Với 10/12 chỉ tiêu xếp hạng bị hạ thấp, Việt Nam đã giảm 6 bậc trong bản báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2011-2012 vừa được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố, đứng vị trí thứ 65 trên tổng số 142 quốc gia được xếp hạng.
Lạm phát là vấn đề nan giải nhất của nền kinh tế
Với vị trí thứ 65 của năm nay thì khi so với các quốc gia Đông Nam Á khác được đánh giá trong bảng xếp hạng như Singapore, Malaysia, Indonesia, Brunei, khoảng cách giữa Việt Nam và các quốc gia này đang ngày càng xa (Singapore xếp thứ 2, Malaysia xếp thứ 21, Brunei xếp thứ 28, và Indonesia xếp thứ 46).
Cụ thể, trong số 12 tiêu chí được WEF đưa vào đánh giá, Việt Nam có tới 10 tiêu chí bị hạ bậc so với năm ngoái. Và chỉ nhờ vào những cải thiện đáng kể về môi trường kinh tế vĩ mô (xếp thứ 65, tăng 20 bậc so với năm ngoái, nước ta mới không bị hạ bậc thêm nữa.
Tuy nhiên, ngay cả trong tiêu chí có mức cải thiện rõ rệt nhất này, một số vấn đề của nền kinh tế vĩ mô vẫn còn tồn tại. Thâm hụt ngân sách năm 2010 của Việt Nam vẫn ở mức cao, chiếm 6% của GDP, và lạm phát hiện đang lên đến mức gần hai con số.
Dù trong năm 2011 chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp để kiềm chế lạm phát, tình hình lạm phát của nước ta vẫn hết sức phức tạp. Theo thống kê của WEF, có 16,7% số người được hỏi cho rằng lạm phát đang là vấn đề nan giải nhất của nền kinh tế, chiếm vị trí số một. Tiếp theo là khả năng tiếp cận các nguồn tài chính (15,8%), chính sách thiếu tính ổn định (11,8%),...
WEF nhận định, để tiếp tục đà tăng trưởng trong thời gian tới, Việt Nam cần phải xây dựng nền kinh tế dựa trên những thế mạnh của mình đồng thời giải quyết hàng loạt những thách thức đặt ra.
Hiện tại, Việt Nam có những điểm mạnh như thị trường lao động hiệu quả (chiếm vị trí thứ 46/142 nước), tiềm năng đổi mới (đứng thứ 66) có thể thúc đẩy sự phát triển, cùng quy mô thị trường tương đối lớn (đứng thứ 33), do được hưởng lợi nhiều từ hoạt động xuất khẩu.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều những thách thức được đặt ra trong tương lai. Sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế khiến hệ thống giao thông (đứng thứ 123) và cảng biển (đứng thứ 111) chưa thể đáp ứng kịp nhu cầu.
Thêm vào đó, nếu muốn duy trì khả năng cạnh tranh của mình, Việt Nam cũng cần phải có những đổi mới trong việc thực thi thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính ở Việt Nam được xem là khá nặng nề (xếp thứ 113), với số lượng thủ tục lớn và nhiều công đoạn cồng kềnh. Trung bình các doanh nghiệp phải mất tới 44 ngày và trải qua 9 công đoạn mới có thể hoàn thành hết các thủ tục để bắt đầu hoạt động.
Ngoài ra, các vấn đề khác như quyền sở hữu trí tuệ (xếp thứ 127), vấn đề đào tạo và giáo dục chất lượng cao (xếp thứ 103), và nạn tham những tràn lan (xếp thứ 104) cũng là những yếu tố cần được cải thiện trong thời gian tới.
Thu nhập bình quân đầu người ngày càng thấp
Theo số liệu được WEF công bố, đến cuối năm 2010, dân số Việt Nam là 89 triệu người. Tổng thu nhập quốc nội đạt 103,6 tỷ USD, tương đương 0,37% GDP của thế giới. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.174 USD/năm.
Tuy nhiên, dù mức thu nhập đã được cải thiện đáng kể, đưa Việt Nam gần trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, thì thống kê của WEF trong vòng 25 năm qua lại cho thấy thu nhập của người dân Việt Nam so với mức trung bình của các quốc gia đang phát triển ở châu Á ngày một thấp hơn. Năm 1985, thu nhập của người lao động Việt Nam gần như tương đương với mức trung bình của các quốc gia đang phát triển khác tại châu Á. Nhưng đến năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đã thấp hơn mức trung bình này gần 2000 USD.
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2011-2012 ra đời trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Nền kinh tế đang có sự chuyển mình, từ các nước phát triển sang những nền kinh tế mới nổi khác. Các nhà hoạch định chính sách thì đang đau đầu đề tìm ra phương thức quản lý nền kinh tế khi nó đang ngày một phức tạp.
VEF
Lạm phát là vấn đề nan giải nhất của nền kinh tế
Với vị trí thứ 65 của năm nay thì khi so với các quốc gia Đông Nam Á khác được đánh giá trong bảng xếp hạng như Singapore, Malaysia, Indonesia, Brunei, khoảng cách giữa Việt Nam và các quốc gia này đang ngày càng xa (Singapore xếp thứ 2, Malaysia xếp thứ 21, Brunei xếp thứ 28, và Indonesia xếp thứ 46).
Cụ thể, trong số 12 tiêu chí được WEF đưa vào đánh giá, Việt Nam có tới 10 tiêu chí bị hạ bậc so với năm ngoái. Và chỉ nhờ vào những cải thiện đáng kể về môi trường kinh tế vĩ mô (xếp thứ 65, tăng 20 bậc so với năm ngoái, nước ta mới không bị hạ bậc thêm nữa.
Tuy nhiên, ngay cả trong tiêu chí có mức cải thiện rõ rệt nhất này, một số vấn đề của nền kinh tế vĩ mô vẫn còn tồn tại. Thâm hụt ngân sách năm 2010 của Việt Nam vẫn ở mức cao, chiếm 6% của GDP, và lạm phát hiện đang lên đến mức gần hai con số.
Dù trong năm 2011 chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp để kiềm chế lạm phát, tình hình lạm phát của nước ta vẫn hết sức phức tạp. Theo thống kê của WEF, có 16,7% số người được hỏi cho rằng lạm phát đang là vấn đề nan giải nhất của nền kinh tế, chiếm vị trí số một. Tiếp theo là khả năng tiếp cận các nguồn tài chính (15,8%), chính sách thiếu tính ổn định (11,8%),...
Lạm phát hiện là vấn đề đáng lo ngại nhất của nền kinh tế (Nguồn: WEF)
WEF nhận định, để tiếp tục đà tăng trưởng trong thời gian tới, Việt Nam cần phải xây dựng nền kinh tế dựa trên những thế mạnh của mình đồng thời giải quyết hàng loạt những thách thức đặt ra.
Hiện tại, Việt Nam có những điểm mạnh như thị trường lao động hiệu quả (chiếm vị trí thứ 46/142 nước), tiềm năng đổi mới (đứng thứ 66) có thể thúc đẩy sự phát triển, cùng quy mô thị trường tương đối lớn (đứng thứ 33), do được hưởng lợi nhiều từ hoạt động xuất khẩu.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều những thách thức được đặt ra trong tương lai. Sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế khiến hệ thống giao thông (đứng thứ 123) và cảng biển (đứng thứ 111) chưa thể đáp ứng kịp nhu cầu.
Thêm vào đó, nếu muốn duy trì khả năng cạnh tranh của mình, Việt Nam cũng cần phải có những đổi mới trong việc thực thi thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính ở Việt Nam được xem là khá nặng nề (xếp thứ 113), với số lượng thủ tục lớn và nhiều công đoạn cồng kềnh. Trung bình các doanh nghiệp phải mất tới 44 ngày và trải qua 9 công đoạn mới có thể hoàn thành hết các thủ tục để bắt đầu hoạt động.
Ngoài ra, các vấn đề khác như quyền sở hữu trí tuệ (xếp thứ 127), vấn đề đào tạo và giáo dục chất lượng cao (xếp thứ 103), và nạn tham những tràn lan (xếp thứ 104) cũng là những yếu tố cần được cải thiện trong thời gian tới.
Thu nhập bình quân đầu người ngày càng thấp
Theo số liệu được WEF công bố, đến cuối năm 2010, dân số Việt Nam là 89 triệu người. Tổng thu nhập quốc nội đạt 103,6 tỷ USD, tương đương 0,37% GDP của thế giới. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.174 USD/năm.
Thu nhập bình quân đầu người của người Việt Nam ngày thấp hơn so với mức trung bình của các quốc gia đang phát triển tại châu Á (Nguồn: WEF)
Tuy nhiên, dù mức thu nhập đã được cải thiện đáng kể, đưa Việt Nam gần trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, thì thống kê của WEF trong vòng 25 năm qua lại cho thấy thu nhập của người dân Việt Nam so với mức trung bình của các quốc gia đang phát triển ở châu Á ngày một thấp hơn. Năm 1985, thu nhập của người lao động Việt Nam gần như tương đương với mức trung bình của các quốc gia đang phát triển khác tại châu Á. Nhưng đến năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đã thấp hơn mức trung bình này gần 2000 USD.
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2011-2012 ra đời trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Nền kinh tế đang có sự chuyển mình, từ các nước phát triển sang những nền kinh tế mới nổi khác. Các nhà hoạch định chính sách thì đang đau đầu đề tìm ra phương thức quản lý nền kinh tế khi nó đang ngày một phức tạp.
Trong bản báo cáo Năng lực cạnh tranh 2011-2012, Thụy Sĩ vẫn đứng đầu bảng xếp hạng. Singapore vượt qua Thụy Điển đứng ở vị trí thứ hai. Nhật Bản là quốc gia còn lại của châu Á có mặt trong top 10, tuy nhiên cũng đã rớt 3 bậc so với năm ngoái. Các quốc gia châu Âu khác là Thụy Điển, Phần Lan, Đức, Hà Lan, Đan Mạch và Anh lần lượt chiếm các vị trí còn lại trong top 10.
Theo Quốc Dũng
Bài tương tự bạn quan tâm
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thêm “ông lớn” ngân hàng cho khách vay tiền để trả...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nữ sinh Việt trúng suất thực tập công ty 'Big...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống ngày càng "lên hương", vợ streamer giàu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rộn ràng hình ảnh cờ đỏ sao vàng trên những chuyến...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Từ 1/9 được vay ngân hàng này để trả nợ ngân hàng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu