Sáng 28/10, tại phiên thảo luận về về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã giải trình, làm rõ một số vấn đề trong lĩnh vực tài nguyên môi trường.
Giải trình về nội dung quản lý đất đai, mà cụ thể là việc lãng phí đất đai do các dự án chậm tiến độ dự án treo trong thời gian vừa qua, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, ý kiến các đại biểu về những vấn đề tồn tại bất cập đã được chỉ ra khi tổng kết Nghị quyết 19, xây dựng Nghị quyết 18 và trong báo cáo tổng kết về Luật Đất đai.
"Trước đây, có 28.155 ha tại các dự án chậm tiến độ, thời gian vừa qua đã giải quyết được trên 10.000 ha, như vậy hiễn vẫn còn 18.000 ha chưa xử lý", ông Hà thông tin.
Lý giải nguyên nhân của vấn đề này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, thứ nhất là do chậm giải phóng mặt bằng. Thứ hai là do các quy hoạch thay đổi. Thứ ba là do các nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án kém năng lực. Thứ tư, trong quá trình xử lý các vấn đề về pháp luật Đất đai và pháp luật khác có liên quan có những khoản chồng chéo…
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh quan điểm không làm thất thoát tài sản Nhà nước, không để lợi dụng hợp thức hóa những sai phạm… khi xử lý các dự án chậm tiến độ
Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Chính phủ đã lập một Đề án để tập trung xử lý tại 4 thành phố có khoảng 2.000 dự án chậm tiến độ, từ đó sẽ đưa ra các phương án để xử lý, đề xuất các cấp có thẩm quyền giải quyết thời gian tới. Trong đó, những vấn đề lớn sẽ báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị giao cho các cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý.
Với góp ý của các Đại biểu trong những nội dung vướng mắc về lĩnh vực đất đai Bộ trưởng cho biết sẽ được nghiên cứu tiếp thu và đưa vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tuy nhiên, từ nay đến năm 2024, để giải quyết vấn đề này cần ban hành các Nghị quyết theo thẩm quyền của Quốc hội hoặc Nghị định theo thẩm quyền của Chính phủ, hoặc các quy định của địa phương từ đó sẽ đưa ra một cơ chế để giải quyết những vấn đề tồn tại vướng mắc, phổ biến hiện nay.
Theo Bộ trưởng, trên cơ sở Đề án đã áp dụng đối với 4 tỉnh, thành phố, sau đó sẽ xem xét, tính toán với các địa phương khác trong cả nước.
"Việc xử lý các dự án chậm tiến độ phải trên cơ sở phải bám sát nguyên tắc không làm thất thoát tài sản của Nhà nước; không để lợi dụng hợp thức hóa những sai phạm; không làm ảnh hưởng đến người dân", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Giải trình về vấn đề tránh lợi ích nhóm, lợi dụng chính sách đất đai, Bộ trưởng cho biết, Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) lần này sẽ tập trung rất cụ thể vào vấn đề như: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, định giá đất… hầu hết các phương thức giao đất sẽ đấu thầu, đấu giá để đảm bảo công khai, minh bạch.
Bởi việc định giá hiện nay theo quy định của Luật Đất đai gồm khung giá, bảng giá và định giá cụ thể nhưng khung giá, bảng giá hiện nay không sát thị trường do cơ sở dữ liệu thông tin về đất đai, giá đất được thu thập và không đầy đủ, chính xác.
"Trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này sẽ thay đổi phương pháp định giá trên cơ sở xây dựng những điều kiện khác để thực hiện như: cơ sở dữ liệu về đất đai, giá đất, quy định về các hợp đồng, quy định chế định trách nhiệm phải qua sàn giao dịch và đăng ký đối với người dân… thì mới giải quyết được vấn đề này", Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.
Kon Tum mạnh tay xử lý các dự án chậm tiến độ, vi phạm quy định pháp luật
Link bài gốc: 18.000 ha đất dự án chậm tiến độ chưa được giải quyết
Giải trình về nội dung quản lý đất đai, mà cụ thể là việc lãng phí đất đai do các dự án chậm tiến độ dự án treo trong thời gian vừa qua, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, ý kiến các đại biểu về những vấn đề tồn tại bất cập đã được chỉ ra khi tổng kết Nghị quyết 19, xây dựng Nghị quyết 18 và trong báo cáo tổng kết về Luật Đất đai.
"Trước đây, có 28.155 ha tại các dự án chậm tiến độ, thời gian vừa qua đã giải quyết được trên 10.000 ha, như vậy hiễn vẫn còn 18.000 ha chưa xử lý", ông Hà thông tin.
Lý giải nguyên nhân của vấn đề này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, thứ nhất là do chậm giải phóng mặt bằng. Thứ hai là do các quy hoạch thay đổi. Thứ ba là do các nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án kém năng lực. Thứ tư, trong quá trình xử lý các vấn đề về pháp luật Đất đai và pháp luật khác có liên quan có những khoản chồng chéo…
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh quan điểm không làm thất thoát tài sản Nhà nước, không để lợi dụng hợp thức hóa những sai phạm… khi xử lý các dự án chậm tiến độ
Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Chính phủ đã lập một Đề án để tập trung xử lý tại 4 thành phố có khoảng 2.000 dự án chậm tiến độ, từ đó sẽ đưa ra các phương án để xử lý, đề xuất các cấp có thẩm quyền giải quyết thời gian tới. Trong đó, những vấn đề lớn sẽ báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị giao cho các cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý.
Với góp ý của các Đại biểu trong những nội dung vướng mắc về lĩnh vực đất đai Bộ trưởng cho biết sẽ được nghiên cứu tiếp thu và đưa vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tuy nhiên, từ nay đến năm 2024, để giải quyết vấn đề này cần ban hành các Nghị quyết theo thẩm quyền của Quốc hội hoặc Nghị định theo thẩm quyền của Chính phủ, hoặc các quy định của địa phương từ đó sẽ đưa ra một cơ chế để giải quyết những vấn đề tồn tại vướng mắc, phổ biến hiện nay.
Theo Bộ trưởng, trên cơ sở Đề án đã áp dụng đối với 4 tỉnh, thành phố, sau đó sẽ xem xét, tính toán với các địa phương khác trong cả nước.
"Việc xử lý các dự án chậm tiến độ phải trên cơ sở phải bám sát nguyên tắc không làm thất thoát tài sản của Nhà nước; không để lợi dụng hợp thức hóa những sai phạm; không làm ảnh hưởng đến người dân", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Giải trình về vấn đề tránh lợi ích nhóm, lợi dụng chính sách đất đai, Bộ trưởng cho biết, Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) lần này sẽ tập trung rất cụ thể vào vấn đề như: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, định giá đất… hầu hết các phương thức giao đất sẽ đấu thầu, đấu giá để đảm bảo công khai, minh bạch.
Bởi việc định giá hiện nay theo quy định của Luật Đất đai gồm khung giá, bảng giá và định giá cụ thể nhưng khung giá, bảng giá hiện nay không sát thị trường do cơ sở dữ liệu thông tin về đất đai, giá đất được thu thập và không đầy đủ, chính xác.
"Trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này sẽ thay đổi phương pháp định giá trên cơ sở xây dựng những điều kiện khác để thực hiện như: cơ sở dữ liệu về đất đai, giá đất, quy định về các hợp đồng, quy định chế định trách nhiệm phải qua sàn giao dịch và đăng ký đối với người dân… thì mới giải quyết được vấn đề này", Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.
Kon Tum mạnh tay xử lý các dự án chậm tiến độ, vi phạm quy định pháp luật
Link bài gốc: 18.000 ha đất dự án chậm tiến độ chưa được giải quyết
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Quảng Ninh sẽ có 18.000 căn NƠXH đến năm 2030
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bộ GTVT đề xuất hơn 18.000 tỷ đồng xây cao tốc Ninh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thuê 'chiến thần tóp tóp' bán phá giá chai dầu gội...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bình Dương bán đấu giá gần 18.000 ha đất gắn với...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hơn một thập kỷ, 'siêu' dự án hơn 18.000 tỷ ở Phú...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
USD chạm đáy 9 tháng, vàng vượt ngưỡng 1.900 USD...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu