
Ai sống trên đời cũng đều khổ. Con đường đời dài đằng đẵng, phải có một trái tim không sợ vất vả, không sợ mệt mỏi thì mới tiến lên được. Vượt qua được rồi, cuộc đời mới không còn điều gì phải nuối tiếc.
1. Nghĩ quá nhiều
Thường nghe người đời nói rằng: "Người có tâm thường phải mệt mỏi, người vô tâm cứ thường vô tư."
Phần lớn thời gian, con người cảm thấy mệt mỏi là bởi họ nghĩ quá nhiều, trong lòng có một hố sâu không vượt qua được. Lòng nhiều tâm sự khó tránh sinh ra gánh nặng cho thể xác và tinh thần.
"Đời vốn vô sự, con người lại tự làm khó mình." Có rất nhiều khó khăn và thắc mắc trong cuộc sống, thật ra đều do con người tự làm khó bản thân.
Tinh lực và thời gian của con người có hạn, nếu trong lòng có gánh nặng, tâm hồn và thể xác sẽ đều mệt mỏi, tạo ảnh hưởng tiêu cực tới công việc và cuộc sống.
Ngày xưa có vị quan tri huyện nọ mời một ông quan văn tới nhà uống rượu. Bàn rượu được đặt tại gian phòng lớn, trên tường có treo một cây cung. Do khúc xạ ánh sáng, trong chén rượu có phản chiếu hình ảnh của cây cung.
Quan văn thấy vậy, tưởng có con rắn đang ngọ quậy trong chén, sợ tới mức mặt biến sắc.
Nhưng vì ngại tri huyện là cấp trên của mình, ông ta bấm bụng uống vài ngụm. Về sau quả thật không chịu nổi nữa, bèn kiếm cớ cáo từ.
Về tới phủ đệ của mình, quan văn lo nghĩ nhiều thêm, cho rằng mình đã uống rượu có rắn, cảm thấy bụng đau dữ dội, ăn uống trở nên khó khăn.
Về sau, tri huyện nghe được tin này, ông rất nghi ngờ, ngẫm đi ngẫm lại, mới biết cây cung treo trên tường nhà mình gây ra hiểu lầm cho quan văn. Sau khi nói rõ việc này cho quan văn, ông ta mới hết suy nghĩ.
Nghĩ ngợi quá nhiều không những tăng thêm phiền muộn âu lo, thậm chí còn gây tổn thương cho sức khoẻ tinh thần và thể xác.
"Phiền muộn vốn chẳng có gốc rễ, không tự rước về thì hiển nhiên phiền muộn không tồn tại."
Nghĩ quá nhiều nghĩa là đang giày vò bản thân. Đừng sa vào nỗi ám ảnh của chính mình, phải học được cách thản nhiên, buông bỏ gánh nặng.
Đừng mắc kẹt trong quá khứ, đừng lo nghĩ về tương lai, đừng để lòng rối rắm, đừng để tình cảm trói buộc. Hãy trút bỏ những phiền muộn mình tự rước về, thoát khỏi những mệt mỏi thừa thãi, để mình trở nên thản nhiên, để lòng giảm bớt áp lực.
2. Chẳng thể nói ra
"Suy nghĩ trong lòng mình, người khác không thể nhận ra và thấu hiểu."
Trên đời không có chuyện hiểu được cảm nhận của người khác, vì thế mà phần lớn vẫn là có nỗi khổ tâm mà chẳng thể nói ra.
Có những mệt mỏi bởi tủi thân, rõ ràng mình không đáng phải chịu, nhưng lại phải gánh hậu quả; có những mệt mỏi bởi đau khổ, nói ra thì tổn thương người khác và bản thân, đành phải âm thầm chịu đựng.
Mệt mỏi chẳng thể nói ra mới là việc gây ấm ức nhất trong lòng.
Nam Đường Hậu Chủ Lý Dục giỏi làm thơ, nhưng lại lên làm vua một nước, xử lý việc triều chính vốn không phải sở trường của ông, để rồi cuối cùng bị quân Tống đánh bại, không thể không chấp nhận số phận mất nước.
Ông gánh trách nhiệm lớn, chịu nhục sống những ngày bị giam cầm, có nỗi khổ mà chẳng thể nói ra, chỉ đành gửi gắm tình cảm vào câu từ:
"Tiễn bất đoạn, lý hoàn loạn, thị ly sầu, biệt thị nhất phiên tư vị tại tâm đầu. "
(Nỗi sầu biệt ly chẳng thể cắt đứt, chẳng thể đè xuống, thứ cảm giác ấy thật là khó chịu).
Câu trên thể hiện rõ nỗi u uất trong lòng ông, cứ tích tụ lại trong lòng, khó mà trút bỏ.
Vua một nước lâm vào cảnh làm tù nhân, cảm nhận sự chênh lệch quá lớn, bản thân còn khó lòng nói ra, huống chi người khác có thể hiểu được.
Dẫu trong lòng còn vương nhiều mối âu sầu nhưng ngặt nỗi không có người lắng nghe, đành chôn lại những mệt mỏi trong lòng.
Niềm vui nỗi buồn của kẻ khác chẳng hề tương thông, đừng gửi gắm mọi hy vọng vào người khác, bởi mệt mỏi khổ sở cũng chỉ có mình hiểu được mà thôi.
Khi ấm ức hãy tự mình tìm cách khiến cảm giác ấy tiêu tan, khi tổn thương hãy tự mình chữa lành, đó mới là liều thuốc tốt cho con tim đau khổ.
3. Chẳng ai thấu hiểu
"Núi cao chảy nước, tri âm khó tìm, đàn đứt có ai nghe?"
Không có ai hiểu bạn, cho dù bạn có móc cả tim phổi ra cũng chẳng ích gì.
Phần lớn thời gian, chúng ta mệt mỏi không phải bởi thiếu người để dốc bầu tâm sự mà là vì người ấy không hiểu bạn.
Hai con người không hiểu nhau, khi trao đổi sẽ chỉ cảm thấy gượng gạo hay thậm chí là mệt mỏi. Cho dù đôi bên có cố gắng đón nhận cảm nhận của đối phương, nhưng đều chỉ là lãng phí thời gian và sức lực. Dẫu sao cũng chẳng phải người cùng chung chí hướng.
Có một câu chuyện như sau: Trứng gà muốn làm bạn với hòn đá, nó cố gắng lại gần hòn đá. Nhưng hòn đá không biết trứng gà mong manh dễ vỡ, chúng càng lại gần thì bắt đầu đập vào nhau, kết quả là trứng gà bị thương khắp người.
Trứng gà cảm thấy mệt mỏi cả thể xác lẫn tâm hồn, bèn rời xa hòn đá.
Về sau, trứng gà gặp được cục bông. Bông mềm mại, trứng gà ôm nó, thấy thân thiết bội phần.
Khi ấy trứng gà mới hiểu ra rằng, người không hiểu mình sẽ chỉ gây ra va chạm, người hiểu mình mới là phù hợp nhất.
Ở bên người không hiểu mình sẽ tạo nên sự âu lo bởi khoảng cách, khiến con người ta mệt mỏi không thôi. Ở bên người hiểu mình sẽ được vui vẻ thoải mái, khiến tâm trạng con người ta trở nên dễ chịu muôn phần.
"Người hiểu ra biết lo cho ta, người không hiểu ra chỉ biết đòi hỏi ta." Đời người khó tìm tri kỷ, nếu tìm được người hiểu được lòng mình, nhất định phải nâng niu quý trọng.
Chẳng ai có được cuộc đời luôn bằng phẳng. Nếu không trải qua những vất vả mệt mỏi, sao ta có thể có những ngày vui vẻ, hạnh phúc? Cũng giống như trời nổi cơn dông, nếu không mưa một trận thật to, sao có thể thấy được ánh mặt trời rực rỡ.
Khi tinh thần và thể xác bạn rã rời, hãy nghĩ tới việc có những người phải chịu những ấm ức và đau khổ còn lớn hơn bạn, rồi cuộc đời sẽ chẳng có khó khăn nào ta không vượt qua.
Cuộc đời quả là mệt mỏi, nhưng đừng dễ dàng chùn chân; cuộc đời đều gian nan, nhưng không thể mất đi ý chí.
Mệt mỏi là giai đoạn tu hành khó khăn, để tinh thần và thể xác được phong phú và tôi luyện. Vượt qua được những điều ấy sẽ tới niềm hạnh phúc bạn mong chờ.
Người đã ở tuổi trung niên, có 3 loại rượu không uống, 3 việc không làm và 3 người không chơi
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Được mời rượu nhưng thấy có rắn trong chén, người đàn ông sợ hãi bỏ về và chân tướng phía sau khiến nhiều người tỉnh ngộ
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
7 việc không được làm ngay sau khi tập thể dục thể thao
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đi chơi vẫn cho con "lỉnh kỉnh" mang theo bài tập...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu