Biện pháp chính sách tín dụng linh hoạt này trong ngắn hạn là tương đối hiệu quả còn về dài hạn, NHNN cũng nên có lộ trình để không còn dùng trần tín dụng để quản lý tiền tệ.
Trong cuộc phỏng vấn bên lề họp báo kinh tế ngày hôm nay, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam - ông Nguyễn Minh Cường đưa ra một số nhận xét về chính sách tiền tệ, tình hình thị trường lao động của Việt Nam cũng như nhận định về khoảng thời gian cuối năm.
Theo ông Cường, chính sách tiền tệ của Việt Nam từ đầu năm đến nay có thể đánh giá rất linh hoạt, sự linh hoạt thế hiện trên nhiều phương diện, một mặt để kiềm chế lạm phát, một mặt để phục vụ tăng trưởng.
Điều hành tỷ giá của Việt Nam tương đối ổn định so với các nước khác trong khu vực, mức độ mất giá của đồng Việt Nam chỉ 2%. Tất nhiên điều gì cũng có hai mặt. Khi mà đồng Việt Nam mất giá nhẹ, tức đồng Việt Nam cũng tăng giá so với nhiều loại tiền khác. Tuy nhiên nhìn chung mà nói, sự điều hành chính sách rất linh hoạt và nó đã hỗ trợ quan trọng cho tăng trưởng và vẫn kiềm chế tốt lạm phát.
Việc dự báo từ giờ đến cuối năm, chính sách tiền tệ của Việt Nam theo hướng nào sẽ còn tùy thuộc vào việc đêm nay và rạng sáng mai, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất ở mức độ ra sao và nó sẽ ảnh hưởng đến thị trường thế giới cũng như khu vực đến mức độ nào. Tuy nhiên có một điểm cần lưu tâm, chính sách tiền tệ không thể đứng một mình được nhưng cần phải thực hiện kết hợp cùng với chính sách tài khóa nữa.
Ông Cường khẳng định trong thời gian trước mắt, việc kiểm soát trần tín dụng vẫn có những tác dụng nhất định. Trần tín dụng 14% theo ADB là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tính toán dựa trên những chỉ tiêu, mục tiêu ví như kiểm soát lạm phát 4%, tăng trưởng kinh tế từ 6 đến 6,5%. Từ những mức chỉ tiêu đó, NHNN đã đưa ra mức trần tín dụng là 14%.
Tuy nhiên từ giờ đến cuối năm, NHNN cũng sẽ có những sự điều chỉnh linh hoạt nhất định đối với một số ngân hàng khi mà có nhiều chỉ tiêu như an toàn vốn, chỉ tiêu về tỷ lệ cho vay ngắn hạn/dài hạn ở mức độ an toàn thì NHNN vẫn có thể nới chỉ tiêu tín dụng cho một số ngân hàng. Biện pháp chính sách tín dụng linh hoạt này trong ngắn hạn là tương đối hiệu quả, còn về dài hạn NHNN cũng nên có lộ trình để không còn dùng trần tín dụng để quản lý tiền tệ, sử dụng biện pháp khác mang tính hiệu quả hơn, cơ bản hơn.
Nhận xét về sự phục hồi của doanh nghiệp Việt Nam, chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng ADB khẳng định: “ADB rất ấn tượng với sự phục hồi của doanh nghiệp Việt Nam. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam quay trở lại hoạt động rất cao. Điều đó cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp trong điều kiện ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam lên rất cao. Thứ hai, cải cách thể chế đang phần nào phát huy tác dụng trong bối cảnh hiện nay. Tất nhiên, khi mà số doanh nghiệp tham gia vào sản xuất nhiều, nhu cầu về tín dụng, lao động tăng cao”.
Quay trở lại với trần tín dụng, ông Cường cho biết tính đến thời điểm hiện tại, 9% tín dụng đã được sử dụng, như vậy từ nay đến cuối năm, dòng tiền sẽ khá hạn chế. Về vấn đề thiếu lao động, hiện trạng này đã và đang xảy ra. Có nhiều nguyên nhân, đơn đặt hàng có xu hướng giảm, điều đó cũng làm cho lao động cũng ít việc đi. Với lại với những lĩnh vực mà đơn đặt hàng vẫn còn, chủ lao động lại khó kiếm đủ người để có thể tăng cường sản xuất.
Đối với khía cạnh thứ nhất, ông Cường tin nó chỉ mang tính ngắn hạn bởi khi nền kinh tế các nước phục hồi, đơn đặt hàng cũng tăng trở lại. Nhưng với khía cạnh thứ hai, sự thiếu vắng lao động Việt Nam ở đây nó phản ánh thực tế rằng nền kinh tế Việt Nam đang chuyển dần lên ngưỡng sản xuất với trình độ cao hơn, giá trị gia tăng cao hơn.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần phải tính nâng cao tính cạnh tranh của thị trường lao động Việt Nam, như vậy sẽ cần đến giải pháp tích hợp, ở đây không chỉ còn là nâng cao kỹ năng mà còn là an sinh xã hội, bảo hiểm, bảo hiểm thất nghiệp thì mới có thể phát triển đồng bộ, nâng cao khả năng cạnh tranh của thị trường lao động Việt Nam nói chung cung như đảm bảo nguồn cung cấp lao động tương đối ổn định trong trung cũng như dài hạn.
Đối với định hướng kiểm soát lạm phát, trong năm 2022, Chính phủ sẽ vẫn kiểm soát được lạm phát đúng như mục tiêu đã đề ra, dưới 4%. Chính sách đồng bộ của Việt Nam, chính sách tiền tệ linh hoạt, kiểm soát tốt giá cả xăng dầu cũng như tự lực được về lương thực, tất cả các yếu tố này giúp Việt Nam kiểm soát được lạm phát.
Thế nhưng câu chuyện của năm 2023 lại hoàn toàn khác, ông Cường phân tích.
Dư địa để kiểm soát lạm phát dần dần cũng sẽ hạn chế hơn, thu hẹp lại. Nếu như bất ổn địa chính trị kéo dài và Trung Quốc bắt đầu nới lỏng kiểm soát COVID-19, Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng trở lại, thì khi đó, sức ép giá xăng dầu sẽ xuất hiện. Cho đến thời điểm này, dự báo của ADB và nhiều tổ chức khác đều cho rằng kinh tế thế giới sẽ giảm tốc và có thể rơi vào suy thoái. Khi đó áp lực lên giá dầu có thể giảm. Bất ổn địa chính trị tuy nhiên vẫn là biến số rất khó đo lường.
Nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam tạo nền tảng để Việt Nam có thể ứng phó với những biến động từ nay đến cuối năm, ổn định của kinh tế vĩ mô này còn hay không cùng còn phụ thuộc vào dư địa của Việt Nam. Việt Nam còn dư địa về tiền tệ, tài khóa nhưng có thể không còn nhiều dư địa về thời gian.
Một số động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam như xuất khẩu có giảm thì cần đến động lực từ giải ngân đầu tư công, nó sẽ là động lực quan trọng trong quý tới. Việc giải ngân đầu tư công cũng như gói hỗ trợ kinh tế của Việt Nam rất hạn chế.
Từ nay đến cuối năm 2022 và năm 2023, Việt Nam cần vô cùng nỗ lực trong giải ngân đầu tư công bởi đây là những biện pháp hỗ trợ cho Việt Nam duy trì tăng trưởng trong năm 2022 và 2023, ông Cường nhận định.
Tăng vốn cho doanh nghiệp: Đã có điều kiện, cho nới "trần" tín dụng sớm
Link bài gốc: Chuyên gia ADB: Về lâu dài Việt Nam cần tính đến bỏ trần tín dụng
Trong cuộc phỏng vấn bên lề họp báo kinh tế ngày hôm nay, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam - ông Nguyễn Minh Cường đưa ra một số nhận xét về chính sách tiền tệ, tình hình thị trường lao động của Việt Nam cũng như nhận định về khoảng thời gian cuối năm.
Theo ông Cường, chính sách tiền tệ của Việt Nam từ đầu năm đến nay có thể đánh giá rất linh hoạt, sự linh hoạt thế hiện trên nhiều phương diện, một mặt để kiềm chế lạm phát, một mặt để phục vụ tăng trưởng.
Điều hành tỷ giá của Việt Nam tương đối ổn định so với các nước khác trong khu vực, mức độ mất giá của đồng Việt Nam chỉ 2%. Tất nhiên điều gì cũng có hai mặt. Khi mà đồng Việt Nam mất giá nhẹ, tức đồng Việt Nam cũng tăng giá so với nhiều loại tiền khác. Tuy nhiên nhìn chung mà nói, sự điều hành chính sách rất linh hoạt và nó đã hỗ trợ quan trọng cho tăng trưởng và vẫn kiềm chế tốt lạm phát.
Việc dự báo từ giờ đến cuối năm, chính sách tiền tệ của Việt Nam theo hướng nào sẽ còn tùy thuộc vào việc đêm nay và rạng sáng mai, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất ở mức độ ra sao và nó sẽ ảnh hưởng đến thị trường thế giới cũng như khu vực đến mức độ nào. Tuy nhiên có một điểm cần lưu tâm, chính sách tiền tệ không thể đứng một mình được nhưng cần phải thực hiện kết hợp cùng với chính sách tài khóa nữa.
Ông Cường khẳng định trong thời gian trước mắt, việc kiểm soát trần tín dụng vẫn có những tác dụng nhất định. Trần tín dụng 14% theo ADB là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tính toán dựa trên những chỉ tiêu, mục tiêu ví như kiểm soát lạm phát 4%, tăng trưởng kinh tế từ 6 đến 6,5%. Từ những mức chỉ tiêu đó, NHNN đã đưa ra mức trần tín dụng là 14%.
Tuy nhiên từ giờ đến cuối năm, NHNN cũng sẽ có những sự điều chỉnh linh hoạt nhất định đối với một số ngân hàng khi mà có nhiều chỉ tiêu như an toàn vốn, chỉ tiêu về tỷ lệ cho vay ngắn hạn/dài hạn ở mức độ an toàn thì NHNN vẫn có thể nới chỉ tiêu tín dụng cho một số ngân hàng. Biện pháp chính sách tín dụng linh hoạt này trong ngắn hạn là tương đối hiệu quả, còn về dài hạn NHNN cũng nên có lộ trình để không còn dùng trần tín dụng để quản lý tiền tệ, sử dụng biện pháp khác mang tính hiệu quả hơn, cơ bản hơn.
Nhận xét về sự phục hồi của doanh nghiệp Việt Nam, chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng ADB khẳng định: “ADB rất ấn tượng với sự phục hồi của doanh nghiệp Việt Nam. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam quay trở lại hoạt động rất cao. Điều đó cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp trong điều kiện ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam lên rất cao. Thứ hai, cải cách thể chế đang phần nào phát huy tác dụng trong bối cảnh hiện nay. Tất nhiên, khi mà số doanh nghiệp tham gia vào sản xuất nhiều, nhu cầu về tín dụng, lao động tăng cao”.
Quay trở lại với trần tín dụng, ông Cường cho biết tính đến thời điểm hiện tại, 9% tín dụng đã được sử dụng, như vậy từ nay đến cuối năm, dòng tiền sẽ khá hạn chế. Về vấn đề thiếu lao động, hiện trạng này đã và đang xảy ra. Có nhiều nguyên nhân, đơn đặt hàng có xu hướng giảm, điều đó cũng làm cho lao động cũng ít việc đi. Với lại với những lĩnh vực mà đơn đặt hàng vẫn còn, chủ lao động lại khó kiếm đủ người để có thể tăng cường sản xuất.
Đối với khía cạnh thứ nhất, ông Cường tin nó chỉ mang tính ngắn hạn bởi khi nền kinh tế các nước phục hồi, đơn đặt hàng cũng tăng trở lại. Nhưng với khía cạnh thứ hai, sự thiếu vắng lao động Việt Nam ở đây nó phản ánh thực tế rằng nền kinh tế Việt Nam đang chuyển dần lên ngưỡng sản xuất với trình độ cao hơn, giá trị gia tăng cao hơn.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần phải tính nâng cao tính cạnh tranh của thị trường lao động Việt Nam, như vậy sẽ cần đến giải pháp tích hợp, ở đây không chỉ còn là nâng cao kỹ năng mà còn là an sinh xã hội, bảo hiểm, bảo hiểm thất nghiệp thì mới có thể phát triển đồng bộ, nâng cao khả năng cạnh tranh của thị trường lao động Việt Nam nói chung cung như đảm bảo nguồn cung cấp lao động tương đối ổn định trong trung cũng như dài hạn.
Đối với định hướng kiểm soát lạm phát, trong năm 2022, Chính phủ sẽ vẫn kiểm soát được lạm phát đúng như mục tiêu đã đề ra, dưới 4%. Chính sách đồng bộ của Việt Nam, chính sách tiền tệ linh hoạt, kiểm soát tốt giá cả xăng dầu cũng như tự lực được về lương thực, tất cả các yếu tố này giúp Việt Nam kiểm soát được lạm phát.
Thế nhưng câu chuyện của năm 2023 lại hoàn toàn khác, ông Cường phân tích.
Dư địa để kiểm soát lạm phát dần dần cũng sẽ hạn chế hơn, thu hẹp lại. Nếu như bất ổn địa chính trị kéo dài và Trung Quốc bắt đầu nới lỏng kiểm soát COVID-19, Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng trở lại, thì khi đó, sức ép giá xăng dầu sẽ xuất hiện. Cho đến thời điểm này, dự báo của ADB và nhiều tổ chức khác đều cho rằng kinh tế thế giới sẽ giảm tốc và có thể rơi vào suy thoái. Khi đó áp lực lên giá dầu có thể giảm. Bất ổn địa chính trị tuy nhiên vẫn là biến số rất khó đo lường.
Nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam tạo nền tảng để Việt Nam có thể ứng phó với những biến động từ nay đến cuối năm, ổn định của kinh tế vĩ mô này còn hay không cùng còn phụ thuộc vào dư địa của Việt Nam. Việt Nam còn dư địa về tiền tệ, tài khóa nhưng có thể không còn nhiều dư địa về thời gian.
Một số động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam như xuất khẩu có giảm thì cần đến động lực từ giải ngân đầu tư công, nó sẽ là động lực quan trọng trong quý tới. Việc giải ngân đầu tư công cũng như gói hỗ trợ kinh tế của Việt Nam rất hạn chế.
Từ nay đến cuối năm 2022 và năm 2023, Việt Nam cần vô cùng nỗ lực trong giải ngân đầu tư công bởi đây là những biện pháp hỗ trợ cho Việt Nam duy trì tăng trưởng trong năm 2022 và 2023, ông Cường nhận định.
Tăng vốn cho doanh nghiệp: Đã có điều kiện, cho nới "trần" tín dụng sớm
Link bài gốc: Chuyên gia ADB: Về lâu dài Việt Nam cần tính đến bỏ trần tín dụng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Hướng Dẫn Thiết Kế Logo Nha Khoa Đẹp và Chuyên Nghiệp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Bi hài chuyện khách mua ép giá quá rẻ, người bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chuyên gia: “Nhà đầu tư nên cân nhắc mua bất động...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mang tờ tiền giấy cũ cha để lại đi thẩm định, người...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chuyên gia: Từ nay đến cuối năm, lãi suất cho vay...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Gái xinh chuyển giới Lê Tiêu Linh và hành trình từ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu