TIN MỚI
Trong năm qua, thị trường BĐS Việt Nam xuất hiện những dự án "bất động sản hàng hiệu" đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh với "mác" thương hiệu bất động sản nổi tiếng thế giới.
Các sản phẩm này tọa lạc tại các "khu đất vàng" nằm ở trung tâm thành phố, tận dụng được lợi thế các loại dịch vụ đô thị sẵn có trong khu vực và được quảng bá về chất lượng đỉnh cao, có đầy đủ các tiện ích và dịch vụ tuyệt hảo, được quản lý vận hành bởi các thương hiệu quản lý bất động sản quốc tế hàng đầu và với giá bán cũng "cực đỉnh" lên đến trên dưới 500 triệu đồng/m[SUP]2[/SUP], với giá căn hộ lên đến vài chục tỷ đồng, dành cho giới rất giàu và siêu giàu trong nước và người nước ngoài.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM cho biết, đây cũng là nhu cầu có thực mới phát sinh trong giới "rất giàu", "siêu giàu" trong thời gian gần đây, do nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ và hình thành nên "tầng lớp nhà giàu mới".
"Bất động sản hàng hiệu" (Branded residences) là loại hình bất động sản hợp tác giữa một thương hiệu quản lý bất động sản nổi tiếng toàn cầu với một doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản cao cấp hạng sang, siêu sang. "Bất động sản hàng hiệu" xuất hiện lần đầu tiên tại New York cách đây gần 100 năm.
Hiện nay, trên toàn cầu có khoảng 500 dự án "bất động sản hàng hiệu" thuộc phân phúc bất động sản hạng sang và siêu sang, nhắm tới tầng lớp khách hàng thượng lưu có nguồn lực tài chính mạnh, sành sỏi thú chơi "hàng hiệu" (sắm máy bay riêng, du thuyền, siêu xe, xây lâu đài...).
Các sản phẩm "bất động sản hàng hiệu" được thiết kế rất đẳng cấp, chất lượng xây dựng cao, sử dụng vật liệu xây dựng cao cấp và trang thiết bị nội thất "hàng hiệu" sang trọng, được quản lý bởi đơn vị nổi tiếng thế giới, tích hợp nhiều tiện ích và được cung ứng các dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế, an toàn, thỏa mãn tối đa sự hưởng thụ của các chủ nhân theo kiểu "đo ni đóng giày" và đặc biệt là tọa lạc tại vị trí đắc địa, rất thuận tiện về giao thông đi lại, có rất nhiều tiện ích dịch vụ đô thị.
Theo ông Châu, thị trường "bất động sản hàng hiệu" có hai dòng sản phẩm:
Một là sản phẩm bất động sản "hàng hiệu chính chủ" do chính doanh nghiệp bất động sản hàng hiệu có uy tín thương hiệu toàn cầu phát triển dự án và kinh doanh sản phẩm. Đây là loại sản phẩm "bất động sản hàng hiệu" có thương hiệu ổn định lâu dài, được "chính chủ" quản lý vận hành, cung ứng các dịch vụ chuẩn mực.
Hai là sản phẩm bất động sản "hàng hiệu" do sự hợp tác giữa một thương hiệu quản lý bất động sản nổi tiếng toàn cầu với một doanh nghiệp phát triển dự án, được điều chỉnh bởi hợp đồng do hai bên giao kết.
Khi mua "bất động sản hàng hiệu" hình thành trong tương lai, khách hàng đã đặt niềm tin vào đẳng cấp của sản phẩm. Trước hết là tin vào uy tín của đơn vị sở hữu thương hiệu toàn cầu của "bất động sản hàng hiệu" (phía nước ngoài), kế đến là uy tín thương hiệu của chủ đầu tư dự án (phía trong nước).
Nhưng vì sao cũng có doanh nghiệp được thành lập chưa lâu lại phát triển được dự án "bất động sản hàng hiệu"?! Thực chất đây là hoạt động đầu tư kinh doanh sản phẩm dự án nhà ở cao cấp hạng sang, siêu sang theo phương thức "đứng trên vai người khổng lồ", "mượn" uy tín thương hiệu của "bất động sản hàng hiệu" nước ngoài để khẳng định đẳng cấp sản phẩm nhà ở để kinh doanh.
Với phương thức này, để được "mượn" uy tín thương hiệu đối tác nước ngoài, thì doanh nghiệp phát triển dự án cũng phải có năng lực để thực hiện đầy đủ các yêu cầu về đầu tư, trang thiết bị và quản lý vận hành toà nhà, đảm bảo cung ứng các tiện ích, dịch vụ cho khách hàng theo đúng hợp đồng đã ký kết với đơn vị quản lý "bất động sản hàng hiệu".
"Tuy nhiên, có một số vấn đề cần được giải đáp thỏa đáng là khách hàng bỏ tiền mua "bất động sản hàng hiệu" với giá "khủng", thì liệu đã "đúng với giá trị thật của căn hộ" theo nguyên tắc "tiền nào của nấy", có thực sự "đáng đồng tiền bát gạo", trước hết là việc sử dụng tên của thương hiệu "bất động sản hàng hiệu" là ổn định lâu dài hay chỉ có thời hạn?! Đồng thời, việc quản lý vận hành cung ứng các "dịch vụ hàng hiệu" được chi trả như thế nào?!", ông Châu cho biết.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM cũng đưa ra lời khuyên đối với người mua nhà khi muốn sở hữu một sản phẩm hàng hiệu chuẩn mực cần phải hiểu rõ những chi phí cấu thành nên loại hình sản phẩm này.
Thứ nhất, để được công nhận là dự án "bất động sản hàng hiệu" thì phải đạt tiêu chuẩn của đơn vị quản lý thương hiệu "bất động sản hàng hiệu". Nhưng chúng ta đều biết, về mặt kinh doanh thì "không có bữa ăn nào miễn phí". Để được sử dụng tên của "bất động sản hàng hiệu" thì chủ đầu tư dự án phải trả chi phí không hề nhỏ cho đơn vị quản lý thương hiệu. Chi phí này chắc chắn được "tính đủ" trong giá bán nhà mà người mua nhà phải thanh toán chi phí "mượn" tên này, kể cả chi phí quảng bá sản phẩm ở trong nước và ở nước ngoài đều được "tính đủ" vào giá bán nhà.
Thứ hai, về thời hạn được sử dụng tên thương hiệu của "bất động sản hàng hiệu", thì có hai trường hợp xảy ra: (i) Nếu do chính chủ sở hữu thương hiệu "bất động sản hàng hiệu" là chủ đầu tư phát triển dự án, thì tên thương hiệu "bất động sản hàng hiệu" được sử dụng ổn định lâu dài theo dự án; (ii) Nhưng, đối với dự án "bất động sản hàng hiệu" ở nước ta được chuyển nhượng quyền sử dụng tên thương hiệu "bất động sản hàng hiệu", thì thời hạn sử dụng tên thương hiệu phải theo giao kết của Hợp đồng, ví dụ trong 10 năm, 15 năm... Sau thời hạn thỏa thuận trong Hợp đồng thì không còn được phép sử dụng tên thương hiệu "bất động sản hàng hiệu" này nữa.
Thứ ba, về chi phí quản lý vận hành dự án "bất động sản hàng hiệu", thì chủ sở hữu nhà chung cư chính là người thanh toán chi phí này, kể cả chi phí quản lý vận hành toà nhà trong giai đoạn trước khi thành lập Ban quản trị nhà chung cư do chủ đầu tư dự án chi trả trước đó. Nếu chủ sở hữu "bất động sản hàng hiệu" không thuê đơn vị quản lý vận hành đạt "chuẩn" của đơn vị quản lý tên thương hiệu "bất động sản hàng hiệu", không đảm bảo chất lượng công tác quản lý vận hành, thì toà nhà có "nguy cơ" không được tiếp tục sử dụng tên thương hiệu "bất động sản hàng hiệu" nữa.
Thứ tư, về phương thức bán hàng, thường thì chủ đầu tư dự án "bất động sản hàng hiệu" sẵn sàng chi đậm cho công tác quảng bá sản phẩm và thực hiện phương thức ra hàng "nhỏ giọt", chia nhỏ "rổ hàng" để tạo sự "khan hiếm" và kích thích tâm lý "bạn là một trong số ít người đầu tiên" sở hữu "bất động sản hàng hiệu" của dự án.
Thứ năm, dự án "bất động sản hàng hiệu" chỉ giải quyết nhu cầu "nhà hàng hiệu" cho giới nhà giàu "rất giàu", "siêu giàu" và cho các lãnh đạo tập đoàn nước ngoài cần lưu trú. Tuy nhiên, nếu so sánh với Hoa Kỳ có 1% dân số là người "rất giàu", "siêu giàu", thì có lẽ ở nước ta tỷ lệ này rất rất thấp, có thể thấp hơn hàng trăm lần so với Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, việc mua để cho thuê lại "bất động sản hàng hiệu" cũng không phải dễ dàng, vì rất kén chọn khách hàng. Nên thị phần "bất động sản hàng hiệu" không lớn như nhà đầu tư kỳ vọng. Đây không phải là "sân chơi" dành cho các doanh nghiệp bất động sản, hoặc nhà đầu tư "tay mơ".
Theo ông Châu, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các thông tin của dự án "bất động sản hàng hiệu" và nhất là nghiên cứu kỹ nội dung Hợp đồng để tránh bị nhầm lẫn.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Doanh nghiệp BĐS mới thành lập hét giá căn hộ hàng hiệu 500 triệu đồng/m2, lộ rõ chiêu kinh doanh "không có bữa ăn nào miễn phí"
Trong năm qua, thị trường BĐS Việt Nam xuất hiện những dự án "bất động sản hàng hiệu" đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh với "mác" thương hiệu bất động sản nổi tiếng thế giới.
Các sản phẩm này tọa lạc tại các "khu đất vàng" nằm ở trung tâm thành phố, tận dụng được lợi thế các loại dịch vụ đô thị sẵn có trong khu vực và được quảng bá về chất lượng đỉnh cao, có đầy đủ các tiện ích và dịch vụ tuyệt hảo, được quản lý vận hành bởi các thương hiệu quản lý bất động sản quốc tế hàng đầu và với giá bán cũng "cực đỉnh" lên đến trên dưới 500 triệu đồng/m[SUP]2[/SUP], với giá căn hộ lên đến vài chục tỷ đồng, dành cho giới rất giàu và siêu giàu trong nước và người nước ngoài.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM cho biết, đây cũng là nhu cầu có thực mới phát sinh trong giới "rất giàu", "siêu giàu" trong thời gian gần đây, do nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ và hình thành nên "tầng lớp nhà giàu mới".
"Bất động sản hàng hiệu" (Branded residences) là loại hình bất động sản hợp tác giữa một thương hiệu quản lý bất động sản nổi tiếng toàn cầu với một doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản cao cấp hạng sang, siêu sang. "Bất động sản hàng hiệu" xuất hiện lần đầu tiên tại New York cách đây gần 100 năm.
Hiện nay, trên toàn cầu có khoảng 500 dự án "bất động sản hàng hiệu" thuộc phân phúc bất động sản hạng sang và siêu sang, nhắm tới tầng lớp khách hàng thượng lưu có nguồn lực tài chính mạnh, sành sỏi thú chơi "hàng hiệu" (sắm máy bay riêng, du thuyền, siêu xe, xây lâu đài...).
Các sản phẩm "bất động sản hàng hiệu" được thiết kế rất đẳng cấp, chất lượng xây dựng cao, sử dụng vật liệu xây dựng cao cấp và trang thiết bị nội thất "hàng hiệu" sang trọng, được quản lý bởi đơn vị nổi tiếng thế giới, tích hợp nhiều tiện ích và được cung ứng các dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế, an toàn, thỏa mãn tối đa sự hưởng thụ của các chủ nhân theo kiểu "đo ni đóng giày" và đặc biệt là tọa lạc tại vị trí đắc địa, rất thuận tiện về giao thông đi lại, có rất nhiều tiện ích dịch vụ đô thị.
Theo ông Châu, thị trường "bất động sản hàng hiệu" có hai dòng sản phẩm:
Một là sản phẩm bất động sản "hàng hiệu chính chủ" do chính doanh nghiệp bất động sản hàng hiệu có uy tín thương hiệu toàn cầu phát triển dự án và kinh doanh sản phẩm. Đây là loại sản phẩm "bất động sản hàng hiệu" có thương hiệu ổn định lâu dài, được "chính chủ" quản lý vận hành, cung ứng các dịch vụ chuẩn mực.
Hai là sản phẩm bất động sản "hàng hiệu" do sự hợp tác giữa một thương hiệu quản lý bất động sản nổi tiếng toàn cầu với một doanh nghiệp phát triển dự án, được điều chỉnh bởi hợp đồng do hai bên giao kết.
Khi mua "bất động sản hàng hiệu" hình thành trong tương lai, khách hàng đã đặt niềm tin vào đẳng cấp của sản phẩm. Trước hết là tin vào uy tín của đơn vị sở hữu thương hiệu toàn cầu của "bất động sản hàng hiệu" (phía nước ngoài), kế đến là uy tín thương hiệu của chủ đầu tư dự án (phía trong nước).
Nhưng vì sao cũng có doanh nghiệp được thành lập chưa lâu lại phát triển được dự án "bất động sản hàng hiệu"?! Thực chất đây là hoạt động đầu tư kinh doanh sản phẩm dự án nhà ở cao cấp hạng sang, siêu sang theo phương thức "đứng trên vai người khổng lồ", "mượn" uy tín thương hiệu của "bất động sản hàng hiệu" nước ngoài để khẳng định đẳng cấp sản phẩm nhà ở để kinh doanh.
Với phương thức này, để được "mượn" uy tín thương hiệu đối tác nước ngoài, thì doanh nghiệp phát triển dự án cũng phải có năng lực để thực hiện đầy đủ các yêu cầu về đầu tư, trang thiết bị và quản lý vận hành toà nhà, đảm bảo cung ứng các tiện ích, dịch vụ cho khách hàng theo đúng hợp đồng đã ký kết với đơn vị quản lý "bất động sản hàng hiệu".
"Tuy nhiên, có một số vấn đề cần được giải đáp thỏa đáng là khách hàng bỏ tiền mua "bất động sản hàng hiệu" với giá "khủng", thì liệu đã "đúng với giá trị thật của căn hộ" theo nguyên tắc "tiền nào của nấy", có thực sự "đáng đồng tiền bát gạo", trước hết là việc sử dụng tên của thương hiệu "bất động sản hàng hiệu" là ổn định lâu dài hay chỉ có thời hạn?! Đồng thời, việc quản lý vận hành cung ứng các "dịch vụ hàng hiệu" được chi trả như thế nào?!", ông Châu cho biết.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM cũng đưa ra lời khuyên đối với người mua nhà khi muốn sở hữu một sản phẩm hàng hiệu chuẩn mực cần phải hiểu rõ những chi phí cấu thành nên loại hình sản phẩm này.
Thứ nhất, để được công nhận là dự án "bất động sản hàng hiệu" thì phải đạt tiêu chuẩn của đơn vị quản lý thương hiệu "bất động sản hàng hiệu". Nhưng chúng ta đều biết, về mặt kinh doanh thì "không có bữa ăn nào miễn phí". Để được sử dụng tên của "bất động sản hàng hiệu" thì chủ đầu tư dự án phải trả chi phí không hề nhỏ cho đơn vị quản lý thương hiệu. Chi phí này chắc chắn được "tính đủ" trong giá bán nhà mà người mua nhà phải thanh toán chi phí "mượn" tên này, kể cả chi phí quảng bá sản phẩm ở trong nước và ở nước ngoài đều được "tính đủ" vào giá bán nhà.
Thứ hai, về thời hạn được sử dụng tên thương hiệu của "bất động sản hàng hiệu", thì có hai trường hợp xảy ra: (i) Nếu do chính chủ sở hữu thương hiệu "bất động sản hàng hiệu" là chủ đầu tư phát triển dự án, thì tên thương hiệu "bất động sản hàng hiệu" được sử dụng ổn định lâu dài theo dự án; (ii) Nhưng, đối với dự án "bất động sản hàng hiệu" ở nước ta được chuyển nhượng quyền sử dụng tên thương hiệu "bất động sản hàng hiệu", thì thời hạn sử dụng tên thương hiệu phải theo giao kết của Hợp đồng, ví dụ trong 10 năm, 15 năm... Sau thời hạn thỏa thuận trong Hợp đồng thì không còn được phép sử dụng tên thương hiệu "bất động sản hàng hiệu" này nữa.
Thứ ba, về chi phí quản lý vận hành dự án "bất động sản hàng hiệu", thì chủ sở hữu nhà chung cư chính là người thanh toán chi phí này, kể cả chi phí quản lý vận hành toà nhà trong giai đoạn trước khi thành lập Ban quản trị nhà chung cư do chủ đầu tư dự án chi trả trước đó. Nếu chủ sở hữu "bất động sản hàng hiệu" không thuê đơn vị quản lý vận hành đạt "chuẩn" của đơn vị quản lý tên thương hiệu "bất động sản hàng hiệu", không đảm bảo chất lượng công tác quản lý vận hành, thì toà nhà có "nguy cơ" không được tiếp tục sử dụng tên thương hiệu "bất động sản hàng hiệu" nữa.
Thứ tư, về phương thức bán hàng, thường thì chủ đầu tư dự án "bất động sản hàng hiệu" sẵn sàng chi đậm cho công tác quảng bá sản phẩm và thực hiện phương thức ra hàng "nhỏ giọt", chia nhỏ "rổ hàng" để tạo sự "khan hiếm" và kích thích tâm lý "bạn là một trong số ít người đầu tiên" sở hữu "bất động sản hàng hiệu" của dự án.
Thứ năm, dự án "bất động sản hàng hiệu" chỉ giải quyết nhu cầu "nhà hàng hiệu" cho giới nhà giàu "rất giàu", "siêu giàu" và cho các lãnh đạo tập đoàn nước ngoài cần lưu trú. Tuy nhiên, nếu so sánh với Hoa Kỳ có 1% dân số là người "rất giàu", "siêu giàu", thì có lẽ ở nước ta tỷ lệ này rất rất thấp, có thể thấp hơn hàng trăm lần so với Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, việc mua để cho thuê lại "bất động sản hàng hiệu" cũng không phải dễ dàng, vì rất kén chọn khách hàng. Nên thị phần "bất động sản hàng hiệu" không lớn như nhà đầu tư kỳ vọng. Đây không phải là "sân chơi" dành cho các doanh nghiệp bất động sản, hoặc nhà đầu tư "tay mơ".
Theo ông Châu, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các thông tin của dự án "bất động sản hàng hiệu" và nhất là nghiên cứu kỹ nội dung Hợp đồng để tránh bị nhầm lẫn.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Doanh nghiệp BĐS mới thành lập hét giá căn hộ hàng hiệu 500 triệu đồng/m2, lộ rõ chiêu kinh doanh "không có bữa ăn nào miễn phí"
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng vẫn “khó gặp...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người dân, doanh nghiệp chú ý: Nhiều quy định mới...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc hợp đồng mua bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Doanh nhân 92 tuổi vẫn khỏe mạnh, tiết lộ “lịch...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vị doanh nhân giàu nhất lịch sử nhân loại tiết lộ 7...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu