Chấp hành viên xác định giá tài sản là cơ chế hoàn toàn mới theo Luật Thi hành án dân sự (THADS). Quy định này tưởng “thoáng” nhưng thực hiện lại vô cùng khó...“Mâu thuẫn” đương sự - chấp hành viên
Xuất phát từ thực tế là nhiều nơi chưa có tổ chức thẩm định giá (mà hiện nay chỉ tập trung ở các TP lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh), nên cả đương sự và chấp hành viên đều không có (hoặc không có nhiều cơ hội) lựa chọn. Một số nơi “bất đắc dĩ” phải mời tổ chức thẩm định giá ở nơi khác về, gây tốn kém, thậm chí không cho kết quả “chuẩn”.
Do đó, phương án này cũng không được nhiều các bên lựa chọn. Khó khăn vì nhiều nơi chưa có tổ chức thẩm định giá nên theo quy định, chấp hành viên phải tự xác định giá tài sản.
“Đây là nhiệm vụ cực ký khó khăn” - nhiều chấp hành viên phản ánh, bởi chấp hành viên không phải là người có chuyên môn sâu về tài chính, thậm chí việc nắm bắt giá thị trường tại địa phương để xác định giá cho “sát” cũng khó vì thị trường luôn lên xuống bấp bênh. Nghị định 58/CP ngày 13/7/2009 hướng dẫn thi hành Luật THADS mở cho chấp hành viên một “lối thoát” khi không tìm được tổ chức thẩm định giá để ký hợp đồng thì Chấp hành viên có thể tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan trước khi xác định giá của tài sản kê biên.
Tuy nhiên, khó là ở chỗ cơ chế phối hợp giữa cơ quan THADS với các cơ quan phối hợp, do chỉ mang tính tham khảo nên nhiều khi tài chính vắng mặt, từ chối giúp đỡ…thì chấp hành viên cũng chịu. Thậm chí, với các loại tài sản tươi sống, mau hỏng, nhiều mặt hàng ở địa phương không có, nên dù cơ tài chính và cơ quan chuyên môn bên cạnh cũng không biết lấy căn cứ đâu để ...áp dụng tương tự.
Đặc biệt, với những trường hợp chấp hành viên phải xác định giá cho bất động sản thì sự khó khăn càng nhân gấp nhiều lần. “Rất nhiều trường hợp xảy ra “xung đột” giữa chấp hành viên và đương sự do không thống nhất được giá trị tài sản”, bà Lê Hoàng Thanh, Viện Khoa học pháp lý nhận xét trong một cuộc hội thảo. Nhiều ý kiến khác cho rằng quy định này cũng dễ dẫn đến sự tùy tiện trong xác định giá vì không có một “ba-rem” chuẩn.
Cũng theo quy định của Luật THADS, có hai trường hợp được quyền yêu cầu định giá lại tài sản kê biên, đó là: Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản và đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên, nhiều đương sự lợi dụng quy định này để trì hoãn, kéo dài việc THA (do luật không giới hạn số lần định giá lại) .
“Đối với người đang chấp hành án phạt tù thì việc thống nhất thỏa thuận về giá và thông báo giá tài sản được kê biên đến họ cũng gặp những khó khăn, tốn kém hơn” - Chấp hành viên Phạm Anh Dũng, Cục THADS Hà Nội cho biết thêm.
Quan trọng nhất là cơ chế phối hợp
Trước những khó khăn kể trên, nhiều địa phương đã tự đứng ra “kết nối” giữa các ngành. Điển hình như Đắc Lăk. Sáng kiến “chỉ đạo các cơ quan THADS xây dựng quy chế phối hợp trong xác định giá tài sản THA” đã được triển khai rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, trách nhiệm của các cơ quan được nâng cao, việc định giá tài sản cũng “sát” hơn, hạn chế khiếu nại của các bên đương sự.
“Trong điều kiện các văn bản hướng dẫn Luật THADS chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn về cung cấp giá tài sản, thì việc tham khảo ý kiến cơ quan chuyên môn về giá rất khó khăn, chính vì vậy việc xây dựng quy chế này rất cần thiết”, Cục trưởng THADS Đăk Lăk Bùi Đăng Thủy khẳng định.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng cho rằng, cần có chế tài với các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phối hợp nhưng cố tình không làm hoặc phối hợp một cách hình thức.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:
a) Đương sự không thoả thuận được về giá và không thoả thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá;
b) Tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ;
c) Thi hành phần bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này.
3. Chấp hành viên xác định giá trong các trường hợp sau đây:
a) Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thoả thuận được với nhau về giá. Chính phủ quy định về tài sản có giá trị nhỏ.
(khoản 1, 2 điều 98 Luật THADS)Thanh Nhàn
Theo phapluatvn.vn
Xuất phát từ thực tế là nhiều nơi chưa có tổ chức thẩm định giá (mà hiện nay chỉ tập trung ở các TP lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh), nên cả đương sự và chấp hành viên đều không có (hoặc không có nhiều cơ hội) lựa chọn. Một số nơi “bất đắc dĩ” phải mời tổ chức thẩm định giá ở nơi khác về, gây tốn kém, thậm chí không cho kết quả “chuẩn”.
Do đó, phương án này cũng không được nhiều các bên lựa chọn. Khó khăn vì nhiều nơi chưa có tổ chức thẩm định giá nên theo quy định, chấp hành viên phải tự xác định giá tài sản.
“Đây là nhiệm vụ cực ký khó khăn” - nhiều chấp hành viên phản ánh, bởi chấp hành viên không phải là người có chuyên môn sâu về tài chính, thậm chí việc nắm bắt giá thị trường tại địa phương để xác định giá cho “sát” cũng khó vì thị trường luôn lên xuống bấp bênh. Nghị định 58/CP ngày 13/7/2009 hướng dẫn thi hành Luật THADS mở cho chấp hành viên một “lối thoát” khi không tìm được tổ chức thẩm định giá để ký hợp đồng thì Chấp hành viên có thể tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan trước khi xác định giá của tài sản kê biên.
Tuy nhiên, khó là ở chỗ cơ chế phối hợp giữa cơ quan THADS với các cơ quan phối hợp, do chỉ mang tính tham khảo nên nhiều khi tài chính vắng mặt, từ chối giúp đỡ…thì chấp hành viên cũng chịu. Thậm chí, với các loại tài sản tươi sống, mau hỏng, nhiều mặt hàng ở địa phương không có, nên dù cơ tài chính và cơ quan chuyên môn bên cạnh cũng không biết lấy căn cứ đâu để ...áp dụng tương tự.
Đặc biệt, với những trường hợp chấp hành viên phải xác định giá cho bất động sản thì sự khó khăn càng nhân gấp nhiều lần. “Rất nhiều trường hợp xảy ra “xung đột” giữa chấp hành viên và đương sự do không thống nhất được giá trị tài sản”, bà Lê Hoàng Thanh, Viện Khoa học pháp lý nhận xét trong một cuộc hội thảo. Nhiều ý kiến khác cho rằng quy định này cũng dễ dẫn đến sự tùy tiện trong xác định giá vì không có một “ba-rem” chuẩn.
Cũng theo quy định của Luật THADS, có hai trường hợp được quyền yêu cầu định giá lại tài sản kê biên, đó là: Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản và đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên, nhiều đương sự lợi dụng quy định này để trì hoãn, kéo dài việc THA (do luật không giới hạn số lần định giá lại) .
“Đối với người đang chấp hành án phạt tù thì việc thống nhất thỏa thuận về giá và thông báo giá tài sản được kê biên đến họ cũng gặp những khó khăn, tốn kém hơn” - Chấp hành viên Phạm Anh Dũng, Cục THADS Hà Nội cho biết thêm.
Quan trọng nhất là cơ chế phối hợp
Trước những khó khăn kể trên, nhiều địa phương đã tự đứng ra “kết nối” giữa các ngành. Điển hình như Đắc Lăk. Sáng kiến “chỉ đạo các cơ quan THADS xây dựng quy chế phối hợp trong xác định giá tài sản THA” đã được triển khai rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, trách nhiệm của các cơ quan được nâng cao, việc định giá tài sản cũng “sát” hơn, hạn chế khiếu nại của các bên đương sự.
“Trong điều kiện các văn bản hướng dẫn Luật THADS chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn về cung cấp giá tài sản, thì việc tham khảo ý kiến cơ quan chuyên môn về giá rất khó khăn, chính vì vậy việc xây dựng quy chế này rất cần thiết”, Cục trưởng THADS Đăk Lăk Bùi Đăng Thủy khẳng định.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng cho rằng, cần có chế tài với các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phối hợp nhưng cố tình không làm hoặc phối hợp một cách hình thức.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:
a) Đương sự không thoả thuận được về giá và không thoả thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá;
b) Tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ;
c) Thi hành phần bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này.
3. Chấp hành viên xác định giá trong các trường hợp sau đây:
a) Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thoả thuận được với nhau về giá. Chính phủ quy định về tài sản có giá trị nhỏ.
(khoản 1, 2 điều 98 Luật THADS)Thanh Nhàn
Theo phapluatvn.vn
Bài tương tự bạn quan tâm
Đà Nẵng đổi đất 'kim cương' lấy đất 'vàng' làm công...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ban hành khung giá đất hằng năm để…ngắm?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hà Nội thành lập Hội đồng thẩm định biệt thự cổ
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rối rắm thẩm định , thanh tra giá
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rối rắm thẩm định, thanh tra giá
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dự luật giá: Điều hành giá đáp ứng yêu cầu thực tiễn
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu