Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Hữu Nghĩa, tổng giám đốc Công ty TNHH xây dựng - thương mại Lê Thành, cho biết ông có tham dự cuộc họp sáng nay. Cùng dự có Bộ Xây dựng, 15 doanh nghiệp bất động sản và Hiệp hội Bất động sản TP.HCM.
Theo ông Nghĩa, đại diện lãnh đạo mỗi doanh nghiệp được phát biểu cụ thể những khó khăn vướng mắc trong vòng 10 phút với Phó thủ tướng. Về phía đơn vị, ông Nghĩa kể lại ý kiến của mình trình bày là xoay quanh nhà ở xã hội.
Ông cho rằng thủ tục pháp lý theo kiểu không biết "gà có trước hay trứng có trước" và kiến nghị điều chỉnh để có thể hoàn thành chiến lược 570.000 căn nhà ở xã hội vào năm 2025.
"Khi xin dự án nhà ở xã hội, theo quy trình là nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhưng không thể chấp thuận đầu tư được vì sở căn cứ luật, nói tất cả dự án nhà ở xã hội phải phù hợp 100% quy hoạch thì họ mới chấp thuận đầu tư. Nhưng tôi khẳng định ở Việt Nam 100% dự án nhà ở không dự án nào là phù hợp 100% quy hoạch, cụ thể như ở TP.HCM.
Vì quy hoạch đã có 10 năm và không phù hợp với hiện nay. Đồng thời nhà ở xã hội hệ số tăng, dân số tăng, nhưng khi được ưu đãi theo điều 49 nghị định 100 lại không phù hợp.
Khi đó, chúng tôi điều chỉnh cho phù hợp, các cơ quan nói chưa chấp thuận đầu tư thì không thể điều chỉnh, chúng tôi không biết cái nào có trước. Mong giải quyết điểm nghẽn này về nhà ở xã hội, thậm chí nhà ở thương mại cũng thế", ông Nghĩa bày tỏ.
Ông Nghĩa cũng cho rằng nghị định 84 hướng dẫn, nhà ở xã hội, người ngoại tỉnh không được mua, trong tỉnh mới được mua, vậy nhà ở xã hội không thể làm tăng dân số cục bộ. Ông đặt câu hỏi: có thể bỏ qua tác động giao thông với đánh giá xã hội được không, để đỡ mất nhiều thời gian.
Tương tự, ông Nguyễn Thanh Phong, tổng giám đốc Công ty cổ phần tư vấn thương mại dịch vụ địa ốc Hoàng Quân, cho hay cũng trình bày khó khăn của mình trong cuộc họp, và cho rằng khó khăn của Công ty Hoàng Quân cũng là khó khăn chung của "đồng nghiệp".
Cụ thể về vấn đề pháp lý, giải quyết trình tự thủ tục hành chính, vào cuộc thực thi của sở ban ngành địa phương, nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư, vốn tín dụng và một số vấn đề liên quan đất đai như sổ đỏ, nhà ở xã hội, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Theo ông Phong, những vướng mắc này, đại diện Bộ Xây dựng nói sẽ tập hợp báo cáo Chính phủ trong thời gian tới.
Có một doanh nghiệp tham dự cuộc họp nhưng thời gian giới hạn, nên được đề nghị gửi ý kiến bằng văn bản cho Bộ Xây dựng và Phó thủ tướng. Vị đại diện doanh nghiệp này cho biết mỗi doanh nghiệp trình bày thẳng với Phó thủ tướng vấn đề cụ thể bị "nghẽn", điểm chung là đều gặp khó trong chuyện thực thi chính sách của ban ngành.
Link bài gốc: Doanh nghiệp bất động sản dốc lòng kiến nghị trong cuộc họp với Phó thủ tướng
Theo ông Nghĩa, đại diện lãnh đạo mỗi doanh nghiệp được phát biểu cụ thể những khó khăn vướng mắc trong vòng 10 phút với Phó thủ tướng. Về phía đơn vị, ông Nghĩa kể lại ý kiến của mình trình bày là xoay quanh nhà ở xã hội.
Ông cho rằng thủ tục pháp lý theo kiểu không biết "gà có trước hay trứng có trước" và kiến nghị điều chỉnh để có thể hoàn thành chiến lược 570.000 căn nhà ở xã hội vào năm 2025.
"Khi xin dự án nhà ở xã hội, theo quy trình là nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhưng không thể chấp thuận đầu tư được vì sở căn cứ luật, nói tất cả dự án nhà ở xã hội phải phù hợp 100% quy hoạch thì họ mới chấp thuận đầu tư. Nhưng tôi khẳng định ở Việt Nam 100% dự án nhà ở không dự án nào là phù hợp 100% quy hoạch, cụ thể như ở TP.HCM.
Vì quy hoạch đã có 10 năm và không phù hợp với hiện nay. Đồng thời nhà ở xã hội hệ số tăng, dân số tăng, nhưng khi được ưu đãi theo điều 49 nghị định 100 lại không phù hợp.
Khi đó, chúng tôi điều chỉnh cho phù hợp, các cơ quan nói chưa chấp thuận đầu tư thì không thể điều chỉnh, chúng tôi không biết cái nào có trước. Mong giải quyết điểm nghẽn này về nhà ở xã hội, thậm chí nhà ở thương mại cũng thế", ông Nghĩa bày tỏ.
Ông Nghĩa cũng cho rằng nghị định 84 hướng dẫn, nhà ở xã hội, người ngoại tỉnh không được mua, trong tỉnh mới được mua, vậy nhà ở xã hội không thể làm tăng dân số cục bộ. Ông đặt câu hỏi: có thể bỏ qua tác động giao thông với đánh giá xã hội được không, để đỡ mất nhiều thời gian.
Tương tự, ông Nguyễn Thanh Phong, tổng giám đốc Công ty cổ phần tư vấn thương mại dịch vụ địa ốc Hoàng Quân, cho hay cũng trình bày khó khăn của mình trong cuộc họp, và cho rằng khó khăn của Công ty Hoàng Quân cũng là khó khăn chung của "đồng nghiệp".
Cụ thể về vấn đề pháp lý, giải quyết trình tự thủ tục hành chính, vào cuộc thực thi của sở ban ngành địa phương, nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư, vốn tín dụng và một số vấn đề liên quan đất đai như sổ đỏ, nhà ở xã hội, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Theo ông Phong, những vướng mắc này, đại diện Bộ Xây dựng nói sẽ tập hợp báo cáo Chính phủ trong thời gian tới.
Có một doanh nghiệp tham dự cuộc họp nhưng thời gian giới hạn, nên được đề nghị gửi ý kiến bằng văn bản cho Bộ Xây dựng và Phó thủ tướng. Vị đại diện doanh nghiệp này cho biết mỗi doanh nghiệp trình bày thẳng với Phó thủ tướng vấn đề cụ thể bị "nghẽn", điểm chung là đều gặp khó trong chuyện thực thi chính sách của ban ngành.
Link bài gốc: Doanh nghiệp bất động sản dốc lòng kiến nghị trong cuộc họp với Phó thủ tướng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng vẫn “khó gặp...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người dân, doanh nghiệp chú ý: Nhiều quy định mới...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc hợp đồng mua bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Doanh nhân 92 tuổi vẫn khỏe mạnh, tiết lộ “lịch...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vị doanh nhân giàu nhất lịch sử nhân loại tiết lộ 7...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu