TIN MỚI
Trao đổi với PV Infonet vào chiều 19/8, bà Nguyễn Thị Hiền – Chủ tài khoản Facebook “Hien Nguyen” xác nhận bà đã chuyển trả lại 36 triệu đồng cho người chuyển nhầm, đồng thời khẳng định không hề có ý định câu like.
Liên quan đến vụ việc, cư dân mạng vội vã chia sẻ status của tài khoản “Hien Nguyen” đăng tải ngày 18/8 với nội dung cảnh báo về “Một trò lừa mới” được cho là của nhóm hoạt động tín dụng đen. Nội dung status có đoạn: "Chủ Nhật vừa rồi tài khoản ngân hàng của mình tự nhiên nhận được khoản tiền trị giá 36 triệu đồng với nội dung 'cô Hiền mượn'. Truy tìm mãi không biết ai gửi tiền thì có một phụ nữ gọi điện thoại nói là chuyển nhầm và xin lại. Tiền chuyển nhầm thì đương nhiên phải trả lại rồi".
Tỏ ra là một người cảnh giác, chủ tài khoản Facebook này viết: "Biết là có gì đó không ổn nên mình ra ngân hàng yêu cầu in sổ phụ và xem tiền của ai chuyển thì được biết đó là của một người đàn ông và chuyển từ Vietcombank với nội dung là cho Hiền vay trong thời hạn 45 ngày. Nếu mình hấp tấp trả tiền cho người phụ nữ kia thì sau đó hết thời hạn 45 ngày. Chủ tài khoản tên Lương Thanh Văn sẽ xuất hiện và đòi khoản tiền 36 triệu đồng cùng tiền lãi cắt cổ. Nếu bạn không trả thì sẽ cho xã hội đen tới quấy phá vì có bằng chứng chuyển tiền với nội dung cho vay trên điện thoại".
Status của tài khoản “Hien Nguyen” đăng tải ngày 18/8 với nội dung cảnh báo về “Một trò lừa mới” được cho là của nhóm hoạt động tín dụng đen đã được cộng đồng mạng nhanh chóng chia sẻ mà không cần kiểm chứng
Bài viết nhanh chóng được cư dân mạng vội vã chia sẻ mà không cần kiểm chứng. Trong khi đó, chỉ cần chậm lại để phân tích qua vấn đề sẽ dễ dàng nhận thấy, không có đủ căn cứ để khẳng định đây là một chiêu lừa đảo, hay ép vay với lãi suất cao.
Trao đổi với PV Infonet vào chiều 19/8, bà Nguyễn Thị Hiền – Chủ tài khoản Facebook “Hien Nguyen” xác nhận bà đã chuyển trả lại 36 triệu đồng cho người chuyển nhầm là Lương Thanh Vân, đồng thời khẳng định không hề có ý định câu like, hay tung tin giả. Được biết, bà Hiền là chủ một doanh nghiệp kinh doanh ô tô đã qua sử dụng có trụ sở tại TP.HCM.
“Tôi thừa nhận là đã vội vã khi đăng tin này. Tôi là dân kinh doanh nên đương nhiên không muốn những chuyện như thế này xảy ra, vậy thì việc gì tôi phải câu like”, bà Hiền bày tỏ sự ấm ức khi bị cho rằng mình cố tình tung tin giả để câu like.
Theo chia sẻ từ bà Hiền, ngay sau khi nhận được cuộc gọi đầu tiên đề nghị chuyển trả lại số tiền 36 triệu đồng chuyển nhầm, bà đã yêu cầu bên kia chứng minh họ chính là người chuyển nhầm. Đồng thời yêu cầu Sacombank (nơi bà Hiền mở tài khoản) cung cấp thông tin cá nhân người đã chuyển khoản để đối chiếu. Tuy nhiên, phía Sacombank trả lời phải đợi 45 ngày mới có kết quả, trong khi phía Vietcombank (nơi người chuyển tiền mở tài khoản) không cung cấp thông tin khách hàng chuyển tiền.
“Mình có quyền phân tích vấn đề, nếu chưa xác minh chính xác mà đã vội chuyển trả lại thì ngày mai lại có người khác đến nhận là người đã chuyển tiền cho tôi thì sao. Nếu để xảy ra thì tức là mình đã bị lừa, do vậy tôi thấy mình cần phải đề phòng mọi rủi ro cho mình,” bà Hiền nói.
Sau khi xác định đúng là có chuyện chuyển nhầm tiền và không hề có dấu hiệu lừa đảo ở đây. Bà Hiền đã gỡ status nói trên.
Phía người phụ nữ chuyển nhầm tiền sau khi nhận lại tiền đã yêu cầu bà Hiền công khai xin lỗi.
Tuy nhiên, bà Hiền cho biết: “Khi nồi nước đang sôi thì mỗi bên nên rút bớt lửa đi, còn nếu lôi chuyện ra thì hoàn toàn khác. Ai cũng có cái lý của mình, nếu nội dung chuyển tiền không có câu “Cô Hiền mượn” thì tôi đã không viết lên mạng xã hội như thế”.
Trong khi đó, chia sẻ trên mạng xã hội, bà Lương Thanh Vân cho hay việc chuyển nhầm là do có sự trùng tên người nhận, trước đó bà Vân cũng đã có giao dịch chuyển tiền (thanh toán tiền mua xe) cho bà Nguyễn Thị Hiền nên có lưu lại số tài khoản thụ hưởng trên hệ thống ngân hàng điện tử của Vietcombank. Cũng chính vì giao dịch trước đó nên bà Vân tra được số điện thoại cá nhân của bà Hiền.
Sau khi gọi điện cho bà Hiền để xin nhận lại số tiền 36 triệu đồng đã chuyển nhầm, bà Vân được yêu cầu phải có xác nhận từ phía ngân hàng. Phía ngân hàng hướng dẫn tra soát qua điện thoại và xác nhận “đợi vài ngày là nhận được tiền trả lại”. Đó là lý do bà Lương Thanh Vân không liên lạc lại với bà Hiền, khiến bà Hiền nghi ngờ về một vụ lừa đảo.
Với những diễn biến như trên, có thể thấy không hề có dấu hiệu của tội lừa đảo hay ép buộc cho vay lãi suất cao. Mặc dù vậy, do quá cảnh giác nên chủ tài khoản “Hien Nguyen” đã đăng tin cảnh báo mọi người. Bản thân bà Hiền cũng không ngờ tốc độ và lượng người chia sẻ lại lớn như vậy.
Trao đổi với PV về sự việc, bà Lương Thanh Vân nói ngắn gọn, “tôi cũng muốn nhắn nhủ cộng đồng mạng là trước khi muốn share thì hay tìm hiểu kĩ thông tin xác thực rồi hãy đăng để tránh ảnh hưởng đến người khác”.
Còn theo ông Lê Quốc Vinh – Chủ tịch Tập đoàn Truyền thông Le Bros và là một người hoạt động tích cực trong việc ngăn chặn tin giả trên mạng xã hội – nhiều bạn bè trên Facebook của ông dù biết trường hợp này (lừa đảo ép vay tiền) rất khó xảy ra và không có thật, nhưng họ vẫn chia sẻ để cảnh báo một khả năng lừa đảo. “Tuy nhiên, fake vẫn là fake”, ông Vinh nói.
Diễn biến mới vụ Citigroup chuyển nhầm 900 triệu USD: Một vài công ty kiên quyết không trả lại tiền, phía Citi phải cầu cứu tòa án
Infonet
Link bài gốc: Vụ tranh cãi 'lừa chuyển nhầm tiền để ép vay nặng lãi': Người trong cuộc nói gì?
Trao đổi với PV Infonet vào chiều 19/8, bà Nguyễn Thị Hiền – Chủ tài khoản Facebook “Hien Nguyen” xác nhận bà đã chuyển trả lại 36 triệu đồng cho người chuyển nhầm, đồng thời khẳng định không hề có ý định câu like.
Liên quan đến vụ việc, cư dân mạng vội vã chia sẻ status của tài khoản “Hien Nguyen” đăng tải ngày 18/8 với nội dung cảnh báo về “Một trò lừa mới” được cho là của nhóm hoạt động tín dụng đen. Nội dung status có đoạn: "Chủ Nhật vừa rồi tài khoản ngân hàng của mình tự nhiên nhận được khoản tiền trị giá 36 triệu đồng với nội dung 'cô Hiền mượn'. Truy tìm mãi không biết ai gửi tiền thì có một phụ nữ gọi điện thoại nói là chuyển nhầm và xin lại. Tiền chuyển nhầm thì đương nhiên phải trả lại rồi".
Tỏ ra là một người cảnh giác, chủ tài khoản Facebook này viết: "Biết là có gì đó không ổn nên mình ra ngân hàng yêu cầu in sổ phụ và xem tiền của ai chuyển thì được biết đó là của một người đàn ông và chuyển từ Vietcombank với nội dung là cho Hiền vay trong thời hạn 45 ngày. Nếu mình hấp tấp trả tiền cho người phụ nữ kia thì sau đó hết thời hạn 45 ngày. Chủ tài khoản tên Lương Thanh Văn sẽ xuất hiện và đòi khoản tiền 36 triệu đồng cùng tiền lãi cắt cổ. Nếu bạn không trả thì sẽ cho xã hội đen tới quấy phá vì có bằng chứng chuyển tiền với nội dung cho vay trên điện thoại".
Status của tài khoản “Hien Nguyen” đăng tải ngày 18/8 với nội dung cảnh báo về “Một trò lừa mới” được cho là của nhóm hoạt động tín dụng đen đã được cộng đồng mạng nhanh chóng chia sẻ mà không cần kiểm chứng
Bài viết nhanh chóng được cư dân mạng vội vã chia sẻ mà không cần kiểm chứng. Trong khi đó, chỉ cần chậm lại để phân tích qua vấn đề sẽ dễ dàng nhận thấy, không có đủ căn cứ để khẳng định đây là một chiêu lừa đảo, hay ép vay với lãi suất cao.
Trao đổi với PV Infonet vào chiều 19/8, bà Nguyễn Thị Hiền – Chủ tài khoản Facebook “Hien Nguyen” xác nhận bà đã chuyển trả lại 36 triệu đồng cho người chuyển nhầm là Lương Thanh Vân, đồng thời khẳng định không hề có ý định câu like, hay tung tin giả. Được biết, bà Hiền là chủ một doanh nghiệp kinh doanh ô tô đã qua sử dụng có trụ sở tại TP.HCM.
“Tôi thừa nhận là đã vội vã khi đăng tin này. Tôi là dân kinh doanh nên đương nhiên không muốn những chuyện như thế này xảy ra, vậy thì việc gì tôi phải câu like”, bà Hiền bày tỏ sự ấm ức khi bị cho rằng mình cố tình tung tin giả để câu like.
Theo chia sẻ từ bà Hiền, ngay sau khi nhận được cuộc gọi đầu tiên đề nghị chuyển trả lại số tiền 36 triệu đồng chuyển nhầm, bà đã yêu cầu bên kia chứng minh họ chính là người chuyển nhầm. Đồng thời yêu cầu Sacombank (nơi bà Hiền mở tài khoản) cung cấp thông tin cá nhân người đã chuyển khoản để đối chiếu. Tuy nhiên, phía Sacombank trả lời phải đợi 45 ngày mới có kết quả, trong khi phía Vietcombank (nơi người chuyển tiền mở tài khoản) không cung cấp thông tin khách hàng chuyển tiền.
“Mình có quyền phân tích vấn đề, nếu chưa xác minh chính xác mà đã vội chuyển trả lại thì ngày mai lại có người khác đến nhận là người đã chuyển tiền cho tôi thì sao. Nếu để xảy ra thì tức là mình đã bị lừa, do vậy tôi thấy mình cần phải đề phòng mọi rủi ro cho mình,” bà Hiền nói.
Sau khi xác định đúng là có chuyện chuyển nhầm tiền và không hề có dấu hiệu lừa đảo ở đây. Bà Hiền đã gỡ status nói trên.
Phía người phụ nữ chuyển nhầm tiền sau khi nhận lại tiền đã yêu cầu bà Hiền công khai xin lỗi.
Tuy nhiên, bà Hiền cho biết: “Khi nồi nước đang sôi thì mỗi bên nên rút bớt lửa đi, còn nếu lôi chuyện ra thì hoàn toàn khác. Ai cũng có cái lý của mình, nếu nội dung chuyển tiền không có câu “Cô Hiền mượn” thì tôi đã không viết lên mạng xã hội như thế”.
Trong khi đó, chia sẻ trên mạng xã hội, bà Lương Thanh Vân cho hay việc chuyển nhầm là do có sự trùng tên người nhận, trước đó bà Vân cũng đã có giao dịch chuyển tiền (thanh toán tiền mua xe) cho bà Nguyễn Thị Hiền nên có lưu lại số tài khoản thụ hưởng trên hệ thống ngân hàng điện tử của Vietcombank. Cũng chính vì giao dịch trước đó nên bà Vân tra được số điện thoại cá nhân của bà Hiền.
Sau khi gọi điện cho bà Hiền để xin nhận lại số tiền 36 triệu đồng đã chuyển nhầm, bà Vân được yêu cầu phải có xác nhận từ phía ngân hàng. Phía ngân hàng hướng dẫn tra soát qua điện thoại và xác nhận “đợi vài ngày là nhận được tiền trả lại”. Đó là lý do bà Lương Thanh Vân không liên lạc lại với bà Hiền, khiến bà Hiền nghi ngờ về một vụ lừa đảo.
Với những diễn biến như trên, có thể thấy không hề có dấu hiệu của tội lừa đảo hay ép buộc cho vay lãi suất cao. Mặc dù vậy, do quá cảnh giác nên chủ tài khoản “Hien Nguyen” đã đăng tin cảnh báo mọi người. Bản thân bà Hiền cũng không ngờ tốc độ và lượng người chia sẻ lại lớn như vậy.
Trao đổi với PV về sự việc, bà Lương Thanh Vân nói ngắn gọn, “tôi cũng muốn nhắn nhủ cộng đồng mạng là trước khi muốn share thì hay tìm hiểu kĩ thông tin xác thực rồi hãy đăng để tránh ảnh hưởng đến người khác”.
Còn theo ông Lê Quốc Vinh – Chủ tịch Tập đoàn Truyền thông Le Bros và là một người hoạt động tích cực trong việc ngăn chặn tin giả trên mạng xã hội – nhiều bạn bè trên Facebook của ông dù biết trường hợp này (lừa đảo ép vay tiền) rất khó xảy ra và không có thật, nhưng họ vẫn chia sẻ để cảnh báo một khả năng lừa đảo. “Tuy nhiên, fake vẫn là fake”, ông Vinh nói.
Diễn biến mới vụ Citigroup chuyển nhầm 900 triệu USD: Một vài công ty kiên quyết không trả lại tiền, phía Citi phải cầu cứu tòa án
Infonet
Link bài gốc: Vụ tranh cãi 'lừa chuyển nhầm tiền để ép vay nặng lãi': Người trong cuộc nói gì?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Từ cuối tháng 7 Âm lịch là lúc 4 con giáp này may...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thành phố ngầm 10 triệu mét vuông lộ ra dưới lâu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đàn ông sau 50 tuổi vượt qua 3 ‘rào cản trường...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu