TIN MỚI
Những bức ảnh dưới đây đã được ghi lại vào thời nhà Thanh bởi các nhiếp ảnh gia phương Tây. Ở thời đó, phong tục tổ chức hôn lễ của người Trung Quốc vẫn giữ các nét truyền thống căn bản như trước đó. Chúng ta vẫn thấy trong các bộ phim cổ trang, hình ảnh tân lang tân nương mặc trang phục cưới cúi đầu bái đường thành thân, dâng trà cho cha mẹ và trong nhà ngoài phố đều được trang hoàng màu đỏ rực rỡ. Vậy các nghi thức lễ cưới trong thực tế trông sẽ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Ảnh 1: Trong đám cưới truyền thống, cô dâu chú rể phải làm lễ cúng trời đất, có nơi còn thực hiện nghi lễ cúng ông bà tổ tiên. Đối với những tân nương, họ cần phải quỳ trước bài vị tổ tiên gia đình nhà chồng và bái lạy như một nghi lễ ra mắt. Xét theo những cảnh tượng được ghi lại trong ảnh, đây hẳn là một đại gia đình, họ đã mời đạo sĩ về chủ trì nghi lễ cúng tổ tiên. Với nghi thức như vậy, toàn bộ lễ cưới trở nên trang trọng hơn với các thủ tục như dâng hương, đọc chú văn, dâng lụa, dâng rượu, đốt chú văn, lễ lạy…
Ảnh 2: Khuôn mặt của tân nương rất thanh tú và xinh đẹp. Sau lưng cô dâu là câu đối do người anh ruột tặng với ngụ ý chúc sức khỏe, trường thọ và cuộc sống mãi bình yên.
Ảnh 3: Theo phong tục xưa, cô dâu sẽ được ngồi lên kiệu hoa do phu kiệu là nam gánh. Khi đến nơi tổ chức hôn lễ, một người phụ nữ "may mắn" trong hôn nhân sẽ giúp cô dâu xuống kiệu. Một số đám cưới ở Trung Quốc ngày nay vẫn giữ truyền thống nhờ người này.
Ảnh 4: Khung cảnh trang trí long trọng của một đám cưới thời nhà Thanh.
Ảnh 5: Bức ảnh cưới của Tăng Kỷ Phấn và Nhiếp Kỳ Qui được tổ chức vào năm 1875. Tân nương là con gái của Tăng Quốc Phiên người giữ chức vụ Thị lang các bộ Binh, Lễ, Lại, Hình, ông là một trong ba đại tài triều đình nhà Thanh bấy giờ. Tân lang họ Nhiếp sau đó trở thành thống đốc Thượng Hải từ năm 1890 đến 1893. Hai vợ chồng có 13 người con, 72 cháu và 38 chắt.
Ảnh 6, 7: Kiệu hoa đón cô dâu và sính lễ của nhà trai đem đến nhà gái.
Ảnh 8: Bức ảnh một cô dâu Trung Quốc với chiếc mũ đội đầu cầu kỳ trong ngày cưới được chụp vào năm 1867.
Ảnh 9: Một đám cưới ở Trung Quốc vào nửa cuối thế kỷ 19. Cô dâu và chú rể mặc trang phục truyền thống với hình ảnh cô dâu đội khăn che đầu bởi theo tục lệ, chú rể sẽ không được xem mặt cô dâu cho tới khi họ thực hiện đầy đủ các nghi thức.
Ảnh 10: Bộ lễ phục cầu kỳ của tiểu thư quý tộc trong ngày vui.
Ảnh 11: Hôn lễ của một quan viên dưới thời nhà Thanh.
Ảnh 12: Một cặp đôi vừa tổ chức hôn lễ ở Hà Nam, Trung Quốc.
Ảnh 13: Tân lang và tân nương chụp ảnh cùng bố mẹ.
Ảnh 14: Cặp đôi trong ảnh được xem là những người mở đầu trào lưu kết hôn với người phương Tây.
Ảnh 15: Một tân nương được cưới về làm vợ lẽ.
Nguồn: Sohu
Bộ ảnh quý hiếm thời nhà Thanh: Nhiều ngóc ngách trong Tử Cấm Thành cùng nhan sắc hoàng hậu cuối cùng được khắc họa rõ nét
Link bài gốc: Ảnh hiếm ghi lại lễ cưới thời nhà Thanh: Khuôn mặt của tân nương khiến dân tình không nói thành lời
Những bức ảnh dưới đây đã được ghi lại vào thời nhà Thanh bởi các nhiếp ảnh gia phương Tây. Ở thời đó, phong tục tổ chức hôn lễ của người Trung Quốc vẫn giữ các nét truyền thống căn bản như trước đó. Chúng ta vẫn thấy trong các bộ phim cổ trang, hình ảnh tân lang tân nương mặc trang phục cưới cúi đầu bái đường thành thân, dâng trà cho cha mẹ và trong nhà ngoài phố đều được trang hoàng màu đỏ rực rỡ. Vậy các nghi thức lễ cưới trong thực tế trông sẽ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Ảnh 1: Trong đám cưới truyền thống, cô dâu chú rể phải làm lễ cúng trời đất, có nơi còn thực hiện nghi lễ cúng ông bà tổ tiên. Đối với những tân nương, họ cần phải quỳ trước bài vị tổ tiên gia đình nhà chồng và bái lạy như một nghi lễ ra mắt. Xét theo những cảnh tượng được ghi lại trong ảnh, đây hẳn là một đại gia đình, họ đã mời đạo sĩ về chủ trì nghi lễ cúng tổ tiên. Với nghi thức như vậy, toàn bộ lễ cưới trở nên trang trọng hơn với các thủ tục như dâng hương, đọc chú văn, dâng lụa, dâng rượu, đốt chú văn, lễ lạy…
Ảnh 2: Khuôn mặt của tân nương rất thanh tú và xinh đẹp. Sau lưng cô dâu là câu đối do người anh ruột tặng với ngụ ý chúc sức khỏe, trường thọ và cuộc sống mãi bình yên.
Ảnh 3: Theo phong tục xưa, cô dâu sẽ được ngồi lên kiệu hoa do phu kiệu là nam gánh. Khi đến nơi tổ chức hôn lễ, một người phụ nữ "may mắn" trong hôn nhân sẽ giúp cô dâu xuống kiệu. Một số đám cưới ở Trung Quốc ngày nay vẫn giữ truyền thống nhờ người này.
Ảnh 4: Khung cảnh trang trí long trọng của một đám cưới thời nhà Thanh.
Ảnh 5: Bức ảnh cưới của Tăng Kỷ Phấn và Nhiếp Kỳ Qui được tổ chức vào năm 1875. Tân nương là con gái của Tăng Quốc Phiên người giữ chức vụ Thị lang các bộ Binh, Lễ, Lại, Hình, ông là một trong ba đại tài triều đình nhà Thanh bấy giờ. Tân lang họ Nhiếp sau đó trở thành thống đốc Thượng Hải từ năm 1890 đến 1893. Hai vợ chồng có 13 người con, 72 cháu và 38 chắt.
Ảnh 6, 7: Kiệu hoa đón cô dâu và sính lễ của nhà trai đem đến nhà gái.
Ảnh 8: Bức ảnh một cô dâu Trung Quốc với chiếc mũ đội đầu cầu kỳ trong ngày cưới được chụp vào năm 1867.
Ảnh 9: Một đám cưới ở Trung Quốc vào nửa cuối thế kỷ 19. Cô dâu và chú rể mặc trang phục truyền thống với hình ảnh cô dâu đội khăn che đầu bởi theo tục lệ, chú rể sẽ không được xem mặt cô dâu cho tới khi họ thực hiện đầy đủ các nghi thức.
Ảnh 10: Bộ lễ phục cầu kỳ của tiểu thư quý tộc trong ngày vui.
Ảnh 11: Hôn lễ của một quan viên dưới thời nhà Thanh.
Ảnh 12: Một cặp đôi vừa tổ chức hôn lễ ở Hà Nam, Trung Quốc.
Ảnh 13: Tân lang và tân nương chụp ảnh cùng bố mẹ.
Ảnh 14: Cặp đôi trong ảnh được xem là những người mở đầu trào lưu kết hôn với người phương Tây.
Ảnh 15: Một tân nương được cưới về làm vợ lẽ.
Nguồn: Sohu
Bộ ảnh quý hiếm thời nhà Thanh: Nhiều ngóc ngách trong Tử Cấm Thành cùng nhan sắc hoàng hậu cuối cùng được khắc họa rõ nét
Link bài gốc: Ảnh hiếm ghi lại lễ cưới thời nhà Thanh: Khuôn mặt của tân nương khiến dân tình không nói thành lời
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chi tiết quy trình cấp sổ hồng cho condotel ở Khánh Hòa
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
MSB gần tăng trần, khối ngoại gom mạnh TPB phiên 5/9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu