Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2020 có khoảng 2.21 triệu ca mắc mới ung thư phổi trên toàn thế giới, chiếm khoảng 11.4% tổng số ca mắc mới ung thư trên thế giới. Trong số này, có hơn 1,8 triệu ca tử vong do ung thư phổi, chiếm khoảng 18% tổng số ca tử vong do ung thư trên thế giới. Đủ thấy mức độ phổ biến và tỷ lệ tử vong cao của căn bệnh này.
WHO cũng nhiều lần cảnh báo xu hướng tăng về số ca mắc và trẻ về hóa độ tuổi ở ung thư phổi qua từng năm. Còn xét về nguyên nhân gây ung thư phổi, có thể kể tới 8 nhóm phổ biến sau đây:
- Hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc thụ động.
- Bức xạ, phơi nhiễm bức xạ - phóng xạ, randon…
- Tiếp xúc với các hóa chất độc hại, chất gây hại cho phổi như: amiăng, diesel, asen, niken, thạch tín, berili, cadmium, crom, isocyanate, polyurethane…
- Sống và/hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi.
- Tiền sử bệnh phổi. Ví dụ: lao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản mạn tính, khí phế thủng có thể gây viêm và sẹo ở phổi, dễ gây ung thư phổi.
- Thực hiện xạ trị khu vực ngực làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
- Di truyền.
- Tiếp xúc với khói bếp, khói dầu trong quá trình nấu nướng hoặc hít phải nấm mốc thường xuyên.
Trong đó, nhóm nguyên nhân cuối cùng có tỷ lệ gặp phải rất cao nhưng lại ít được biết tới.
5 thói quen trong bếp làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi
Trên thực tế, căn bếp tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn chúng ta thường nghĩ. Theo WHO, lượng khói bốc lên từ bếp hoặc đám cháy trong nhà có liên quan đến khoảng 1,6 triệu ca tử vong mỗi năm ở các nước đang phát triển. Nghĩa là cứ 20 giây thì lại có 1 người mất mạng vì chúng mà nguyên nhân tử vong phần lớn liên quan đến ung thư, nhất là ung thư phổi.
Khói dầu, khói thức ăn trong quá trình nấu nướng cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi (Ảnh minh họa)
Đây cũng là lý do khiến rất nhiều người, đặc biệt là phụ nữ mắc bệnh ung thư phổi dù không hề hút thuốc hay hít phải khói thuốc. Vì vậy, chuyên gia khuyên bạn nên thay đổi ngay 5 thói quen xấu trong nhà bếp sau đây để bảo vệ bản thân và gia đình:
1. Để dầu sôi đến bốc khói
Không ít người có thói quen chiên, rán thực phẩm trong chảo dầu bốc khói với suy nghĩ dầu nóng sẽ làm món ăn ngon hơn. Tuy nhiên, khi dầu ăn bị bốc khói tức là nó sản sinh nhiều chất độc hại. Trong đó có chất gây ung thư hàng đầu benzopyrene và peroxide.
Khi xâm nhập vào cơ thể người chúng có thể làm thay đổi cấu trúc, hướng và chức năng của DNA trong cơ thể con người, gây ra ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư gan và ung thư phổi. Hơn nữa, bản thân khói dầu ăn cũng được WHO xếp hạng vào nhóm chất gây ung thư 2A, là nhóm các hợp chất "có thể gây ung thư trên người" cùng với thịt đỏ.
2. Không dùng hoặc tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu
Nhiều nghiên khẳng định khói dầu và khói đồ ăn làm tăng nguy cơ gây ra bệnh ung thư phổi, đặc biệt là các món chiên, rán, nướng. Chưa kể nếu bạn sử dụng các loại thịt, thực phẩm chế biến sẵn khi nấu ăn thì sẽ sinh ra nhiều chất độc hại trong khói, không khí.
Nếu hít phải các loại khói này thường xuyên, có thể gây buồn nôn, khó chịu ở mũi họng và gây chóng mặt, tức ngực. Đối với những người có bệnh về đường hô hấp, khói này sẽ làm bệnh nặng hơn và gây ra bệnh hen suyễn và viêm họng. Vì vậy các chuyên gia khuyến nghị nên dùng máy hút mùi trong nhà bếp.
Nhưng cũng có nhiều người có thói quen tắt ngay máy hút mùi sau khi nấu ăn xong, khiến các loại khói độc, khói dầu, thậm chí là khí ga chưa bị hút hết luẩn quẩn trong không khí. Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất là sau khi nấu ăn xong 10 - 15 phút mới tắt máy hút mùi. Đồng thời, khi nấu ăn nên đậy nắp vung để giảm khói, mở cửa sổ để khí thải tản khỏi bếp nhanh hơn.
3. Tái sử dụng dầu ăn nhiều lần
Nghiên cứu tại Đại học Illinois (Mỹ) chỉ ra rằng, dầu ăn được đun nóng nhiều lần sẽ bị phân hủy chất béo trung tính, dẫn đến quá trình oxy hóa axit béo tự do và giải phóng chất gây ung thư độc hại gọi là acrolein.
Bản thân dầu chiên đi chiên lại nhiều lần cũng không còn giá trị dinh dưỡng như ban đầu, các vitamin có trong dầu lúc này đã bị phá hủy. Hơn nữa, cặn bị cháy đọng lại sau khi chiên rán thực phẩm vô cùng nguy hiểm, trong khi mắt thường không nhìn thấy hết. Đây chính là tác nhân gây bệnh cho con người, nhất là bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư phổi. Nhất là nếu bạn thường xuyên hít phải khói dầu bên cạnh việc ăn chúng.
4. Đóng kín cửa khi nấu ăn
Nhiều người thích đóng kín cửa khi nấu nướng vì sợ khói dầu bay vào các phòng khác. Cũng có người đóng cửa sổ, lo lắng gió thổi vào sẽ ảnh hưởng đến nấu nướng, không có lợi cho việc hút khói dầu của máy hút mùi.
Nhưng thực tế thì cách làm này rất phản khoa học. Bởi trong không gian kín, chúng ta sẽ hít phải rất nhiều khói dầu, gây bệnh cho hệ thống hô hấp, đặc biệt là phổi. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe hãy giữ cho không gian bếp thông thoáng khi nấu ăn. Tốt nhất là mở cả cửa chính và cửa sổ, đồng thời vẫn bật máy hút mùi. Như vậy, lượng khói không bị hấp thụ bởi máy hút mùi cũng sẽ thoát ra ngoài nhanh hơn.
5. Không đánh rửa kỹ nồi chảo khi chuyển món
Thói quen này không hề hiếm gặp chút nào. Lý do có thể là do lười biếng, ngại đánh rửa nồi chảo nhiều lần. Cũng có thể là do bận rộn, muốn tiết kiệm thời gian, hoặc muốn tận dụng phần dầu mỡ thừa còn sót lại để nấu tiếp các món khác.
Nhưng cần phải hiểu rằng, nếu bạn không rửa nồi, chảo sau khi nấu, dư lượng thực phẩm và chất béo còn lại trong món ăn trước đó đã được làm nóng ở nhiệt độ cao sẽ tiếp tục bị nấu. Quá trình này tạo ra chất benzopyrene, là 1 chất gây ung thư nguy hiểm.
Không nên dùng một một chiếc nồi, chảo nấu nhiều món khác nhau mà không rửa kỹ sau mỗi món (Ảnh minh họa)
Đồng thời, việc không rửa nồi để nấu tiếp món khác còn ảnh hưởng đến màu sắc và mùi vị của món ăn tiếp theo. Nó cũng làm món ăn bốc khói nhiều hơn, không chỉ gây khó chịu cho thính giác, thị giác mà còn tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Link bài gốc: 5 thói quen nấu nướng vô tình dẫn đến bệnh ung thư phổi
WHO cũng nhiều lần cảnh báo xu hướng tăng về số ca mắc và trẻ về hóa độ tuổi ở ung thư phổi qua từng năm. Còn xét về nguyên nhân gây ung thư phổi, có thể kể tới 8 nhóm phổ biến sau đây:
- Hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc thụ động.
- Bức xạ, phơi nhiễm bức xạ - phóng xạ, randon…
- Tiếp xúc với các hóa chất độc hại, chất gây hại cho phổi như: amiăng, diesel, asen, niken, thạch tín, berili, cadmium, crom, isocyanate, polyurethane…
- Sống và/hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi.
- Tiền sử bệnh phổi. Ví dụ: lao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản mạn tính, khí phế thủng có thể gây viêm và sẹo ở phổi, dễ gây ung thư phổi.
- Thực hiện xạ trị khu vực ngực làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
- Di truyền.
- Tiếp xúc với khói bếp, khói dầu trong quá trình nấu nướng hoặc hít phải nấm mốc thường xuyên.
Trong đó, nhóm nguyên nhân cuối cùng có tỷ lệ gặp phải rất cao nhưng lại ít được biết tới.
5 thói quen trong bếp làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi
Trên thực tế, căn bếp tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn chúng ta thường nghĩ. Theo WHO, lượng khói bốc lên từ bếp hoặc đám cháy trong nhà có liên quan đến khoảng 1,6 triệu ca tử vong mỗi năm ở các nước đang phát triển. Nghĩa là cứ 20 giây thì lại có 1 người mất mạng vì chúng mà nguyên nhân tử vong phần lớn liên quan đến ung thư, nhất là ung thư phổi.
Khói dầu, khói thức ăn trong quá trình nấu nướng cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi (Ảnh minh họa)
Đây cũng là lý do khiến rất nhiều người, đặc biệt là phụ nữ mắc bệnh ung thư phổi dù không hề hút thuốc hay hít phải khói thuốc. Vì vậy, chuyên gia khuyên bạn nên thay đổi ngay 5 thói quen xấu trong nhà bếp sau đây để bảo vệ bản thân và gia đình:
1. Để dầu sôi đến bốc khói
Không ít người có thói quen chiên, rán thực phẩm trong chảo dầu bốc khói với suy nghĩ dầu nóng sẽ làm món ăn ngon hơn. Tuy nhiên, khi dầu ăn bị bốc khói tức là nó sản sinh nhiều chất độc hại. Trong đó có chất gây ung thư hàng đầu benzopyrene và peroxide.
Khi xâm nhập vào cơ thể người chúng có thể làm thay đổi cấu trúc, hướng và chức năng của DNA trong cơ thể con người, gây ra ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư gan và ung thư phổi. Hơn nữa, bản thân khói dầu ăn cũng được WHO xếp hạng vào nhóm chất gây ung thư 2A, là nhóm các hợp chất "có thể gây ung thư trên người" cùng với thịt đỏ.
2. Không dùng hoặc tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu
Nhiều nghiên khẳng định khói dầu và khói đồ ăn làm tăng nguy cơ gây ra bệnh ung thư phổi, đặc biệt là các món chiên, rán, nướng. Chưa kể nếu bạn sử dụng các loại thịt, thực phẩm chế biến sẵn khi nấu ăn thì sẽ sinh ra nhiều chất độc hại trong khói, không khí.
Nếu hít phải các loại khói này thường xuyên, có thể gây buồn nôn, khó chịu ở mũi họng và gây chóng mặt, tức ngực. Đối với những người có bệnh về đường hô hấp, khói này sẽ làm bệnh nặng hơn và gây ra bệnh hen suyễn và viêm họng. Vì vậy các chuyên gia khuyến nghị nên dùng máy hút mùi trong nhà bếp.
Nhưng cũng có nhiều người có thói quen tắt ngay máy hút mùi sau khi nấu ăn xong, khiến các loại khói độc, khói dầu, thậm chí là khí ga chưa bị hút hết luẩn quẩn trong không khí. Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất là sau khi nấu ăn xong 10 - 15 phút mới tắt máy hút mùi. Đồng thời, khi nấu ăn nên đậy nắp vung để giảm khói, mở cửa sổ để khí thải tản khỏi bếp nhanh hơn.
3. Tái sử dụng dầu ăn nhiều lần
Nghiên cứu tại Đại học Illinois (Mỹ) chỉ ra rằng, dầu ăn được đun nóng nhiều lần sẽ bị phân hủy chất béo trung tính, dẫn đến quá trình oxy hóa axit béo tự do và giải phóng chất gây ung thư độc hại gọi là acrolein.
Bản thân dầu chiên đi chiên lại nhiều lần cũng không còn giá trị dinh dưỡng như ban đầu, các vitamin có trong dầu lúc này đã bị phá hủy. Hơn nữa, cặn bị cháy đọng lại sau khi chiên rán thực phẩm vô cùng nguy hiểm, trong khi mắt thường không nhìn thấy hết. Đây chính là tác nhân gây bệnh cho con người, nhất là bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư phổi. Nhất là nếu bạn thường xuyên hít phải khói dầu bên cạnh việc ăn chúng.
4. Đóng kín cửa khi nấu ăn
Nhiều người thích đóng kín cửa khi nấu nướng vì sợ khói dầu bay vào các phòng khác. Cũng có người đóng cửa sổ, lo lắng gió thổi vào sẽ ảnh hưởng đến nấu nướng, không có lợi cho việc hút khói dầu của máy hút mùi.
Nhưng thực tế thì cách làm này rất phản khoa học. Bởi trong không gian kín, chúng ta sẽ hít phải rất nhiều khói dầu, gây bệnh cho hệ thống hô hấp, đặc biệt là phổi. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe hãy giữ cho không gian bếp thông thoáng khi nấu ăn. Tốt nhất là mở cả cửa chính và cửa sổ, đồng thời vẫn bật máy hút mùi. Như vậy, lượng khói không bị hấp thụ bởi máy hút mùi cũng sẽ thoát ra ngoài nhanh hơn.
5. Không đánh rửa kỹ nồi chảo khi chuyển món
Thói quen này không hề hiếm gặp chút nào. Lý do có thể là do lười biếng, ngại đánh rửa nồi chảo nhiều lần. Cũng có thể là do bận rộn, muốn tiết kiệm thời gian, hoặc muốn tận dụng phần dầu mỡ thừa còn sót lại để nấu tiếp các món khác.
Nhưng cần phải hiểu rằng, nếu bạn không rửa nồi, chảo sau khi nấu, dư lượng thực phẩm và chất béo còn lại trong món ăn trước đó đã được làm nóng ở nhiệt độ cao sẽ tiếp tục bị nấu. Quá trình này tạo ra chất benzopyrene, là 1 chất gây ung thư nguy hiểm.
Không nên dùng một một chiếc nồi, chảo nấu nhiều món khác nhau mà không rửa kỹ sau mỗi món (Ảnh minh họa)
Đồng thời, việc không rửa nồi để nấu tiếp món khác còn ảnh hưởng đến màu sắc và mùi vị của món ăn tiếp theo. Nó cũng làm món ăn bốc khói nhiều hơn, không chỉ gây khó chịu cho thính giác, thị giác mà còn tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Link bài gốc: 5 thói quen nấu nướng vô tình dẫn đến bệnh ung thư phổi
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
MSB gần tăng trần, khối ngoại gom mạnh TPB phiên 5/9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu quy hoạch Đại học Bách khoa Hà Nội trên...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Căn nhà hơn 5 tỉ, rao bán chưa đầy hai tuần đã có...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đàn ông sau 50 tuổi vượt qua 3 ‘rào cản trường...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu