TIN MỚI
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là Nghị quyết số 24). Nghị quyết số 24 đề ra 22 mục tiêu cụ thể về cơ cấu lại nền kinh tế đến năm 2020 và 5 nhóm nhiệm vụ.
Đến năm 2020, dự kiến 15 trong số 22 mục tiêu được giao tại Nghị quyết số 24 hoàn thành và có khả năng hoàn thành (chiếm gần 68,2%). Trong đó, 5 mục tiêu quan trọng đã hoàn thành vượt xa so với kế hoạch đề ra, góp phần tạo được bước tiến thực chất trong cơ cấu lại nền kinh tế của giai đoạn 2016-2020.
Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế tạo chuyển biến tích cực. Cân đối kinh tế vĩ mô và kết cấu nền kinh tế được củng cố vững chắc hơn (lạm phát được kiểm soát; tỷ lệ nợ công và áp lực trả nợ hàng năm giảm; hạ tầng tài chính được củng cố, lòng tin thị trường được tăng cường, hệ số tín nhiệm quốc gia tăng) qua đó tạo tiền đề để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.
Tuy nhiên, 7 mục tiêu có khả năng không hoàn thành (trong 22 mục tiêu đề ra) và đáng chú ý là mục tiêu về bội chi NSNN và tỷ lệ nợ xấu đều được đánh giá có khả năng hoàn thành vào cuối năm 2019 nhưng do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên có thể không hoàn thành trong năm 2020.
Mục tiêu đặt ra là giảm dần tỷ lệ bội chi NSNN, đến năm 2020 xuống dưới 3,5% GDP và giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng xuống mức dưới 3%. Tỷ lệ bội chi NSNN bình quân năm giai đoạn 2016-2019 là 3,5% GDP (so với mức 5,4% giai đoạn 2011-2015), dự toán năm 2020 là 3,4% GDP. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19 nên khả năng khó có thể đạt được mục tiêu như dự toán do thu ngân sách nhà nước có thể giảm trong khi đó chi ngân sách nhà nước tăng do phải hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng giảm từ mức 2,46% cuối năm 2016 xuống 1,63% cuối năm 2019, khoảng 1,92% tạm tính đến cuối tháng 7/2020. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 tác động nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đình trệ sản xuất và sự sụt giảm nhu cầu hàng hóa và dịch vụ, dẫn đến tình trạng nợ xấu có thể gia tăng, do đó mục tiêu có thể không đạt được.
Bên cạnh đó, những tồn tại về công tác cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước chậm; hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp Nhà nước chậm được cải thiện. Lũy kế giai đoạn 2016 - tháng 8/2020, đã có 177 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, với tổng giá trị là 443.503 tỷ đồng (giá trị vốn nhà nước là 207.116 tỷ đồng) thoái 25.669 tỷ đồng, thu về 172.917 tỷ đồng (gấp 6,8 lần giá trị sổ sách). Hiệu quả đầu tư công chưa cao, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm và nhiều vướng mắc. Tiến độ, chất lượng xử lý nợ xấu, các tổ chức tài chính yếu kém chưa theo kịp yêu cầu của nền kinh tế.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, những tồn tại, bất cập trong nhiều quy định hiện hành đang kìm hãm việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế.
“Đặc biệt thể chế thị trường các yếu tố sản xuất chậm phát triển, chưa là cơ chế chính trong phân bổ nguồn lực để đạt được hiệu quả cao nhất. Các cải cách thể chế và thực hiện các chương trình cơ cấu lại nền kinh tế chưa được tiến hành một cách nhất quán, toàn diện, đủ rộng và đủ mạnh để chuyển sang kinh tế thị trường đầy đủ và hiện đại, từng bước hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động hơn” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói./.
Đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ trong chính sách xử lý nợ xấu
VOV
Link bài gốc: Bội chi ngân sách và tỷ lệ nợ xấu có thể không giảm được như mục tiêu đề ra
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là Nghị quyết số 24). Nghị quyết số 24 đề ra 22 mục tiêu cụ thể về cơ cấu lại nền kinh tế đến năm 2020 và 5 nhóm nhiệm vụ.
Đến năm 2020, dự kiến 15 trong số 22 mục tiêu được giao tại Nghị quyết số 24 hoàn thành và có khả năng hoàn thành (chiếm gần 68,2%). Trong đó, 5 mục tiêu quan trọng đã hoàn thành vượt xa so với kế hoạch đề ra, góp phần tạo được bước tiến thực chất trong cơ cấu lại nền kinh tế của giai đoạn 2016-2020.
Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế tạo chuyển biến tích cực. Cân đối kinh tế vĩ mô và kết cấu nền kinh tế được củng cố vững chắc hơn (lạm phát được kiểm soát; tỷ lệ nợ công và áp lực trả nợ hàng năm giảm; hạ tầng tài chính được củng cố, lòng tin thị trường được tăng cường, hệ số tín nhiệm quốc gia tăng) qua đó tạo tiền đề để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.
Tuy nhiên, 7 mục tiêu có khả năng không hoàn thành (trong 22 mục tiêu đề ra) và đáng chú ý là mục tiêu về bội chi NSNN và tỷ lệ nợ xấu đều được đánh giá có khả năng hoàn thành vào cuối năm 2019 nhưng do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên có thể không hoàn thành trong năm 2020.
Mục tiêu đặt ra là giảm dần tỷ lệ bội chi NSNN, đến năm 2020 xuống dưới 3,5% GDP và giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng xuống mức dưới 3%. Tỷ lệ bội chi NSNN bình quân năm giai đoạn 2016-2019 là 3,5% GDP (so với mức 5,4% giai đoạn 2011-2015), dự toán năm 2020 là 3,4% GDP. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19 nên khả năng khó có thể đạt được mục tiêu như dự toán do thu ngân sách nhà nước có thể giảm trong khi đó chi ngân sách nhà nước tăng do phải hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng giảm từ mức 2,46% cuối năm 2016 xuống 1,63% cuối năm 2019, khoảng 1,92% tạm tính đến cuối tháng 7/2020. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 tác động nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đình trệ sản xuất và sự sụt giảm nhu cầu hàng hóa và dịch vụ, dẫn đến tình trạng nợ xấu có thể gia tăng, do đó mục tiêu có thể không đạt được.
Bên cạnh đó, những tồn tại về công tác cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước chậm; hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp Nhà nước chậm được cải thiện. Lũy kế giai đoạn 2016 - tháng 8/2020, đã có 177 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, với tổng giá trị là 443.503 tỷ đồng (giá trị vốn nhà nước là 207.116 tỷ đồng) thoái 25.669 tỷ đồng, thu về 172.917 tỷ đồng (gấp 6,8 lần giá trị sổ sách). Hiệu quả đầu tư công chưa cao, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm và nhiều vướng mắc. Tiến độ, chất lượng xử lý nợ xấu, các tổ chức tài chính yếu kém chưa theo kịp yêu cầu của nền kinh tế.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, những tồn tại, bất cập trong nhiều quy định hiện hành đang kìm hãm việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế.
“Đặc biệt thể chế thị trường các yếu tố sản xuất chậm phát triển, chưa là cơ chế chính trong phân bổ nguồn lực để đạt được hiệu quả cao nhất. Các cải cách thể chế và thực hiện các chương trình cơ cấu lại nền kinh tế chưa được tiến hành một cách nhất quán, toàn diện, đủ rộng và đủ mạnh để chuyển sang kinh tế thị trường đầy đủ và hiện đại, từng bước hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động hơn” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói./.
Đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ trong chính sách xử lý nợ xấu
VOV
Link bài gốc: Bội chi ngân sách và tỷ lệ nợ xấu có thể không giảm được như mục tiêu đề ra
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
10 ngành nghề không bị ảnh hưởng nhiều bởi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Trước khi ngủ bôi dầu gió vào lòng bàn chân, sau...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Kình ngư Nguyễn Hữu Kim Sơn bất ngờ xin từ giã đội...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chuyên gia đề xuất Giải pháp tổng thể tăng khả năng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nữ kế toán bị sa thải vì quên không tắt máy in, lập...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vụ mất tiền oan còn bị đòi... bồi thường 500.000...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu