TIN MỚI
Ngày 20-5, chia sẻ tại hội thảo "Lựa chọn chính sách phục hồi kinh doanh Việt Nam giai đoạn Covid-19" do trường Đại học Kinh tế - Luật tổ chức tại TP HCM, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến cuối tháng 4, đầu tháng 5, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng chỉ khoảng 1,2%.
Riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng tín dụng lại giảm 0,8% phản ánh bức tranh khó khăn của doanh nghiệp khi không biết vay vốn để làm gì. Dưới tác động của đại dịch, những doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ có tiềm lực tài chính hạn chế đã rơi vào tình trạng khó khăn.
Tăng trưởng tín dụng lĩnh vực bất động sản vẫn cao bất chấp dịch Covid-19. Ảnh: Linh Anh
Trong báo cáo vừa gửi Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết tạm tính đến cuối tháng 3, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dư nợ các lĩnh vực ưu tiên không tăng cao như cùng kỳ năm trước. Riêng dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản tăng cao hơn mức tăng trưởng chung của hệ thống, tập trung chủ yếu vào dư nợ phục vụ mục đích tự sử dụng (khách hàng vay mua nhà để ở...)
Cụ thể, đến cuối tháng 3, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng 1,23% so với cuối năm ngoái và chiếm 19,31% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, dư nợ phục vụ nhu cầu về nhà ở chiếm khoảng 62,43% tổng dư nợ cho vay bất động sản.
Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua các tổ chức tín dụng đã được yêu cầu tập trung phân bổ nguồn vốn cho vay vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán...
Cụ thể, cơ quan quản lý yêu cầu ngân hàng thương mại tiếp tục áp áp dụng hệ số rủi ro của các khoản cho vay kinh doanh bất động sản lên mức 200%, tăng hệ số rủi ro đối với khoản cho vay phục vụ đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận vay từ 4 tỉ đồng trở lên, giảm dần theo lộ trình tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Các tổ chức tín dụng cũng được yêu cầu phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay đối với kinh doanh bất động sản...
Kết quả, tỉ trọng dư nợ tín dụng đối với mục đích kinh doanh bất động sản trong tổng dư nợ lĩnh vực này ngày càng giảm. Nếu cuối năm 2017, tỉ lệ này là 45,63% thì đến cuối năm 2019 đã giảm về 32,95%.
Đừng mặc định tín dụng tiêu dùng thì lãi suất phải cao
Người lao động
Link bài gốc: Dù dịch Covid-19, vốn ngân hàng vẫn đổ vào bất động sản
Ngày 20-5, chia sẻ tại hội thảo "Lựa chọn chính sách phục hồi kinh doanh Việt Nam giai đoạn Covid-19" do trường Đại học Kinh tế - Luật tổ chức tại TP HCM, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến cuối tháng 4, đầu tháng 5, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng chỉ khoảng 1,2%.
Riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng tín dụng lại giảm 0,8% phản ánh bức tranh khó khăn của doanh nghiệp khi không biết vay vốn để làm gì. Dưới tác động của đại dịch, những doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ có tiềm lực tài chính hạn chế đã rơi vào tình trạng khó khăn.
Tăng trưởng tín dụng lĩnh vực bất động sản vẫn cao bất chấp dịch Covid-19. Ảnh: Linh Anh
Trong báo cáo vừa gửi Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết tạm tính đến cuối tháng 3, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dư nợ các lĩnh vực ưu tiên không tăng cao như cùng kỳ năm trước. Riêng dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản tăng cao hơn mức tăng trưởng chung của hệ thống, tập trung chủ yếu vào dư nợ phục vụ mục đích tự sử dụng (khách hàng vay mua nhà để ở...)
Cụ thể, đến cuối tháng 3, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng 1,23% so với cuối năm ngoái và chiếm 19,31% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, dư nợ phục vụ nhu cầu về nhà ở chiếm khoảng 62,43% tổng dư nợ cho vay bất động sản.
Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua các tổ chức tín dụng đã được yêu cầu tập trung phân bổ nguồn vốn cho vay vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán...
Cụ thể, cơ quan quản lý yêu cầu ngân hàng thương mại tiếp tục áp áp dụng hệ số rủi ro của các khoản cho vay kinh doanh bất động sản lên mức 200%, tăng hệ số rủi ro đối với khoản cho vay phục vụ đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận vay từ 4 tỉ đồng trở lên, giảm dần theo lộ trình tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Các tổ chức tín dụng cũng được yêu cầu phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay đối với kinh doanh bất động sản...
Kết quả, tỉ trọng dư nợ tín dụng đối với mục đích kinh doanh bất động sản trong tổng dư nợ lĩnh vực này ngày càng giảm. Nếu cuối năm 2017, tỉ lệ này là 45,63% thì đến cuối năm 2019 đã giảm về 32,95%.
Đừng mặc định tín dụng tiêu dùng thì lãi suất phải cao
Người lao động
Link bài gốc: Dù dịch Covid-19, vốn ngân hàng vẫn đổ vào bất động sản
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
7 việc không được làm ngay sau khi tập thể dục thể thao
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một huyện ở Hải Dương đã chọn nhà đầu tư cho 9 dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dự án nghỉ dưỡng ở Đà Lạt ‘lụt’ tiến độ, 1.200 m2...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Phó Thủ tướng chỉ đạo ‘nóng’ về nguồn cát cho dự án...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thành phố ngầm 10 triệu mét vuông lộ ra dưới lâu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu