Dậy quá sớm có phù hợp với mọi người?
Có rất nhiều người tin rằng thức dậy sớm đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể, đặc biệt là những người trung niên và cao tuổi. Chính vì vậy, nhiều người luôn cố gắng xây dựng thói quen dậy sớm vào lúc 5 giờ sáng.
Họ cho rằng dậy sớm, ra ngoài hít thở không khí trong lành sẽ khiến tinh thần tỉnh táo và tràn đầy năng lượng để bắt đầu một ngày mới hiệu quả hơn. Đồng thời, thức dậy sớm cũng giúp họ có nhiều thời gian để tập thể dục, rèn luyện cơ thể và chuẩn bị một bữa sáng thịnh soạn giúp đảm bảo sức khoẻ.
Thực tế, dậy sớm đúng là sẽ đem đến những lợi ích trên cho cơ thể. Tuy nhiên, có hai nhóm đối tượng cần lưu ý không nên thức dậy quá sớm.
Ảnh minh hoạ: Dậy sớm đem lại một số lợi ích cho cơ thể tuy nhiên có 2 nhóm đối tượng nên tránh làm điều này.
Đối tượng nào cần lưu ý?
1. Nhóm người thường xuyên thức khuya
Hiện nay, nhịp sống diễn ra tương đối nhanh, áp lực công việc và áp lực cuộc sống cũng theo đó mà không ngừng gia tăng. Nhiều người do bận rộn hoàn thành công việc, do căng thẳng mà dần hình thành thói quen thức khuya, đi ngủ muộn. Thời gian đi ngủ của họ thường rơi vào khoảng từ 12 giờ đêm đến 1 giờ sáng.
Trong trường hợp này, nếu bạn thức dậy quá sớm, thời gian ngủ và nghỉ ngơi không đủ. Cơ thể chưa có đủ thời gian để khôi phục năng lượng, rất dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt… Các nghiên cứu cho thấy có tới khoảng 36% đến 58% những người không ngủ đủ giấc sẽ thức dậy cùng với các triệu chứng đau đầu. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ, chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc.
Hơn nữa, tình trạng thiếu ngủ cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não, khả năng ghi nhớ ngắn hạn, từ đó có thể dẫn đến chứng hay quên hoặc suy giảm trí nhớ.
Ngoài việc gặp các vấn đề về trí não, thiếu ngủ cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất của con người. Dậy quá sớm có thể khiến bạn bị đau nhức cơ bắp, tay chân mềm nhũn, thiếu sức sống, thậm chí sẽ thường xuyên có cảm giác bị kiệt sức.
Những người thiếu ngủ thường xuyên cũng có nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim cao hơn so với những người ngủ đủ giấc.
Ảnh minh hoạ: Những người thường xuyên thức khuya nên tránh dậy quá sớm.
2. Nhóm người cao tuổi bị mất ngủ
Nhóm thứ hai không nên dậy quá sớm là người người cao tuổi bị mất ngủ. Do khi lớn tuổi, các cơ quan trong cơ thể cũng dần lão hoá, gây suy giảm bài tiết melatonin, khiến nhiều người cao tuổi thường xuyên khó ngủ hoặc mất ngủ vào ban đêm.
Vì vậy, cũng giống như những người thường xuyên thức khuya làm việc, người cao tuổi mất ngủ cũng sẽ bị thiếu ngủ, từ đó dễ gặp phải tình trạng mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng của hệ thần kinh, thậm chí còn bị suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tâm lý. Lúc này, người cao tuổi có thể sẽ cảm thấy bi quan, buồn bã, chán nản, thường xuyên tức giận, cáu gắt, chán ăn, khiến sức khỏe giảm sút nghiêm trọng.
Ảnh minh hoạ: Nhóm người cao tuổi, thường xuyên khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm cũng không nên thức dậy quá sớm.
Dậy sớm tốt cho sức khoẻ - mỗi người mỗi khác
Thức dậy sớm chỉ đem lại lợi ích sức khoẻ nếu chúng ta đảm bảo đã ngủ đủ giấc. Mỗi người nên ngủ đủ từ 6 - 8 tiếng mỗi ngày. Không nhất thiết cứ phải dậy sớm mới đem lại lợi ích sức khoẻ, ngủ ngon và ngủ đủ giấc cũng có thể làm được điều này.
Ngủ ngon và ngủ đủ giấc khiến tinh thần bạn sảng khoái và nâng cao khả năng tập trung vào sáng hôm sau, năng suất làm việc của bạn cũng nhờ vậy mà tăng lên.
Ngủ đủ giấc mỗi ngày còn giúp bạn quản lý cân nặng của mình tốt hơn, hạn chế khả năng bị béo phì. Ngoài ra, việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày giúp bạn bảo vệ và tăng cường trí nhớ, tư duy sáng tạo.
Đặc biệt, chất lượng giấc ngủ tốt (bao gồm cả ngủ ngon và ngủ đủ giấc) cũng có liên quan đến tăng tuổi thọ. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sleep cho thấy những người ngủ 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 12%. Trong khi đó những người ngủ đủ giấc (6 - 8 giờ) có nguy cơ thấp hơn nhiều.
Ngoài việc ngủ đủ giấc, việc xây dựng, duy trì thói quen đi ngủ - thức dậy vào một khung giờ cố định cũng giúp ích cho sức khỏe rất nhiều. Ví dụ như mỗi ngày bạn luôn đi ngủ lúc 10 giờ tối và thức dậy vào lúc 6h sáng hôm sau, như vậy não bộ sẽ thiết lập đồng hồ sinh học, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác cho cơ thể.
Nguồn: Health.Ifeng
6 mẹo rèn luyện kỹ năng dậy sớm mà không mệt mỏi
Link bài gốc: Có phải thức dậy càng sớm càng tốt? 2 nhóm đối tượng cần lưu ý nếu không muốn hại sức khoẻ
Có rất nhiều người tin rằng thức dậy sớm đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể, đặc biệt là những người trung niên và cao tuổi. Chính vì vậy, nhiều người luôn cố gắng xây dựng thói quen dậy sớm vào lúc 5 giờ sáng.
Họ cho rằng dậy sớm, ra ngoài hít thở không khí trong lành sẽ khiến tinh thần tỉnh táo và tràn đầy năng lượng để bắt đầu một ngày mới hiệu quả hơn. Đồng thời, thức dậy sớm cũng giúp họ có nhiều thời gian để tập thể dục, rèn luyện cơ thể và chuẩn bị một bữa sáng thịnh soạn giúp đảm bảo sức khoẻ.
Thực tế, dậy sớm đúng là sẽ đem đến những lợi ích trên cho cơ thể. Tuy nhiên, có hai nhóm đối tượng cần lưu ý không nên thức dậy quá sớm.
Ảnh minh hoạ: Dậy sớm đem lại một số lợi ích cho cơ thể tuy nhiên có 2 nhóm đối tượng nên tránh làm điều này.
Đối tượng nào cần lưu ý?
1. Nhóm người thường xuyên thức khuya
Hiện nay, nhịp sống diễn ra tương đối nhanh, áp lực công việc và áp lực cuộc sống cũng theo đó mà không ngừng gia tăng. Nhiều người do bận rộn hoàn thành công việc, do căng thẳng mà dần hình thành thói quen thức khuya, đi ngủ muộn. Thời gian đi ngủ của họ thường rơi vào khoảng từ 12 giờ đêm đến 1 giờ sáng.
Trong trường hợp này, nếu bạn thức dậy quá sớm, thời gian ngủ và nghỉ ngơi không đủ. Cơ thể chưa có đủ thời gian để khôi phục năng lượng, rất dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt… Các nghiên cứu cho thấy có tới khoảng 36% đến 58% những người không ngủ đủ giấc sẽ thức dậy cùng với các triệu chứng đau đầu. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ, chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc.
Hơn nữa, tình trạng thiếu ngủ cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não, khả năng ghi nhớ ngắn hạn, từ đó có thể dẫn đến chứng hay quên hoặc suy giảm trí nhớ.
Ngoài việc gặp các vấn đề về trí não, thiếu ngủ cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất của con người. Dậy quá sớm có thể khiến bạn bị đau nhức cơ bắp, tay chân mềm nhũn, thiếu sức sống, thậm chí sẽ thường xuyên có cảm giác bị kiệt sức.
Những người thiếu ngủ thường xuyên cũng có nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim cao hơn so với những người ngủ đủ giấc.
Ảnh minh hoạ: Những người thường xuyên thức khuya nên tránh dậy quá sớm.
2. Nhóm người cao tuổi bị mất ngủ
Nhóm thứ hai không nên dậy quá sớm là người người cao tuổi bị mất ngủ. Do khi lớn tuổi, các cơ quan trong cơ thể cũng dần lão hoá, gây suy giảm bài tiết melatonin, khiến nhiều người cao tuổi thường xuyên khó ngủ hoặc mất ngủ vào ban đêm.
Vì vậy, cũng giống như những người thường xuyên thức khuya làm việc, người cao tuổi mất ngủ cũng sẽ bị thiếu ngủ, từ đó dễ gặp phải tình trạng mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng của hệ thần kinh, thậm chí còn bị suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tâm lý. Lúc này, người cao tuổi có thể sẽ cảm thấy bi quan, buồn bã, chán nản, thường xuyên tức giận, cáu gắt, chán ăn, khiến sức khỏe giảm sút nghiêm trọng.
Ảnh minh hoạ: Nhóm người cao tuổi, thường xuyên khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm cũng không nên thức dậy quá sớm.
Dậy sớm tốt cho sức khoẻ - mỗi người mỗi khác
Thức dậy sớm chỉ đem lại lợi ích sức khoẻ nếu chúng ta đảm bảo đã ngủ đủ giấc. Mỗi người nên ngủ đủ từ 6 - 8 tiếng mỗi ngày. Không nhất thiết cứ phải dậy sớm mới đem lại lợi ích sức khoẻ, ngủ ngon và ngủ đủ giấc cũng có thể làm được điều này.
Ngủ ngon và ngủ đủ giấc khiến tinh thần bạn sảng khoái và nâng cao khả năng tập trung vào sáng hôm sau, năng suất làm việc của bạn cũng nhờ vậy mà tăng lên.
Ngủ đủ giấc mỗi ngày còn giúp bạn quản lý cân nặng của mình tốt hơn, hạn chế khả năng bị béo phì. Ngoài ra, việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày giúp bạn bảo vệ và tăng cường trí nhớ, tư duy sáng tạo.
Đặc biệt, chất lượng giấc ngủ tốt (bao gồm cả ngủ ngon và ngủ đủ giấc) cũng có liên quan đến tăng tuổi thọ. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sleep cho thấy những người ngủ 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 12%. Trong khi đó những người ngủ đủ giấc (6 - 8 giờ) có nguy cơ thấp hơn nhiều.
Ngoài việc ngủ đủ giấc, việc xây dựng, duy trì thói quen đi ngủ - thức dậy vào một khung giờ cố định cũng giúp ích cho sức khỏe rất nhiều. Ví dụ như mỗi ngày bạn luôn đi ngủ lúc 10 giờ tối và thức dậy vào lúc 6h sáng hôm sau, như vậy não bộ sẽ thiết lập đồng hồ sinh học, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác cho cơ thể.
Nguồn: Health.Ifeng
6 mẹo rèn luyện kỹ năng dậy sớm mà không mệt mỏi
Có phải thức dậy càng sớm càng tốt? 2 nhóm đối tượng cần lưu ý nếu không muốn hại sức khoẻ
Nhiều người tin rằng thức dậy sớm và tập thể dục sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn. Tuy nhiên, có 2 đối tượng không nên thức dậy quá sớm vì có thể gây hại cho cơ thể.
soha.vn
Link bài gốc: Có phải thức dậy càng sớm càng tốt? 2 nhóm đối tượng cần lưu ý nếu không muốn hại sức khoẻ
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chi tiết quy trình cấp sổ hồng cho condotel ở Khánh Hòa
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đi chơi vẫn cho con "lỉnh kỉnh" mang theo bài tập...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu