TIN MỚI
Loại tài sản 'không thể ngó lơ'
Business Insider (Hoa Kỳ) đưa tin, Trung Quốc và Ấn Độ không phải là các quốc gia châu Á duy nhất đang gặp những thách thức về các chính sách liên quan đến tiền điện tử. Các quốc gia khác như Việt Nam hay Philippines cũng đang bước vào "cuộc chơi" trong bối cảnh tiền điện tử ngày càng phổ biến.
Theo Sở giao dịch chứng khoán Philippines (PSE), tiền điện tử hiện là một loại tài sản không thể ngó lơ. Cơ quan này cho biết, việc đưa tiền điện tử vào sàn giao dịch hiện tại sẽ an toàn hơn so với việc người dân giao dịch trên sàn giao dịch nước ngoài.
Trong khi đó, ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa qua đã phê duyệt quyết định 942/QĐ-TTg, theo đó Chính phủ Việt Nam giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì để nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền điện tử dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain). Theo quyết định này, thời gian để Ngân hàng Nhà nước thực hiện là từ 2021-2023.
Trên thực tế, một năm vừa qua, cả Việt Nam và Philippines đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể của người dân trong việc sở hữu và sử dụng tiền điện tử. Theo kết quả khảo sát tiêu dùng toàn cầu của Statista, hai quốc gia này có tỷ lệ sử dụng tiền điện tử trong nhóm cao nhất thế giới, chỉ sau Nigeria.
Nguồn: Statista
Thí điểm tiền điện tử tại Việt Nam và Philippines
Tại Việt Nam, thí điểm tiền điện tử là một trong các giải pháp để xây dựng chính phủ điện tử, phát triển thành chính phủ số trong giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030.
Trên thế giới, các ngân hàng trung ương, bao gồm cả Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) cũng đã xem xét việc triển khai dựa trên blockchain nhằm hợp pháp loại tiền tệ này. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Trước đó, Bộ Tài chính đã thành lập tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo theo Quyết định số 664/QĐ-BTC ngày 24/4/2020 nhằm triển khai công tác nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
Tại Philippines, Sở giao dịch chứng khoán của quốc gia này (PSE) cũng muốn đưa giao dịch tiền điện tử vào mục tiêu thời gian tới. Ông Ramon Monzon, Chủ tịch kiêm CEO của PSE cho hay: "Các giao dịch trao đổi tiền điện tử nên được thực hiện tại PSE. Vì sao? Thứ nhất, PSE có cơ sở hạ tầng giao dịch. Nhưng quan trọng hơn cả, PSE sẽ đưa ra được các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt với một sản phẩm như tiền điện tử".
Ông Ramon nhấn mạnh, mặc dù sự biến động về giá trong giao dịch tiền điện tử có thể khiến một người "giàu có bất ngờ", nhưng cũng có thể khiến họ "trở nên nghèo đói ngay lập tức". Hiện PSSE đang chờ các hướng dẫn từ Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) về cách thức giao dịch tiền điện tử. Đến nay, Philippines chưa cho phép PSE áp dụng các cơ chế bảo vệ nhà đầu tư liên quan đến tiền điện tử.
Tiềm năng trở thành 'thiên đường' cho các công ty tiền điện tử
Mặc dù kinh tế Việt Nam hay Philippines chưa đủ lớn để trở thành tiền đề cho các nền kinh tế châu Á, nhưng các quyết định gần đây của hai quốc gia này dường như đang đi ngược lại 2 trong số các nền kinh tế lớn nhất châu lục. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đang có động thái mạnh mẽ hướng đến các loại tiền điện tử.
Đầu tháng 6, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) đã đưa ra thông báo cho các ngân hàng, cấm các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp và thương nhân đầu tư, khai thác, giao dịch tiền điện tử. Ngân hàng cho biết thông tư này không còn hiệu lực theo phán quyết của tòa án tối cao vào tháng 3/2020.
Tuy nhiên, Thống đốc RBI Shakthikanta Das của RBI vẫn nhắc lại rằng quan điểm của họ đối với bitcoin và các loại tiền điện tử khác không thay đổi và vẫn có "những mối lo ngại lớn", thêm rằng họ đã đưa ra những ý kiến đóng góp với Bộ Tài chính Ấn Độ.
Tương tự, thời gian gần đây, Trung Quốc đã đưa ra loạt động thái nhằm siết chặt hoạt động khai thác tiền điện tử. Lệnh cấm đào tiền điện tử đã được đưa ra ở các trung tâm đào Bitcoin lớn tại Trung Quốc như Tứ Xuyên, Tân Cương và Nội Mông.
Cơ quan Công nghiệp và Công nghệ tỉnh Thanh Hải mới đây cũng đã ra lệnh đóng cửa các khu mỏ Bitcoin từ ngày 9/6, đồng thời cấm các công ty cung cấp đất và điện cho các dự án tiền điện tử. Như vậy, hàng loạt công ty đào tiền điện tử lớn và các sàn giao dịch tiền điện tử phải rút khỏi thị trường hoặc ngừng hoạt động.
Business Insider nhận định, nếu Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục có những động thái mạnh mẽ đối với loại tiền tệ này, thì Việt Nam và Philippines sẽ có khả năng trở thành "thiên đường" cho các công ty tiền điện tử nhờ những chính sách sắp ban hành.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Báo Mỹ: Khi Trung Quốc và Ấn Độ dần 'cấm cửa' tiền điện tử, Việt Nam và Philippines chọn hướng ngược lại?
Loại tài sản 'không thể ngó lơ'
Business Insider (Hoa Kỳ) đưa tin, Trung Quốc và Ấn Độ không phải là các quốc gia châu Á duy nhất đang gặp những thách thức về các chính sách liên quan đến tiền điện tử. Các quốc gia khác như Việt Nam hay Philippines cũng đang bước vào "cuộc chơi" trong bối cảnh tiền điện tử ngày càng phổ biến.
Theo Sở giao dịch chứng khoán Philippines (PSE), tiền điện tử hiện là một loại tài sản không thể ngó lơ. Cơ quan này cho biết, việc đưa tiền điện tử vào sàn giao dịch hiện tại sẽ an toàn hơn so với việc người dân giao dịch trên sàn giao dịch nước ngoài.
Trong khi đó, ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa qua đã phê duyệt quyết định 942/QĐ-TTg, theo đó Chính phủ Việt Nam giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì để nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền điện tử dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain). Theo quyết định này, thời gian để Ngân hàng Nhà nước thực hiện là từ 2021-2023.
Trên thực tế, một năm vừa qua, cả Việt Nam và Philippines đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể của người dân trong việc sở hữu và sử dụng tiền điện tử. Theo kết quả khảo sát tiêu dùng toàn cầu của Statista, hai quốc gia này có tỷ lệ sử dụng tiền điện tử trong nhóm cao nhất thế giới, chỉ sau Nigeria.
Nguồn: Statista
Thí điểm tiền điện tử tại Việt Nam và Philippines
Tại Việt Nam, thí điểm tiền điện tử là một trong các giải pháp để xây dựng chính phủ điện tử, phát triển thành chính phủ số trong giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030.
Trên thế giới, các ngân hàng trung ương, bao gồm cả Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) cũng đã xem xét việc triển khai dựa trên blockchain nhằm hợp pháp loại tiền tệ này. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Trước đó, Bộ Tài chính đã thành lập tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo theo Quyết định số 664/QĐ-BTC ngày 24/4/2020 nhằm triển khai công tác nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
Tại Philippines, Sở giao dịch chứng khoán của quốc gia này (PSE) cũng muốn đưa giao dịch tiền điện tử vào mục tiêu thời gian tới. Ông Ramon Monzon, Chủ tịch kiêm CEO của PSE cho hay: "Các giao dịch trao đổi tiền điện tử nên được thực hiện tại PSE. Vì sao? Thứ nhất, PSE có cơ sở hạ tầng giao dịch. Nhưng quan trọng hơn cả, PSE sẽ đưa ra được các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt với một sản phẩm như tiền điện tử".
Ông Ramon nhấn mạnh, mặc dù sự biến động về giá trong giao dịch tiền điện tử có thể khiến một người "giàu có bất ngờ", nhưng cũng có thể khiến họ "trở nên nghèo đói ngay lập tức". Hiện PSSE đang chờ các hướng dẫn từ Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) về cách thức giao dịch tiền điện tử. Đến nay, Philippines chưa cho phép PSE áp dụng các cơ chế bảo vệ nhà đầu tư liên quan đến tiền điện tử.
Tiềm năng trở thành 'thiên đường' cho các công ty tiền điện tử
Mặc dù kinh tế Việt Nam hay Philippines chưa đủ lớn để trở thành tiền đề cho các nền kinh tế châu Á, nhưng các quyết định gần đây của hai quốc gia này dường như đang đi ngược lại 2 trong số các nền kinh tế lớn nhất châu lục. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đang có động thái mạnh mẽ hướng đến các loại tiền điện tử.
Đầu tháng 6, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) đã đưa ra thông báo cho các ngân hàng, cấm các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp và thương nhân đầu tư, khai thác, giao dịch tiền điện tử. Ngân hàng cho biết thông tư này không còn hiệu lực theo phán quyết của tòa án tối cao vào tháng 3/2020.
Tuy nhiên, Thống đốc RBI Shakthikanta Das của RBI vẫn nhắc lại rằng quan điểm của họ đối với bitcoin và các loại tiền điện tử khác không thay đổi và vẫn có "những mối lo ngại lớn", thêm rằng họ đã đưa ra những ý kiến đóng góp với Bộ Tài chính Ấn Độ.
Tương tự, thời gian gần đây, Trung Quốc đã đưa ra loạt động thái nhằm siết chặt hoạt động khai thác tiền điện tử. Lệnh cấm đào tiền điện tử đã được đưa ra ở các trung tâm đào Bitcoin lớn tại Trung Quốc như Tứ Xuyên, Tân Cương và Nội Mông.
Cơ quan Công nghiệp và Công nghệ tỉnh Thanh Hải mới đây cũng đã ra lệnh đóng cửa các khu mỏ Bitcoin từ ngày 9/6, đồng thời cấm các công ty cung cấp đất và điện cho các dự án tiền điện tử. Như vậy, hàng loạt công ty đào tiền điện tử lớn và các sàn giao dịch tiền điện tử phải rút khỏi thị trường hoặc ngừng hoạt động.
Business Insider nhận định, nếu Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục có những động thái mạnh mẽ đối với loại tiền tệ này, thì Việt Nam và Philippines sẽ có khả năng trở thành "thiên đường" cho các công ty tiền điện tử nhờ những chính sách sắp ban hành.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Báo Mỹ: Khi Trung Quốc và Ấn Độ dần 'cấm cửa' tiền điện tử, Việt Nam và Philippines chọn hướng ngược lại?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
4 dấu hiệu cảnh báo ung thư trên đôi mắt ít ai để ý
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đua nhau báo lỗ, công ty tài chính đã hết thời?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Gái xinh chuyển giới Lê Tiêu Linh và hành trình từ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dự báo thị trường tiền tệ: Tỷ giá có thể kiểm định...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cảnh báo chiêu lừa để tránh mất tiền dịp lễ 2-9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một ngân hàng báo lãi trước thuế 6 tháng đầu năm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu