Ngày 8/6 các phương tiện truyền thông và mạng xã hội đồng loạt đưa tin về một trường hợp bệnh nhi 9 tuổi ngụ tại tỉnh Đắk Lắk bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công . Thông tin trên ngay lập tức thu hút chú ý của dư luận xã hội và sự lo lắng, bất an của cộng đồng.
Trước tình hình trên, BS Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch thường trực Hội truyền nhiễm TPHCM cho biết: “Thật ra vi khuẩn ăn thịt người trong y khoa có bàn đến nhưng không phải là bệnh mà mạng xã hội đang hoảng loạn bàn luận. Từ "ăn thịt người " là do vi khuẩn này có tiết ra 2 độc tố gây "thối rữa thịt" nhưng vi khuẩn này có tên là Aeromonas hydrophila.
"Vi khuẩn ăn thịt người" không lây từ người sang người và có thể phòng ngừa hiệu quả
Theo BS Hữu Khanh, loại bệnh mà trường hợp ở Đắk Lắk gặp phải đang được bàn tán xôn xao trên mạng có tên Whitmore (hay bệnh melioidosis) và do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Đây là bệnh do vi khuẩn chứ không phải “vi khuẩn ăn thịt người” khi dịch sang tiếng Việt. Loại bệnh này không phải mới xuất hiện mà đã được phát hiện từ lâu.
Phân tích chuyên môn của BS Hữu Khanh chỉ ra, bệnh là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở trên cơ thể. Vi khuẩn từ từ vết xước đi vào máu gây nhiễm trùng máu hoặc áp xe hoại tử nhiều cơ quan trong đó có da và vùng da bị bệnh gây loét hoại tử nên bị gọi là "vi khuẩn ăn thịt người". Loại bệnh này gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em.
Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei có trong đất và nước không sạch khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập vào cơ thể người. Bệnh này không lây từ người sang người. Triệu chứng bệnh có thể cấp tính như: sốt, suy hô hấp, co giật hoặc viêm phổi kéo dài, sốt kéo dài, loét hoại tử 1 hay nhiều vùng da trên cơ thể.
Bệnh Whitmore có thể phòng ngừa hiệu quả bằng những biện pháp đơn giản như: mang găng tay, mang ủng bảo vệ chân khi tiếp xúc với đất hay nước không sạch; rửa sạch tay chân bằng xà phòng dưới vòi nước sạch ngay khi tiếp xúc với nước hoặc đất không sạch.
Những bệnh nhân bất ngờ có vết thương nhiễm trùng hoại tử trên cơ thể bác sĩ điều trị cần phải nghĩ đến bệnh Whitmore. Việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh và sử dụng đúng kháng sinh sẽ mang lại hiệu quả tối ưu trong điều trị, giúp bệnh không bị tái phát.
BS Trương Hữu Khanh: 4 lý do trẻ mắc COVID không quá nguy hiểm, cha mẹ không nên hốt hoảng
Link bài gốc: BS Trương Hữu Khanh nói về căn bệnh bị gọi tên 'vi khuẩn ăn thịt người'
Trước tình hình trên, BS Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch thường trực Hội truyền nhiễm TPHCM cho biết: “Thật ra vi khuẩn ăn thịt người trong y khoa có bàn đến nhưng không phải là bệnh mà mạng xã hội đang hoảng loạn bàn luận. Từ "ăn thịt người " là do vi khuẩn này có tiết ra 2 độc tố gây "thối rữa thịt" nhưng vi khuẩn này có tên là Aeromonas hydrophila.
"Vi khuẩn ăn thịt người" không lây từ người sang người và có thể phòng ngừa hiệu quả
Theo BS Hữu Khanh, loại bệnh mà trường hợp ở Đắk Lắk gặp phải đang được bàn tán xôn xao trên mạng có tên Whitmore (hay bệnh melioidosis) và do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Đây là bệnh do vi khuẩn chứ không phải “vi khuẩn ăn thịt người” khi dịch sang tiếng Việt. Loại bệnh này không phải mới xuất hiện mà đã được phát hiện từ lâu.
Phân tích chuyên môn của BS Hữu Khanh chỉ ra, bệnh là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở trên cơ thể. Vi khuẩn từ từ vết xước đi vào máu gây nhiễm trùng máu hoặc áp xe hoại tử nhiều cơ quan trong đó có da và vùng da bị bệnh gây loét hoại tử nên bị gọi là "vi khuẩn ăn thịt người". Loại bệnh này gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em.
Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei có trong đất và nước không sạch khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập vào cơ thể người. Bệnh này không lây từ người sang người. Triệu chứng bệnh có thể cấp tính như: sốt, suy hô hấp, co giật hoặc viêm phổi kéo dài, sốt kéo dài, loét hoại tử 1 hay nhiều vùng da trên cơ thể.
Bệnh Whitmore có thể phòng ngừa hiệu quả bằng những biện pháp đơn giản như: mang găng tay, mang ủng bảo vệ chân khi tiếp xúc với đất hay nước không sạch; rửa sạch tay chân bằng xà phòng dưới vòi nước sạch ngay khi tiếp xúc với nước hoặc đất không sạch.
Những bệnh nhân bất ngờ có vết thương nhiễm trùng hoại tử trên cơ thể bác sĩ điều trị cần phải nghĩ đến bệnh Whitmore. Việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh và sử dụng đúng kháng sinh sẽ mang lại hiệu quả tối ưu trong điều trị, giúp bệnh không bị tái phát.
BS Trương Hữu Khanh: 4 lý do trẻ mắc COVID không quá nguy hiểm, cha mẹ không nên hốt hoảng
Link bài gốc: BS Trương Hữu Khanh nói về căn bệnh bị gọi tên 'vi khuẩn ăn thịt người'
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
MBS: Giảm lãi suất điều hành và tỷ lệ dự trữ bắt...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
MBS: TTCK có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh 3 - 5%...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhận được 20 triệu đồng từ “tài khoản lạ”, cô gái...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
KBSV: Thương vụ bán vốn tại SHB, Thaco, VRE kỳ vọng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Kinh tế trưởng MBS: Chỉ cần chờ nhịp chỉnh, mua cổ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Kinh tế trưởng MBS: Với nhịp tăng mạnh như vừa qua...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu