Cụ thể, ba hình thức quản lý, khai thác nhà, đất gồm: Cho thuê nhà; bố trí cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tạm thời; quản lý theo nguyên trạng trong thời gian chờ thực hiện xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào loại nhà, đất và yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn, địa phương sẽ quyết định hình thức cụ thể nhằm quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả nhất.
Đối với phương thức cho thuê: Việc cho thuê nhà (gắn liền với quyền sử dụng đất) của Tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà phải thực hiện theo phương thức đấu giá, trừ trường hợp cho các tổ chức hội đặc thù được Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ cơ sở vật chất thuê nhà; cho học sinh, sinh viên thuê ký túc xá; cho thuê nhà có giá trị tiền thuê dưới 10 triệu đồng/năm; cho thuê đối với nhà (gắn liền với đất) trong thời gian chờ xử lý theo quy định của pháp luật; cho đối tượng đang thuê được gia hạn thời hạn thuê nhà.
Các trường hợp này được áp dụng theo phương thức niêm yết giá hoặc chỉ định. Tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà quyết định phương thức cho thuê đối với từng trường hợp cụ thể.
Thời hạn cho thuê tối đa là 5 năm. Trường hợp cho thuê đối với nhà (gắn liền với đất) trong thời gian chờ xử lý theo quy định của pháp luật, thời hạn tối đa là một năm. Trường hợp gia hạn, thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn thuê lần đầu.
Bố trí nhà, đất cho cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tạm thời: Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, trong khi Nhà nước có quỹ nhà, đất tạm thời nhàn rỗi nhưng các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước có nhu cầu sử dụng tạm thời trong thời gian chờ thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp hoặc chờ tiếp nhận trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp để quản lý, sử dụng lại phải đi thuê trụ sở bên ngoài, vừa phát sinh thêm chi phí, vừa ảnh hưởng tới hoạt động.
Để giải quyết vấn đề này, dự thảo quy định trường hợp Tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà có quỹ nhà chưa cho thuê thì được bố trí cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước sử dụng tạm thời. Sau khi hết thời hạn sử dụng tạm thời, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm bàn giao lại tài sản cho Tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà để quản lý, khai thác theo quy định tại Nghị định này.
Trong thời gian được bố trí sử dụng tạm thời, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm sử dụng nhà, đất đúng mục đích được bố trí; thực hiện chi trả chi phí điện, nước, nhân công phục vụ, chi phí sửa chữa (nếu có) và các chi phí khác có liên quan
Quản lý theo nguyên trạng trong thời gian chờ thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật : Để chuyên nghiệp hóa việc quản lý quỹ nhà, đất trong thời gian chờ xử lý theo quy định của pháp luật, dự thảo giao Tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà có trách nhiệm quản lý theo nguyên trạng (tổ chức thực hiện trông coi, bảo vệ tài sản theo nguyên trạng) đối với quỹ nhà, đất này.
Trường hợp có nhu cầu cho thuê trong thời gian chưa thực hiện xử lý, Tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà tổng hợp vào Kế hoạch quản lý, khai thác nhà hàng năm để báo cáo UBND cấp tỉnh phê duyệt.
Việc cho thuê chỉ được thực hiện ngắn hạn và khi có quyết định xử lý tài sản của cấp có thẩm quyền thì phải chấm dứt hợp đồng, thu hồi lại nhà, đất để xử lý theo quy định.
Link bài gốc: Bộ Tài chính đề xuất ba hình thức quản lý, khai thác nhà đất không sử dụng để ở
Đối với phương thức cho thuê: Việc cho thuê nhà (gắn liền với quyền sử dụng đất) của Tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà phải thực hiện theo phương thức đấu giá, trừ trường hợp cho các tổ chức hội đặc thù được Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ cơ sở vật chất thuê nhà; cho học sinh, sinh viên thuê ký túc xá; cho thuê nhà có giá trị tiền thuê dưới 10 triệu đồng/năm; cho thuê đối với nhà (gắn liền với đất) trong thời gian chờ xử lý theo quy định của pháp luật; cho đối tượng đang thuê được gia hạn thời hạn thuê nhà.
Các trường hợp này được áp dụng theo phương thức niêm yết giá hoặc chỉ định. Tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà quyết định phương thức cho thuê đối với từng trường hợp cụ thể.
Thời hạn cho thuê tối đa là 5 năm. Trường hợp cho thuê đối với nhà (gắn liền với đất) trong thời gian chờ xử lý theo quy định của pháp luật, thời hạn tối đa là một năm. Trường hợp gia hạn, thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn thuê lần đầu.
Bố trí nhà, đất cho cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tạm thời: Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, trong khi Nhà nước có quỹ nhà, đất tạm thời nhàn rỗi nhưng các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước có nhu cầu sử dụng tạm thời trong thời gian chờ thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp hoặc chờ tiếp nhận trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp để quản lý, sử dụng lại phải đi thuê trụ sở bên ngoài, vừa phát sinh thêm chi phí, vừa ảnh hưởng tới hoạt động.
Để giải quyết vấn đề này, dự thảo quy định trường hợp Tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà có quỹ nhà chưa cho thuê thì được bố trí cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước sử dụng tạm thời. Sau khi hết thời hạn sử dụng tạm thời, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm bàn giao lại tài sản cho Tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà để quản lý, khai thác theo quy định tại Nghị định này.
Trong thời gian được bố trí sử dụng tạm thời, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm sử dụng nhà, đất đúng mục đích được bố trí; thực hiện chi trả chi phí điện, nước, nhân công phục vụ, chi phí sửa chữa (nếu có) và các chi phí khác có liên quan
Quản lý theo nguyên trạng trong thời gian chờ thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật : Để chuyên nghiệp hóa việc quản lý quỹ nhà, đất trong thời gian chờ xử lý theo quy định của pháp luật, dự thảo giao Tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà có trách nhiệm quản lý theo nguyên trạng (tổ chức thực hiện trông coi, bảo vệ tài sản theo nguyên trạng) đối với quỹ nhà, đất này.
Trường hợp có nhu cầu cho thuê trong thời gian chưa thực hiện xử lý, Tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà tổng hợp vào Kế hoạch quản lý, khai thác nhà hàng năm để báo cáo UBND cấp tỉnh phê duyệt.
Việc cho thuê chỉ được thực hiện ngắn hạn và khi có quyết định xử lý tài sản của cấp có thẩm quyền thì phải chấm dứt hợp đồng, thu hồi lại nhà, đất để xử lý theo quy định.
Link bài gốc: Bộ Tài chính đề xuất ba hình thức quản lý, khai thác nhà đất không sử dụng để ở
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
3 loại rau củ rẻ bèo, càng ăn nhiều mắt càng sáng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Công bố liên danh trúng gói thầu gần 650 tỉ đồng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mua nhà trong ngõ: Sau hoang mang vì dính quy...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đà Nẵng công bố loạt lô đất sẽ được đấu giá vào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu