TIN MỚI
Trong báo cáo mới nhất về thị trường bất động sản thương mại, Savills Việt Nam nhấn mạnh, thị trường bán lẻ tại Việt Nam suy yếu dần kể từ tháng 2 khi dịch bệnh Covid 19 bùng phát và tiếp theo là tháng 4, tháng 7.
Trong quý 3/2020, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giảm 0,1% theo năm, so với mức 12% trong quý 2 do những tác động của dịch bệnh Covid-19. Đến tháng 9/2020, tổng doanh thu ngành này giảm xuống còn 40 tỷ USD, giảm 2% theo năm. Tuy nhiên, trong khi doanh thu của ngành bán lẻ hàng hóa tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái thì ngành F&B thực phẩm và ăn uống lại giảm mạnh 39%.
Tác động của đại dịch lên thị trường bán lẻ đã ảnh hưởng đến bất động sản thương mại.
Trong quý 3/2020, nguồn cung tại Tp.HCM là 1,5 triệu m2, công suất cho thuê trung bình là 94%, giảm 2 điểm phần trăm theo năm. Đại dịch đã khiến một số nhà bán lẻ, chủ yếu ở các khu vực ngoài trung tâm phải chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển địa điểm thuê.
Mặc dù vậy, giá thuê vẫn ổn định so với cùng kỳ năm trước, do các chủ đầu tư có diện tích đã được lấp đầy miễn cưỡng điều chỉnh giá thuê hoặc áp dụng các ưu đãi ngắn hạn, ví dụ như giảm phí dịch vụ hàng tháng hoặc giảm giá thuê 30% cho khách thuê mới trong vài tháng.
Nhà phố cho thuê chịu tác động mạnh nhất bởi khách thuê là doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ bị mất doanh thu đột ngột. Nhiều chuỗi thực phẩm và ăn uống F&B và chuỗi cửa hàng thời trang phải đóng cửa những chi nhánh hay địa điểm có doanh thu kém, làm tăng diện tích trống chung của cả thị trường.
Kể từ đầu tháng hai, nhiều nhà bán lẻ đã không gia hạn hợp đồng thuê. Những người muốn giữ lại các vị trí đắc địa sau đại dịch phải tạm thời đóng cửa hoặc tìm cách giảm giá thuê. Khảo sát gần đây của Savills cho thấy khách thuê mong muốn chiết khấu lên đến -40% so với mức -20% tối đa được đưa ra.
Savills dự báo, vào năm 2021, hơn 80% nguồn cung bán lẻ mới sẽ ở các khu vực ngoài trung tâm. Khi người tiêu dùng đối mặt với việc mất thu nhập, các nhà phát triển đang trì hoãn việc ra mắt các sản phẩm mới.
Một cuộc khảo sát của Savills vào quý 3/2020 cho thấy nhiều khách thuê ngành F&B và thời trang đã đóng cửa hoặc giảm diện tích thuê. Xu hướng giảm quy mô này có khả năng tiếp tục trong trung hạn.
Tuy nhiên, sự kết hợp giữa các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh sớm, cải cách cơ chế hỗ trợ, quản trị tài chính của Chính phủ và các chương trìnhkích thích toàn cầu đã làm tăng kỳ vọng phục hồi ở Việt Nam. Theo báo cáo gần đây nhất của ADB, Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng GDP cao nhất ở châu Á với 6,8% năm 2021.
“Giá thuê thấp hơn có thể sẽ tạo động lực cho ngành trong khi các nhà bán lẻ truyền thống sẽ cần phải đổi mới các chiến lược phù hợp hơn. Hầu hết các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi Covid-19 như F&;B, phòng tập và rạp chiếu phim sẽ phục hồi nhanh hơn sau cuộc khủng hoảng vì người tiêu dùng sẽ nhanh chóng đón nhận ‘bình thường” sau nhiều tháng giãn cách xã hội. Các lĩnh vực mở rộng hình thức trực tuyến mạnh mẽ hơn như thời trang có thể thấy lợi nhuận chậm hơn khi xem xét sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng sang bán hàng trực tuyến”, ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc, Savills Việt Nam nhấn mạnh.
Vneconomy
Link bài gốc: 2020 - Năm đại hạn của bất động sản thương mại
Trong báo cáo mới nhất về thị trường bất động sản thương mại, Savills Việt Nam nhấn mạnh, thị trường bán lẻ tại Việt Nam suy yếu dần kể từ tháng 2 khi dịch bệnh Covid 19 bùng phát và tiếp theo là tháng 4, tháng 7.
Trong quý 3/2020, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giảm 0,1% theo năm, so với mức 12% trong quý 2 do những tác động của dịch bệnh Covid-19. Đến tháng 9/2020, tổng doanh thu ngành này giảm xuống còn 40 tỷ USD, giảm 2% theo năm. Tuy nhiên, trong khi doanh thu của ngành bán lẻ hàng hóa tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái thì ngành F&B thực phẩm và ăn uống lại giảm mạnh 39%.
Tác động của đại dịch lên thị trường bán lẻ đã ảnh hưởng đến bất động sản thương mại.
Trong quý 3/2020, nguồn cung tại Tp.HCM là 1,5 triệu m2, công suất cho thuê trung bình là 94%, giảm 2 điểm phần trăm theo năm. Đại dịch đã khiến một số nhà bán lẻ, chủ yếu ở các khu vực ngoài trung tâm phải chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển địa điểm thuê.
Mặc dù vậy, giá thuê vẫn ổn định so với cùng kỳ năm trước, do các chủ đầu tư có diện tích đã được lấp đầy miễn cưỡng điều chỉnh giá thuê hoặc áp dụng các ưu đãi ngắn hạn, ví dụ như giảm phí dịch vụ hàng tháng hoặc giảm giá thuê 30% cho khách thuê mới trong vài tháng.
Nhà phố cho thuê chịu tác động mạnh nhất bởi khách thuê là doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ bị mất doanh thu đột ngột. Nhiều chuỗi thực phẩm và ăn uống F&B và chuỗi cửa hàng thời trang phải đóng cửa những chi nhánh hay địa điểm có doanh thu kém, làm tăng diện tích trống chung của cả thị trường.
Kể từ đầu tháng hai, nhiều nhà bán lẻ đã không gia hạn hợp đồng thuê. Những người muốn giữ lại các vị trí đắc địa sau đại dịch phải tạm thời đóng cửa hoặc tìm cách giảm giá thuê. Khảo sát gần đây của Savills cho thấy khách thuê mong muốn chiết khấu lên đến -40% so với mức -20% tối đa được đưa ra.
Savills dự báo, vào năm 2021, hơn 80% nguồn cung bán lẻ mới sẽ ở các khu vực ngoài trung tâm. Khi người tiêu dùng đối mặt với việc mất thu nhập, các nhà phát triển đang trì hoãn việc ra mắt các sản phẩm mới.
Một cuộc khảo sát của Savills vào quý 3/2020 cho thấy nhiều khách thuê ngành F&B và thời trang đã đóng cửa hoặc giảm diện tích thuê. Xu hướng giảm quy mô này có khả năng tiếp tục trong trung hạn.
Tuy nhiên, sự kết hợp giữa các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh sớm, cải cách cơ chế hỗ trợ, quản trị tài chính của Chính phủ và các chương trìnhkích thích toàn cầu đã làm tăng kỳ vọng phục hồi ở Việt Nam. Theo báo cáo gần đây nhất của ADB, Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng GDP cao nhất ở châu Á với 6,8% năm 2021.
“Giá thuê thấp hơn có thể sẽ tạo động lực cho ngành trong khi các nhà bán lẻ truyền thống sẽ cần phải đổi mới các chiến lược phù hợp hơn. Hầu hết các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi Covid-19 như F&;B, phòng tập và rạp chiếu phim sẽ phục hồi nhanh hơn sau cuộc khủng hoảng vì người tiêu dùng sẽ nhanh chóng đón nhận ‘bình thường” sau nhiều tháng giãn cách xã hội. Các lĩnh vực mở rộng hình thức trực tuyến mạnh mẽ hơn như thời trang có thể thấy lợi nhuận chậm hơn khi xem xét sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng sang bán hàng trực tuyến”, ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc, Savills Việt Nam nhấn mạnh.
Vneconomy
Link bài gốc: 2020 - Năm đại hạn của bất động sản thương mại
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Một ''ông lớn'' ngân hàng chuẩn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
USD tăng vọt, vàng lao dốc tiếp, nhân dân tệ thấp...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Miss Earth 2020 - Lindsey Coffey: Tôi muốn chuyển...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sau đợt sa thải ồ ạt hồi năm 2020, ngân hàng đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tòa văn phòng Bamboo Airways của FLC đã được sở hữu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
OCB công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2021: Lợi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu