Vui buồn chuyện bếp núc của du học sinh

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
Bên cạnh niềm vui khi được sang nước ngoài học tập, thì nhiều bạn đang phải dở khóc dở cười khi lần đầu phải nấu ăn.

Những khó khăn ban đầu


Có nhiều bạn lúc còn ở nhà được ba mẹ cưng chiều, chỉ đợi tới giờ là được gọi xuống ăn, ăn xong thì có người rửa chén nên những bạn ấy không biết được để nấu một món này thì cần những gia vị gì, hay nấu như thế nào.

Đi du học nghĩa là bạn phải tự lập hoàn toàn, không thể suốt ngày mua đồ ăn sẵn trong siêu thị, chi phí thì đắt đỏ nên nhiều bạn không còn cách nào khác là phải tự tay “lăn” vào bếp để nấu. Sau một thời gian “chiến đấu” với cái bếp thì hầu hết những bạn ấy đều cho rằng chuyện nấu ăn không hề đơn giản như mình nghĩ.

M.Tú (du học sinh Anh) chia sẻ: “Lúc ở nhà mình chỉ có mỗi một việc ăn, chơi, và học, ba mẹ cũng chỉ có mình là con trai nên không để mình đụng tay vào việc nhà. Có lẽ vì thế mà trước khi mình nhận được học bổng qua Anh, ba mẹ lo sốt vó vì mình không biết làm gì thì làm sao sống nổi bên đó. Mẹ mình thì hối hận nếu biết lúc trước đã bày mình học nấu ăn thì bây giờ đã đỡ rồi. Thời gian đầu thì mình đi siêu thị mua những loại thức ăn đơn giản như là trứng để ốp la, thịt và rau nấu canh. Vì có giá sẵn nên mình cũng đỡ hơn. Lần đầu tiên vô bếp để chiên trứng, dầu văng tung tóe, trứng thì cháy đen, họa chiên được 4,5 cái mới được 1 cái ngon lành. Còn canh thì nhớ lời mẹ dặn là cho thịt vào xào trước, sau đó đổ nước vào, khi sôi mới cho rau vô. Thế mà không hiểu sau nồi canh của mình ngọt kinh khủng, đã vậy rau nát bét”.


Ảnh minh họa.​

Chuyện dầu văng, đứt tay, bỏng, cơm cháy, cơm nhão, rau nát… là chuyện xảy ra như cơm bữa với những bạn bắt đầu nấu lần đầu tiên. Thế nhưng, nhiều bạn quyết không nản chí hì hục nấu đi nấu lại cho đến khi món ăn có thể tạm cho là “có thể ăn được” thì mới hài lòng.

Khi đi du học, với những bạn trước đây đã từng làm việc nhà, hay vào bếp nấu ăn thì khi sang đây sẽ đỡ vất vả hơn. Dù là con gái hay con trai nếu không biết nấu ăn thì sẽ rất là vất vả .

K. Huyền (du học sinh tại Nhật) than thở rằng: “Vì sợ món ăn bên đó không hợp khẩu vị nên ba mẹ mình mua rất nhiều gia vị Việt Nam đem sang. Qua được hơn 1 tháng rồi mà mình suốt ngày ăn mì tôm và canh me những đợt giảm giá của những cửa hàng tiện lợi để mua đồ ăn về nhưng đồ ăn Nhật hơi khó ăn một chút. Cũng gần hết mì tôm và tiền mua đồ ăn ngoài khá là tốn kém nên mình mới bắt đầu nghĩ đến việc tự nấu ăn. Ở Nhật, người ta sẽ có một khu bếp riêng, khi nấu ăn thì mình đem nguyên vật liệu tới nấu, xong đó tự dọn dẹp. Món mình làm nhiều nhất chính là thịt gà vì thịt gà bên này rất là rẻ. Mình cũng lên mạng coi thử cách xào thịt gà thế nào cho ngon. Cuối cùng thì mình làm món thịt gà xào mắm, nghe mùi bốc lên thơm phức nhưng khi ăn thì thịt bên trong chưa chín. Thế là mình đành cất thịt gà và bữa đó ăn cơm với mắm.”

Vui buồn chuyện nấu ăn

Những trải nghiệm nấu ăn ban đầu luôn để lại những kỷ niệm dở khóc dở cười. Nhưng trên hết là nhiều bạn đã nhận ra rằng việc nấu ăn không hề dễ dàng như mình đã từng nghĩ. Khi bắt tay vào bếp thì mới thấm thía được cái mệt nhọc, cực khổ mà ba má ở nhà làm.

H.Anh (du học sinh Nhật) tâm sự: “Lúc ở nhà mình chỉ đợi tới giờ cơm mới mò xuống ăn, có khi ba má kêu lên kêu xuống mà mình vẫn lỳ ở trong phòng, có khi lại bắt ba má bưng cơm lên tận phòng. Còn bây giờ, mọi thứ đều phải tự làm, không làm thì ai làm cho mình, muốn ăn thì phải lăn vào bếp. Nhưng cũng nhờ cái nấu ăn này mà mình mới nhận ra rằng con gái rất vất vả, nếu sau này có người yêu mình không hy vọng rằng cô ấy nấu ăn ngon nhưng ít ra thì cũng biết nấu được vài món”.



Có thể nói rằng tình bạn giữa những du học sinh xích lại gần nhau hơn thông qua những buổi tụ tập cùng nhau nấu ăn, chuyện trò, picnic. Những đứa con trai mà nấu ăn ngon thì càng nhận được sự tán dương từ mọi người, còn con gái thì được khen là đảm đang. Nhiều bạn còn đùa với nhau rằng sau này mà có thất nghiệp thì mình sẽ trở thành đầu bếp.

Ở một số nước thì việc nấu ăn không phải tại phòng riêng của mình, họ sẽ có một khu chuyên biệt dành cho việc nấu ăn. Lúc đó bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng những món ăn “tự chế” hoặc những món “đặc trưng” riêng của rất nhiều bạn.

M.Tuấn (du học sinh Nhật) chia sẻ: “Lần đầu nấu ăn mình nấu món thịt rim, mình nhớ rõ công thức là phải cho dầu vào, đổ thịt vào sau đó nêm gia vị rồi xào thịt cho đến khi nó xoăn lại. Lúc đó thịt sẽ có màu đỏ au trông rất bắt mắt. Mình còn hớn hở khoe với người bạn Trung Quốc là sắp có một đĩa thịt cực kỳ ngon làm nó chăm chú theo dõi mình từ đầu đến cuối. Không hiểu thế nào thịt mình xào nó cứ dính vào đế xoong, mình tức quá đổ nước vào nó làm một cái xèo xèo và sau đó thì nồi thịt rim của mình đã trở thành món canh thịt. Bữa đó nó được một phen cười bể bụng còn mình thì quê ra mặt. Sau này nhờ có nó mà mình mới biết được để có món thịt đỏ au thì mình phải thắng đường, rim ngọt, sau một thời gian mày mò cuối cùng mình đã có được một món thịt rim ngon lành. Cũng từ đó, mình và nó đã trở thành bạn thân thiết và thường chia sẻ những món ăn của đất nước mình.”

Tạm kết

Đi du học chính là dịp để ta trưởng thành và tự lập hơn. Có đôi lúc sẽ nhớ những hương vị của mẹ nấu nhưng rồi chính những điều ấy sẽ giúp ta có động lực hơn mà phấn đấu học tập để còn trở về quê hương.
Theo Kenh14


(Sưu tầm và chia sẻ bởi Sinhvienthamdinh.Com)
 

News

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,307
Bài viết
63,527
Thành viên
86,388
Thành viên mới nhất
km88ulive1

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN