TIN MỚI
Kinh tế vĩ mô phục hồi trong năm 2021?
Mới đây, tờ Nikkei Asian Review nhận định, 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á sẽ có sự khác biệt lớn về tăng trưởng trong năm 2021, trong đó, kinh tế Việt Nam, Indonesia và Malaysia sẽ trở lại mức trước đại dịch, trong khi kinh tế Singapore, Philippines và Thái Lan sẽ tiếp tục chật vật.
Việt Nam được dự báo sẽ là nền kinh tế dẫn đầu về tăng trưởng tại khu vực trong năm tới, với chỉ số tăng trưởng như tính toán ở trên đạt 108,4 điểm. Mới đây, S&P Global dự báo kinh tế Việt Nam tăng 10,9% trong 2021, mạnh hơn bất kỳ nền kinh tế nào khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sau khi tăng 2,91% trong 2020. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong số 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đạt tăng trưởng dương trong năm nay, nhờ kiểm soát tốt virus corona.
Tại hội thảo mới đây, ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường Đại Học Fulbright Việt Nam, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho hay, năm 2021 có hai tác động trái chiều nhau lên nền kinh tế, trong đó tác động tích cực đến từ việc Việt Nam kiểm soát tốt Covid-19. Hậu Covid, tính hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam kể cả tiềm năng tăng trưởng và vị thế Việt Nam được hưởng lợi từ chuyển dịch xu thế toàn cầu. Đồng thời, ổn định vĩ mô thời gian qua là tiền đề rất tốt khi nền kinh tế tăng trưởng và sự hỗ trợ từ sức cầu nội địa tăng lên, chứ không chỉ phụ thuộc dòng vốn nước ngoài.
Tuy nhiên, một yếu tố làm cho bức tranh kinh tế chịu rủi ro rất nhiều, đó là việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách nước thao túng tiền tệ. Đó có thể là tiền đề để Hoa kỳ đưa ra một số biện pháp trừng phạt với nền kinh tế Việt Nam. Song, ông Thành đánh giá tác động sẽ không nhiều vì Việt Nam đã có những hành động rất nhanh khi đối mặt với những thông tin xấu.
Một thông tin tích cực khác, theo ông Thành, đó là trong năm 2020, chỉ Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng dương bốn quý liền, trong khi đa số các nền kinh tế đều có tăng trưởng âm từ 2 đến 3 quý. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan tăng trưởng âm 1 quý.
Năm 2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt 2,5-2,7%. 2021 tăng trưởng có thể đạt 6,5-7%. Ông Thành cho rằng, các lĩnh vực dịch vụ như du lịch, khách sạn nhà hàng, vận tải đều giảm, nhưng thương mại bán lẻ hàng hóa chỉ giảm ít khoảng 1,5%. Trong khi đó nông nghiệp là lĩnh vực suy giảm ít nhất. Xuất khẩu bị sức ép do Covid nhưng vẫn xuất được sang Trung Quốc khi nền kinh tế nước này hồi phục.
Kinh tế vĩ mô phục hồi, ổn định theo các chuyên gia là tiền đề để thị trường BĐS phục hồi theo.
Lãi suất cho vay mua nhà về mức hợp lý
Theo các chuyên gia, trong năm nay, chính sách tiền tệ tài khóa được nới lỏng mà không gây bất ổn. Đây là cơ hội tốt để trong trung hạn kéo được mặt bằng lãi suất xuống.
Vừa qua, NHNN liên tục hạ lãi suất chính sách đã kéo lãi suất tiền gửi xuống thấp dù lãi suất cho vay không giảm mạnh như lãi suất tiền gửi. Việc giảm lãi suất đầu vào rất quan trọng. Nếu tiếp tục duy trì được ổn định vĩ mô đang tạo được kỳ vọng chính sách tiền tệ sẽ được điều hành ổn định, lạm phát được giữ ổn định ở mức 4%, sẽ không có những cú sốc về tỷ giá.
Trong xu hướng lâu dài, đồng Việt Nam lại lên giá nếu như dòng vốn ngoại tệ chảy vào, nếu người gửi tiết kiệm chấp nhận lãi suất thấp hơn sẽ là tiền đề để mặt bằng tiếp tục xuống thấp, đây là cú hích cho các thị trường khác, trong đó có thị trường bất động sản và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Dòng vốn của các nhà đầu tư ngoại vẫn đang sẵn sàng để đổ vào thị trường BĐS
Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, thị trường bất động sản đang có nhiều yếu tố hỗ trợ từ kinh tế vĩ mô, ngoài ra thị trường còn nhận được các yếu tố hỗ trợ khác như lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp BĐS,
Bên cạnh đó, dòng vốn FDI vào bất động sản đang đứng thứ 4. Trong năm 2020, thương vụ M&A bất động sản nhà ở đáng chú ý nhất là tập đoàn Mitsubishi và Công ty TNHH Bất động sản Nomura đã mua 80% cổ phần trong Giai đoạn 2 của dự án Grand Park, Quận 9, TP.HCM.
Bà Khanh nhận định, dòng vốn của các nhà đầu tư ngoại vẫn đang sẵn sàng để đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam, Tuy nhiên hoạt động M&A cũng có những rào cản nhất định nên thị trường chững lại dù nhiều nhà đầu tư vẫn muốn tham gia vào thị trường.
"Phần lớn các doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn, một số nhà đầu tư tham gia vào thị trường phải thực hiện những giao dịch kéo dài 2-3 năm nhưng giao dịch chưa hoàn tất dù đòng tiền rất sẵn sàng vì gặp khó khăn bởi quy trình phê duyệt hiện tại", bà Khanh nói và lưu ý, việc rà soát chặt chẽ thủ tục pháp lý của các dự án góp phần làm tăng tính minh bạch thị trường nhưng cũng ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Theo vị chuyên gia này, các CĐT đang sở hữu quỹ đất sạch hầu như không có dấu hiệu giảm giá về giá trị đất. Mặt bằng giá đang được duy trì so với thời kỳ trước. NĐT nước ngoài vẫn đang rất tự tin với thị trường Việt Nam. Còn ở góc độ người mua nhà, dù họ có tâm lý thận trọng nhưng nhiều ndt đang quan tâm đến thị trường sơ cấp (mua từ chủ đầu tư) và trên cả thị trường thứ cấp nhiều người mua nhà vẫn đang tìm kiếm các sản phẩm có giá hợp lý mua để ở.
Nút thắt pháp lý được tháo gỡ?
Các chuyên gia trong ngành kỳ vọng rằng, việc sửa đổi Luật Xây dựng năm 2020 và Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 sẽ giải quyết được các nút thắt trong việc phê duyệt các dự án khu dân cư và rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng từ năm 2021. Với việc khôi phục các dự án đang chậm tiến độ từ năm 2020 do dịch Covid-19 trong năm 2021, theo đó dự báo nguồn cung căn hộ mới tại Tp.HCM trong năm 2021 sẽ ghi nhận mức tăng 10 - 15% so với cùng kỳ, đạt 17.000 căn hộ.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tình hình phê duyệt các dự án chậm lại trong thơi gian qua là do sự chồng chéo pháp lý trong các bộ luật. Sở dĩ các cơ quan chức năng thận trọng khi phê duyệt nhằm đảm bảo sự minh bạch, lành mạnh của thị trường.
Tuy nhiên, hiện đã có những tín hiệu tích cực tháo gỡ nút thắt này. Ngay trong quý 4/2020, Chính phủ đã có động thái trước thực trạng trên. Cụ thể, Nghị quyết 164 tháo gỡ vướng mắc đầu tư trong khu đô thị; Luật Đầu tư sửa đổi có hiệu lực vào 1/1/2021 sẽ tháo gỡ được phần lớn vướng mắc pháp lý cho thị trường bất động sản. Nghị quyết 164 được kì vọng sẽ thổi luồng gió mới cho thị trường với những cơ hội phát triển mới.
Mới đây, Nghị định 148/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực 8/2/2021 được xem là cú hích mới cho thị trường BĐS. Nghị định đã quy định các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch, công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh và tháo gỡ được nhiều vướng mắc, ách tắc về quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng cho hàng ngàn dự án đầu tư, dự án nhà ở trong phạm vi cả nước.
Đồng quan điểm, ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam cũng cho rằng năm 2021, khi bước vào nhiệm kỳ mới, nhiều dự án sửa đổi luật dự kiến sẽ được hoàn thiện. Điều này đồng nghĩa các vướng mắc về chính sách pháp luật ở một vài phân khúc, loại hình sẽ được tháo gỡ theo hướng cụ thể, chi tiết hơn. Do đó, các điểm nghẽn được khơi thông, kéo theo sự khởi sắc của các hoạt động kinh doanh, phát triển dự án.
Ngoài ra, nhiều chính sách mới hỗ trợ thị trường, các văn bản quy phạm pháp luật mới đã và đang được Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu ban hành sẽ góp phần giải quyết những vướng mắc tồn đọng của thị trường bấy lâu nay.
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Các yếu tố kì vọng sự hồi phục của thị trường BĐS trong năm 2021?
Kinh tế vĩ mô phục hồi trong năm 2021?
Mới đây, tờ Nikkei Asian Review nhận định, 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á sẽ có sự khác biệt lớn về tăng trưởng trong năm 2021, trong đó, kinh tế Việt Nam, Indonesia và Malaysia sẽ trở lại mức trước đại dịch, trong khi kinh tế Singapore, Philippines và Thái Lan sẽ tiếp tục chật vật.
Việt Nam được dự báo sẽ là nền kinh tế dẫn đầu về tăng trưởng tại khu vực trong năm tới, với chỉ số tăng trưởng như tính toán ở trên đạt 108,4 điểm. Mới đây, S&P Global dự báo kinh tế Việt Nam tăng 10,9% trong 2021, mạnh hơn bất kỳ nền kinh tế nào khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sau khi tăng 2,91% trong 2020. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong số 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đạt tăng trưởng dương trong năm nay, nhờ kiểm soát tốt virus corona.
Tại hội thảo mới đây, ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường Đại Học Fulbright Việt Nam, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho hay, năm 2021 có hai tác động trái chiều nhau lên nền kinh tế, trong đó tác động tích cực đến từ việc Việt Nam kiểm soát tốt Covid-19. Hậu Covid, tính hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam kể cả tiềm năng tăng trưởng và vị thế Việt Nam được hưởng lợi từ chuyển dịch xu thế toàn cầu. Đồng thời, ổn định vĩ mô thời gian qua là tiền đề rất tốt khi nền kinh tế tăng trưởng và sự hỗ trợ từ sức cầu nội địa tăng lên, chứ không chỉ phụ thuộc dòng vốn nước ngoài.
Tuy nhiên, một yếu tố làm cho bức tranh kinh tế chịu rủi ro rất nhiều, đó là việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách nước thao túng tiền tệ. Đó có thể là tiền đề để Hoa kỳ đưa ra một số biện pháp trừng phạt với nền kinh tế Việt Nam. Song, ông Thành đánh giá tác động sẽ không nhiều vì Việt Nam đã có những hành động rất nhanh khi đối mặt với những thông tin xấu.
Một thông tin tích cực khác, theo ông Thành, đó là trong năm 2020, chỉ Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng dương bốn quý liền, trong khi đa số các nền kinh tế đều có tăng trưởng âm từ 2 đến 3 quý. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan tăng trưởng âm 1 quý.
Năm 2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt 2,5-2,7%. 2021 tăng trưởng có thể đạt 6,5-7%. Ông Thành cho rằng, các lĩnh vực dịch vụ như du lịch, khách sạn nhà hàng, vận tải đều giảm, nhưng thương mại bán lẻ hàng hóa chỉ giảm ít khoảng 1,5%. Trong khi đó nông nghiệp là lĩnh vực suy giảm ít nhất. Xuất khẩu bị sức ép do Covid nhưng vẫn xuất được sang Trung Quốc khi nền kinh tế nước này hồi phục.
Kinh tế vĩ mô phục hồi, ổn định theo các chuyên gia là tiền đề để thị trường BĐS phục hồi theo.
Lãi suất cho vay mua nhà về mức hợp lý
Theo các chuyên gia, trong năm nay, chính sách tiền tệ tài khóa được nới lỏng mà không gây bất ổn. Đây là cơ hội tốt để trong trung hạn kéo được mặt bằng lãi suất xuống.
Vừa qua, NHNN liên tục hạ lãi suất chính sách đã kéo lãi suất tiền gửi xuống thấp dù lãi suất cho vay không giảm mạnh như lãi suất tiền gửi. Việc giảm lãi suất đầu vào rất quan trọng. Nếu tiếp tục duy trì được ổn định vĩ mô đang tạo được kỳ vọng chính sách tiền tệ sẽ được điều hành ổn định, lạm phát được giữ ổn định ở mức 4%, sẽ không có những cú sốc về tỷ giá.
Trong xu hướng lâu dài, đồng Việt Nam lại lên giá nếu như dòng vốn ngoại tệ chảy vào, nếu người gửi tiết kiệm chấp nhận lãi suất thấp hơn sẽ là tiền đề để mặt bằng tiếp tục xuống thấp, đây là cú hích cho các thị trường khác, trong đó có thị trường bất động sản và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Dòng vốn của các nhà đầu tư ngoại vẫn đang sẵn sàng để đổ vào thị trường BĐS
Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, thị trường bất động sản đang có nhiều yếu tố hỗ trợ từ kinh tế vĩ mô, ngoài ra thị trường còn nhận được các yếu tố hỗ trợ khác như lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp BĐS,
Bên cạnh đó, dòng vốn FDI vào bất động sản đang đứng thứ 4. Trong năm 2020, thương vụ M&A bất động sản nhà ở đáng chú ý nhất là tập đoàn Mitsubishi và Công ty TNHH Bất động sản Nomura đã mua 80% cổ phần trong Giai đoạn 2 của dự án Grand Park, Quận 9, TP.HCM.
Bà Khanh nhận định, dòng vốn của các nhà đầu tư ngoại vẫn đang sẵn sàng để đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam, Tuy nhiên hoạt động M&A cũng có những rào cản nhất định nên thị trường chững lại dù nhiều nhà đầu tư vẫn muốn tham gia vào thị trường.
"Phần lớn các doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn, một số nhà đầu tư tham gia vào thị trường phải thực hiện những giao dịch kéo dài 2-3 năm nhưng giao dịch chưa hoàn tất dù đòng tiền rất sẵn sàng vì gặp khó khăn bởi quy trình phê duyệt hiện tại", bà Khanh nói và lưu ý, việc rà soát chặt chẽ thủ tục pháp lý của các dự án góp phần làm tăng tính minh bạch thị trường nhưng cũng ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Theo vị chuyên gia này, các CĐT đang sở hữu quỹ đất sạch hầu như không có dấu hiệu giảm giá về giá trị đất. Mặt bằng giá đang được duy trì so với thời kỳ trước. NĐT nước ngoài vẫn đang rất tự tin với thị trường Việt Nam. Còn ở góc độ người mua nhà, dù họ có tâm lý thận trọng nhưng nhiều ndt đang quan tâm đến thị trường sơ cấp (mua từ chủ đầu tư) và trên cả thị trường thứ cấp nhiều người mua nhà vẫn đang tìm kiếm các sản phẩm có giá hợp lý mua để ở.
Nút thắt pháp lý được tháo gỡ?
Các chuyên gia trong ngành kỳ vọng rằng, việc sửa đổi Luật Xây dựng năm 2020 và Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 sẽ giải quyết được các nút thắt trong việc phê duyệt các dự án khu dân cư và rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng từ năm 2021. Với việc khôi phục các dự án đang chậm tiến độ từ năm 2020 do dịch Covid-19 trong năm 2021, theo đó dự báo nguồn cung căn hộ mới tại Tp.HCM trong năm 2021 sẽ ghi nhận mức tăng 10 - 15% so với cùng kỳ, đạt 17.000 căn hộ.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tình hình phê duyệt các dự án chậm lại trong thơi gian qua là do sự chồng chéo pháp lý trong các bộ luật. Sở dĩ các cơ quan chức năng thận trọng khi phê duyệt nhằm đảm bảo sự minh bạch, lành mạnh của thị trường.
Tuy nhiên, hiện đã có những tín hiệu tích cực tháo gỡ nút thắt này. Ngay trong quý 4/2020, Chính phủ đã có động thái trước thực trạng trên. Cụ thể, Nghị quyết 164 tháo gỡ vướng mắc đầu tư trong khu đô thị; Luật Đầu tư sửa đổi có hiệu lực vào 1/1/2021 sẽ tháo gỡ được phần lớn vướng mắc pháp lý cho thị trường bất động sản. Nghị quyết 164 được kì vọng sẽ thổi luồng gió mới cho thị trường với những cơ hội phát triển mới.
Mới đây, Nghị định 148/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực 8/2/2021 được xem là cú hích mới cho thị trường BĐS. Nghị định đã quy định các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch, công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh và tháo gỡ được nhiều vướng mắc, ách tắc về quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng cho hàng ngàn dự án đầu tư, dự án nhà ở trong phạm vi cả nước.
Đồng quan điểm, ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam cũng cho rằng năm 2021, khi bước vào nhiệm kỳ mới, nhiều dự án sửa đổi luật dự kiến sẽ được hoàn thiện. Điều này đồng nghĩa các vướng mắc về chính sách pháp luật ở một vài phân khúc, loại hình sẽ được tháo gỡ theo hướng cụ thể, chi tiết hơn. Do đó, các điểm nghẽn được khơi thông, kéo theo sự khởi sắc của các hoạt động kinh doanh, phát triển dự án.
Ngoài ra, nhiều chính sách mới hỗ trợ thị trường, các văn bản quy phạm pháp luật mới đã và đang được Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu ban hành sẽ góp phần giải quyết những vướng mắc tồn đọng của thị trường bấy lâu nay.
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Các yếu tố kì vọng sự hồi phục của thị trường BĐS trong năm 2021?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bán đất trái thẩm quyền, xóa tư cách Chủ tịch huyện...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TP. Hà Nội xin 'tự quyết' các dự án đầu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Các mẹ có con đam mê sách từ nhỏ 'bật mí'...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Ông lớn" Fe Credit thua lỗ gần 3.000 tỷ trong nửa...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu